Cách rèn luyện kỹ năng thuyết trình giúp tự tin trước đám đông

Bạn là một người rụt rè khi phải thuyết trình đứng trước đám đông? Bạn không biết phải ứng xử như thế nào với những tình huống khó? Đừng lo, chỉ cần nắm được những kỹ năng thuyết trình mà muahangdambao.com chia sẻ dưới đây là bạn hoàn toàn có thể tự tin hơn mà không hề sợ hãi rồi.

Tìm hiểu khái niệm kỹ năng thuyết trình là gì?

Kỹ năng thuyết trình chính là khả năng truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả và hấp dẫn nhất đến một nhóm người nghe. Người thuyết trình cần hướng tới mục tiêu cuối cùng là giúp người nghe hiểu được những gì mình đang nói, giải quyết 1 vấn đề nào đó hay chỉ đơn giản là tiếp nhận một thông tin mới.

Kỹ năng thuyết trình tốt sẽ giúp người nghe hiểu được nội dung trao đổi
Kỹ năng thuyết trình tốt sẽ giúp người nghe hiểu được nội dung trao đổi

Để thuyết trình đạt hiệu quả tốt nhất, người thuyết trình cần thực hiện các bước chuẩn bị thật tỉ mỉ. Kỹ năng thuyết trình thành thạo hay không cũng phần nào được nhìn nhận qua khâu chuẩn bị này. Và nó thường bao gồm những yếu tố như cấu trúc của bài thuyết trình, slides, giọng điệu, ngôn ngữ hình thể, v.v..

Kỹ năng thuyết trình tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh, người ta sử dụng cụm từ “presentation skills” để nói về kỹ năng thuyết trình. Ví dụ: The top ways to improve your presentation skills, public speaking, and speech delivery. (Dịch Việt: Top những cách để cải thiện kỹ năng thuyết trình và truyền tải trước đám đông).

Các yếu tố hình thành nên một buổi thuyết trình hiệu quả

Một bài thuyết trình hiệu quả thường bao gồm những yếu tố như sau: 

– Người thuyết trình phải có phong thái tự tin,  nói chuyện thoải mái, tự nhiên.

– Có phần mở đầu và kết thúc tạo được ấn tượng sâu sắc, thu hút sự chú ý của người nghe.

– Cấu trúc của bài thuyết trình phải logic, khoa học, mạch lạc, không lan man sang những vấn đề khác.

– Giọng nói của người thuyết trình dễ nghe, rõ ràng và truyền được cảm hứng.

– Có sự tương tác, trao đổi với người nghe xuyên suốt buổi thuyết trình. 

– Có thái độ và phản hồi tích cực về những thắc mắc của khán giả với mình.

– Cung cấp thêm những thông tin mới mẻ, hữu ích.

– Thời gian thuyết trình phải thật hợp lý, không quá dài cũng không quá ngắn.

Tạo ấn tượng với người nghe bằng giọng nói truyền cảm
Tạo ấn tượng với người nghe bằng giọng nói truyền cảm

Cách rèn luyện các kỹ năng thuyết trình trước đám đông hiệu quả nhất

Kết hợp linh hoạt với ngôn ngữ hình thể

Để phần thuyết trình của bạn thêm hấp dẫn và cuốn hút người nghe, bạn đừng bỏ qua cách sử dụng ngôn ngữ hình thể nhé. Khi bạn kết hợp giữa lời nói với cử chỉ thì bài thuyết trình của bạn không chỉ gây ấn tượng mạnh đến người nghe mà còn tác động trực tiếp tới não bộ, giúp trí nhớ của họ ghi lại rõ ràng hơn. Khi đó bài thuyết trình của bạn sẽ trở nên ý nghĩa hơn nhiều. 

Ví dụ, bạn hãy chú ý đến giáo viên của bạn, khi lên lớp họ luôn kết hợp linh hoạt ngôn ngữ cơ thể vào bài giảng của mình. Đơn giản chỉ là cách kết hợp ngôn ngữ cùng với bàn tay, ánh mắt hay sử dụng thêm các công cụ hỗ trợ như bảng, phấn, slide để thuyết trình mà thôi.

Không nên tỏ ra quá căng thẳng

Căng thẳng, lo lắng chính là nguyên nhân khiến cho bạn thiếu đi sự tự tin khi thuyết trình trước đám đông. Để khắc phục điều này, bạn hãy để cho não bộ của mình thật thoải mái và tránh bị stress. 

Bạn hãy nghĩ rằng, bạn hoàn toàn có thể tự tin nói được thì bạn sẽ thành công. Khi bạn ở trong một tâm thế thoải mái thì bạn sẽ có một kết quả thuyết trình tốt nhất và bài thuyết trình của bạn sẽ được người nghe tiếp nhận nhanh chóng hơn.

Đừng quá căng thẳng, hãy tự tin với bài thuyết trình của mình
Đừng quá căng thẳng, hãy tự tin với bài thuyết trình của mình

Chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung trước khi thuyết trình

Bước chuẩn bị là bước vô cùng quan trọng và không được bỏ qua. Nội dung thuyết trình sẽ quyết định tới 70% bài thuyết trình của bạn có hiệu quả hay không. 

Ví dụ, dù bạn là người tự tin khi đứng thuyết trình trước đám đông nhưng nội dung chuẩn bị của bạn lại khá sơ sài và không hấp dẫn người nghe thì đó sẽ là một điểm trừ lớn cho bạn. 

Và ngược lại, khi bạn đã chuẩn bị kỹ nội dung thì dù bạn có thiếu tự tin 1 chút đi chăng nữa thì cũng vẫn được đánh giá cao vì bạn đã dành thời gian chuẩn bị cho bài thuyết trình của mình thật tốt, chỉ vì bạn chưa tự tin khi thuyết trình nên kết quả không được như mong đợi mà thôi. Tuy nhiên, bạn cũng cần có ý thức luyện tập kỹ năng này dần dần để phục vụ công việc sau này.

Luyện tập lại nhiều lần trước buổi thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng là một người có khả năng giao tiếp tốt. Do đó, bạn hoàn toàn có thể trau dồi thêm kỹ năng thuyết trình hiệu quả bằng cách luyện tập nó thường xuyên. 

Bạn có biết, một chương trình truyền hình có thể phát sóng trực tiếp suốt hai tiếng đồng hồ mà không xảy ra bất cứ 1 sai sót nào từ MC là do họ đã luyện tập trước đó rất nhiều lần không? 

Luyện tập nói thật nhiều lần trước gương để trôi chảy hơn
Luyện tập nói thật nhiều lần trước gương để trôi chảy hơn

Nếu muốn buổi thuyết trình của mình cũng diễn ra trơn tru như vậy thì hãy luyện nói thật nhiều nhé! Điều này không chỉ giúp bạn nhớ được những gì cần nói mà còn giúp bạn phát hiện được lỗi sai của chính mình đấy. 

Liên tục có sự tương tác với người nghe

Mặc dù là 1 bài thuyết trình nhưng cũng không nên quá khô khan và cứng nhắc. Bởi nếu trong khoảng thời gian thuyết trình dài mà chỉ một người thuyết trình và những người còn lại chỉ ngồi nghe sẽ vô cùng nhàm chán và không đem lại hiệu quả. 

Do vậy, bạn hãy kết hợp hài hòa giữa người nói với người nghe bằng cách đặt ra các câu hỏi gợi mở để có sự tương tác giữa 2 bên. Khi ấy bài thuyết trình của bạn sẽ trở nên hiệu quả hơn rất nhiều, bạn cũng không cần phải lo lắng khi ghi nhớ quá nhiều kiến thức cùng một lúc. 

Sự tương tác giữa người nói với người nghe không chỉ tạo nên bầu không khí sôi nổi cho buổi thuyết trình mà đó còn là lúc mọi người có chút thời gian để nghỉ ngơi sau khi não bộ đã phải tư duy về câu hỏi mở mà bạn đặt ra. Đây chính là bí quyết được đánh giá là khá hiệu quả khi thuyết trình.

Lắng nghe những góp ý của người nghe và cải thiện chúng

Đừng chỉ quá tập trung vào những gì mình đang nói mà hãy để ý tới thái độ và phản ứng của khán giả. Chú ý cảm xúc của họ, quan sát xem liệu họ có đang cảm thấy bối rối trước những gì mình nói hoặc có vẻ đang thắc mắc điều gì hay không. Nếu có hãy làm rõ ràng ngay và điều chỉnh bất cứ yếu tố nào gây ảnh hưởng như giọng nói hay ngôn từ nhé! 

Vui vẻ tiếp nhận đóng góp của người nghe để cải thiện bản thân
Vui vẻ tiếp nhận đóng góp của người nghe để cải thiện bản thân

Đặc biệt, sau khi đã thuyết trình xong, nếu có thể hãy thu thập góp ý từ người nghe. Tìm hiểu xem họ cảm thấy thế nào về bài nói của bạn, lắng nghe và cải thiện những điểm vẫn còn hạn chế. Đây chính là bước quan trọng để kỹ năng thuyết trình của bạn ngày một tiến bộ hơn đấy. 

Hãy mỉm cười thật nhiều

Mỉm cười chính là yếu tố quan trọng không thể thiếu giúp bạn có một bài thuyết trình hoàn hảo nhất. Bên cạnh đó, việc bạn thường xuyên lan tỏa những giá trị tích cực trong bài thuyết trình thông qua 1 nụ cười sẽ khiến cho khán giả cảm thấy vô cùng thoải mái và hứng thú với những nội dung bạn muốn truyền đạt. 

Tìm hiểu về người nghe của mình

Nếu đám đông ngồi bên dưới là nỗi ám ảnh lớn nhất đối với bạn thì hãy khiến họ trở thành những người “thân thuộc” để giảm bớt phần nào cảm giác xa cách, choáng ngợp. 

Điều này không có nghĩa là bạn phải tìm gặp và làm quen từng người một. Ý chính ở đây là hãy tìm hiểu qua về họ trước buổi thuyết trình để thấu hiểu được họ. Hãy tìm hiểu xem họ là ai, họ muốn nghe những điều gì và vấn để mà họ đang cần được giải quyết là gì. 

Cho dù đến ngày thuyết trình bạn mới có thể gặp được người nghe của mình nhưng tìm hiểu trước về họ có thể sẽ giúp bạn cảm thấy thân thuộc và dễ dàng tương tác hơn với họ đấy. 

Tham gia vào 1 khóa học ngắn về kỹ năng thuyết trình

Thông qua các khóa học, bạn sẽ tích lũy được nhiều các kiến thức, kỹ năng cần thiết để có thể thoát khỏi lo lắng tự tin trình bày ý tưởng của mình một cách sinh động và lôi cuốn nhất trước đám đông.

Tham gia khóa học về thuyết trình để nâng cao kỹ năng
Tham gia khóa học về thuyết trình để nâng cao kỹ năng

Những điều cần tránh để không phá hỏng 1 buổi thuyết trình

– Không có sự luyện tập trước buổi thuyết trình.

– Trang phục không phù hợp với buổi thuyết trình hoặc quá gò bó.

– Nhìn vào giấy và đọc quá nhiều thay vì dùng outline. 

– Quá lạm dụng vào slide thuyết trình.

– Không tương tác, giao tiếp với người nghe.

– Nói lan man, không đi vào trọng tâm, không có điểm nhấn gây chú ý.

– Phần mở đầu và kết thúc quá nhàm chán.

– Có những cử chỉ hoặc lời nói không hay trong khi thuyết trình. 

– Không chú ý tới cảm xúc của người nghe.

Các kỹ năng cần thiết khác:

Kỹ năng thuyết trình tốt không giúp bạn trở thành người giỏi ăn nói nhưng nó chắc chắn giúp bạn mỗi khi nói sẽ có người nghe 1 cách chân thành. Vì vậy hãy trau dồi thêm kỹ năng thuyết trình để nó không còn là điểm yếu hay trở ngại trong công việc và cuộc sống của bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *