Giác ngộ là gì trong phật giáo? Những dấu hiệu giác ngộ

Giác ngộ là một khái niệm đã không còn quá xa lạ đối với chúng ta, đặc biệt là trong giáo lý nhà Phật. Vậy thì giác ngộ là gì? Những dấu hiệu nào cho thấy sự giác ngộ ở một con người? Mời bạn đọc dõi theo bài viết sau đây của muahangdambao.com để tìm được đáp án chính xác nhất nhé!

Giác ngộ là gì?

Giác ngộ hiểu theo nghĩa Hán Việt có nghĩa là thức tỉnh, hiểu rõ một chân lý nào đó trong cuộc sống. Giác ngộ là sự hiểu biết không chỉ bằng những trí thức, lý luận mà còn phải bằng sự cảm nhận sâu xa, bằng kinh nghiệm sống trực tiếp. Do vậy, đôi khi giác ngộ cũng được gọi với cái tên khác là tuệ giác.

Thế nào thì được coi là giác ngộ?
Thế nào thì được coi là giác ngộ?

Tuy nhiên, nếu hiểu một cách đơn giản thì giác ngộ chính là việc từ bỏ đi tật xấu của mình mà sống theo lẽ phải trên đời. Giác ngộ đó thực chất chưa phải là nghĩa giác ngộ của đạo Phật. Đạo Phật nói rằng giác ngộ là sự thấu triệt sâu sắc được lẽ thật nơi con người từ thuở ban sơ cho tới tận cuối cùng, tìm được cái từ xưa đến giờ chúng ta vẫn chưa từng biết.

Một người phàm trần nếu thực sự đạt tới cảnh giới của sự giác ngộ thì sẽ có thể được đắc đạo thành Phật – là đỉnh cao của tiềm năng và sự phát triển của con người, đó cũng chính là mục tiêu quan trọng cứu giúp chúng sinh mà nhà Phật thường hay nói tới.

Sự giác ngộ trong Phật giáo là gì?

Theo Phật giáo nguyên thủy thì các Phật tử đặc biệt là những người xuất gia trong kiếp làm người sẽ đều cố gắng để tu tập với tâm nguyện đã được giác ngộ ít nhất vào một giai đoạn nào đó trong bốn giai đoạn, tức là được giác ngộ từng phần.

Còn theo cách nói thông thường thì khi một người hiểu biết được một phần nào đó của giáo lý thì sẽ được khen là đã hiểu được một phần, đã nắm được sự “giác ngộ từng phần”.

Tuy nhiên sự giác ngộ “từng phần” ấy cũng phải là sự hiểu biết giác ngộ “trọn vẹn” cái chủ đề từng phần đó, chứ không phải chỉ đơn giản là sự hiểu biết sơ sài hay một phần nhỏ nào về chủ đề đó! Chính vì vậy, trong một ý nghĩa cứu cánh thì “giác ngộ” vẫn là giác ngộ, là sự hiểu biết và chứng biết 1 cách “trọn vẹn” chứ không phải chỉ là từng phần.

Ví dụ: “Giác ngộ hoàn toàn” thực ra giống như một bể nước sôi, còn “giác ngộ từng phần” lại giống như  một  ly  nước sôi, rất nhỏ so với 1 bể nước sôi.  Tuy  nhiên, nước sôi ở trong bể hay là nước trong ly đều cần phải đạt 100 độ C thì mới có thể được gọi là nước sôi. Chứ nếu nước nóng 90 độ C sẽ không phải là nước sôi. Sự hiểu biết sơ sài và không hoàn toàn về một  điều gì thì cũng không phải là một sự giác ngộ và cũng không được coi là một sự “giác ngộ từng phần” nào hết.

Giác ngộ trong Phật giáo cần có sự hiểu biết sâu rộng
Giác ngộ trong Phật giáo cần có sự hiểu biết sâu rộng

Và sẽ chỉ có người thực sự giác ngộ mới biết được mình đã giác ngộ như thế nào còn những người khác sẽ không thể biết được. Trong Giới Luật đạo Phật thì cũng có điều cấm một tu sĩ chưa giác ngộ mà thông báo rằng mình đã chứng đắc giác ngộ.

Niết bàn cũng như vậy, đây là trạng thái tâm không thể tả được của một người đã giác ngộ hoàn toàn, đã giải thoát bản thân hoàn toàn khỏi mọi khổ đau và ràng buộc với thế giới này. Không ai có thể hiểu được cảm giác ấy ngoài những người đã đắc niết bàn.

Giác ngộ tiếng Anh là gì?

Bởi giác ngộ là một từ Hán Việt nên rất khó để có thể dịch nó sang tiếng Anh nên những từ sau đây chỉ mang tính chất tương đối, không thể toát lên hết được ý nghĩa của giác ngộ.

Theo đó, khi nhắc đến giác ngộ thì người ta sẽ dùng “enlightenment” nhiều nhất. Bên cạnh đó cũng có thể là awake, disillusionize, disillusion,… Phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau mà bạn hãy sử dụng sao cho thích hợp nhất, tránh làm người khác khó hiểu nhé!

Ví dụ: By their efforts, Buddhists hope to gain enlightenment. (Dịch Việt: Các Phật tử luôn tin rằng thông qua những cố gắng của bản thân, họ sẽ có thể được giác ngộ.)

Xem thêm: Thiền là gì? Ngồi thiền có tác dụng gì? Những mặt trái của thiền định

8 điều giác ngộ trong đạo Phật bao gồm những gì?

Là 1 đệ tử của Phật thì nên hết lòng, ngày cũng như đêm, đọc tụng và quán niệm sâu sắc về tám điều mà các bậc đại nhân đã giác ngộ từ xa xưa:

  • Điều thứ nhất là cần giác ngộ rằng vạn pháp là vô thường và vô ngã. Quán sát về tính vô thường và vô ngã của vạn pháp thì sẽ có thể tránh được khổ đau và dần dần đạt tới sự giải thoát và an lạc.
  • Điều thứ hai là giác ngộ được rằng càng nhiều ham muốn thì sẽ càng gặp phải nhiều khổ đau. Giảm bớt ham muốn cũng tức là làm cho đời mình bớt khổ.
  • Điều thứ ba chính là giác ngộ rằng tri túc chắc chắn sẽ đem tới an lạc. Biết sống đơn giản, an yên thì sẽ có thì giờ và tâm lực để có thể tu đạo và để giúp đời.
  • Điều thứ tư là giác ngộ rằng chỉ có sự tinh cần mới có thể đưa ta đến quả vị của giác ngộ. Lười biếng và chỉ biết hưởng thụ sẽ chỉ đưa ta đến sự đọa lạc, rơi vào thế giới của ma chướng và sự phiền não.
  • Điều thứ năm là phải giác ngộ rằng sống trong quên lãng và vô minh thì chính bản thân mình sẽ bị giam hãm đời đời trong cõi sinh tử ràng buộc ấy. Chỉ có đời sống chánh niệm và thức tỉnh mới đưa được ta tới sự thành tựu giác ngộ và khả năng giáo hóa tương lai.
8 điều giác ngộ bao gồm những điều nào?
8 điều giác ngộ bao gồm những điều nào?
  • Điều thứ sáu là giác ngộ rằng bố thí chính là một phương tiện vô cùng quan trọng để độ đời người. Vì nghèo khổ mà phần đông chúng ta bị giam hãm trong sự oán hận và căm thù không đáng có, do vậy mà cứ tạo thêm nghiệp xấu lúc nào không hay. Người hành đạo sẽ phải thực hiện phép bố thí, coi kẻ ghét người thương giống như nhau, bỏ qua những điều ác mà người ta đã làm đối với chính mình và không đem tâm ghét bỏ những ai đã vì sự nghèo khó mà lỡ phạm phải tội lỗi.
  • Điều thứ bảy chính là giác ngộ rằng người hành đạo tuy đi vào đời để có thể hóa độ mà không bị chìm đắm trong cuộc đời này. Người xuất gia khi đi vào cuộc đời để cứu độ thì chỉ nên lấy y bát làm vật sở hữu duy nhất của bản thân mình, luôn luôn sống nếp sống thanh bạch để hành đạo, giữ phạm hạnh cho thanh cao và đem lòng từ bi của mình mà tiếp xử với tất cả mọi người và mọi loài trong nhân gian.
  • Điều giác ngộ thứ tám là không chỉ bo bo lo việc giải thoát cho riêng mình mà phải biết nỗ lực phục vụ cho kẻ khác để tất cả cùng hướng về nẻo giác ngộ.

Những dấu hiệu giác ngộ là gì?

Nhiều người vẫn luôn tự nhận mình là người tu hành cao và sở hữu nhiều trí tuệ. Đây là sự ngộ nhận của đại đa số các hành giả hiện nay, vì đó thực ra chỉ là một hình thức tinh vi của sự mê muội mà thôi, đó là tự tay đóng khóa linh hồn của mình lại.

Bởi vì sự thức tỉnh và giác ngộ thường nằm ngoài tầm hiểu biết của đầu óc và vốn đã tồn tại song song với tất cả mọi người. Chúng ta sẽ dần dần trở nên giảm dần những ham muốn trần tục cũng như sự phụ thuộc vào vật chất. Và cũng sớm hiểu ra rằng những điều này sẽ chỉ mang đến đau khổ triền miên cho ta mà thôi.

Chúng ta đang dần có khuynh hướng tìm đến và trở thành những người cao thượng hơn hay biết nhường nhịn người khác hơn trước. Những người thấp cổ bé họng luôn phải chịu thua thiệt, không có tiếng nói trong cộng đồng cũng như là nạn nhân bởi những hệ thống, quy tắc, mô hình ma trận được thành lập trong xã hội này.

Sự giác ngộ được biểu hiện như thế nào?
Sự giác ngộ được biểu hiện như thế nào?

Chúng ta cũng sẽ không còn thắc mắc tình yêu là gì nữa, tại sao nó lại xảy ra và nó từ đâu mà đến v.v.. Chúng ta cũng hiểu rằng nó có mặt ở khắp nơi, trong tất cả mọi người và tồn tại ở tất cả mọi thứ. Nó tràn ngập ở khắp mọi nơi và kéo dài cho đến vô tận.

Chúng ta cũng nhận ra những điểm yếu của chính mình và thấy được vẻ đẹp của sự không hoàn hảo ấy thông qua bản thân của chúng ta. Chúng ta sẽ thường xuyên sống nhã nhặn và tử tế hơn trước: Nếu có lỡ nóng giận hay tỏ ra thô lỗ thì chúng ta cũng sẽ nguôi giận 1 cách rất nhanh và nhìn ra sai lầm của chính mình, và ta thường sẽ xin lỗi những người mà ta vô tình cư xử không tốt.

Chúng ta cũng dần dần không bắt người khác phải thừa nhận những quan điểm cá nhân của mình và trở nên tôn trọng ý kiến của họ hơn. Cơ thể chúng ta cũng có sự thay đổi, ăn ngủ ít hơn nhưng lại khỏe mạnh hơn, thân xác và tư tưởng cũng đều thay đổi theo hướng tích cực. Cụ thể là, giảm bớt sự ham muốn, luôn cảm thấy mãn túc đầy đủ, trao đi yêu thương dễ dàng hơn. Yêu thương vô điều kiện thì hỷ lạc sẽ xuất hiện.

Chúng ta cũng bắt đầu nhìn cuộc đời bằng 1 con mắt khác xưa nhiều. Cảm nhận được nhiều sự yêu thương hơn, cho và nhận tình yêu dễ dàng hơn trước đây, có thể là yêu một ai đó hay trót yêu 1 vùng đất hay con vật. Hãy buông thả mình trong dòng chảy của tình yêu thương tinh khiết đó. Hãy luôn mở lòng từ bi của mình và yêu thương nhiều nhất nhé. Đừng quá nghiêm khắc đối với bản thân của mình.

Xem thêm: Bát chánh đạo là gì? Gồm những gì và ứng dụng trong cuộc sống

Thế nào thì được coi là người giác ngộ?

  • Người giác ngộ có thể là người nam hoặc người nữ. Bạn có thể tìm thấy họ ở trong một tu viện hoặc trong một ngôi nhà ở ngoại ô, trong rừng hoặc ở trong một thị trấn rất nhỏ. Nhưng sự thật thì không có quá nhiều người trong số họ giác ngộ ở những nơi đó như nhiều người vẫn thường nghĩ. Không phải vì sự giác ngộ quá khó khăn mà sự thật đáng buồn là hầu hết con người đều không chịu quan tâm để kéo chính mình ra khỏi vũng lầy của vô minh và sự tham đắm.
  • Lúc đầu, bạn sẽ không thể nhận ra người giác ngộ trong một đám đông bởi vì họ sẽ khá trầm lặng và kín đáo. Nhưng khi mọi thứ bắt đầu trở nên sôi nổi hơn thì khi đó họ mới nổi bật hơn. Khi những người khác bị cơn tức giận làm cho bừng cháy thì người giác ngộ lại lặng yên với tất cả tình yêu thương xung quanh.
  • Khi người khác vẫn còn đang ở trong tình trạng rối loạn vì những cơn khủng hoảng kéo dài thì người giác ngộ vẫn cứ bình tĩnh như trước đây. Trong một cuộc tranh giành đầy điên rồ của nhiều người để đạt được nhiều thứ nhất có thể thì người giác ngộ sẽ là người lặng yên ở trong góc với gương mặt điềm tĩnh.
Người giác ngộ thường rất tĩnh lặng trong thế giới của mình
Người giác ngộ thường rất tĩnh lặng trong thế giới của mình
  • Người giác ngộ luôn luôn không thể hiện ra một ý kiến hay bảo vệ một quan điểm nào cả, trên thực tế người ấy dường như không có bất cứ 1 quan điểm cá nhân nào. Chính vì vậy mà người ta vẫn thường nhầm lẫn người giác ngộ ấy là một người vô cùng ngu xuẩn.
  • Hoặc khi người đó không có sự khó chịu hoặc trả thù, sỉ nhục nhằm nhạo báng ai đó thì người ta lại nghĩ rằng người này không tôn trọng họ. Nhưng người giác ngộ không hề quan tâm những gì họ nghĩ. Người giác ngộ làm như thể mình bị mù nhưng thực chất là đã thấy rõ tất cả mọi thứ đang diễn ra. Mọi người luôn nghĩ rằng người đó yếu ớt nhưng thực sự lại rất mạnh mẽ. Bất kể là từ vẻ bề ngoài thế nào, người giác ngộ luôn sắc bén như lưỡi dao cạo.
  • Khuôn mặt của người đã giác ngộ luôn vô cùng rạng rỡ và thanh thản bởi vì họ không bao giờ cảm thấy lo lắng về những gì đã xảy ra của quá khứ hoặc những gì có thể xảy ra trong tương lai
  • Người giác ngộ có 1 vẻ đẹp vô cùng tự nhiên vì đơn giản họ không làm bất cứ 1 điều gì trên gương mặt hay với ngoại hình của chính mình, mà mọi thứ đều được xuất phát từ chất thiện lành từ chính bên trong con người họ.
  • Người giác ngộ cũng tìm kiếm những nhu cầu cần thiết trong cuộc sống như bao nhiêu người khác nhưng họ sẽ chỉ nhận những gì mà mình cần tới và những nhu cầu của họ thì cũng rất nhỏ. Cuộc sống của những người này rất gọn gàng và đơn giản và họ cảm thấy hài lòng với những gì đang diễn ra ra trên con đường của mình.
  • Người bình thường sẽ ồn ào như tiếng suối chảy róc rách trong khi người giác ngộ lại yên lặng như độ sâu của đại dương bao la. Họ sẽ yêu thích sự tĩnh lặng hơn. Nhưng nói như vậy cũng không có nghĩa là người ấy không bao giờ mở miệng.
  • Tâm của người giác ngộ sẽ không lộn xộn với những ý nghĩ như người bình thường. Khi họ cần ý tưởng thì họ mới suy nghĩ và khi không cần thì họ sẽ để tâm trong trạng thái yên lặng nhất có thể. Tâm của người giác ngộ giống như bầu trời cao không trong sáng, có những đám mây trôi giạt qua nhưng nó vẫn cứ rất cao và rộng, tinh khôi và không hề thay đổi.
  • Mặc dù người giác ngộ luôn vô cùng trong sáng trong tất cả mọi việc thế nhưng họ không nghĩ rằng mình là tốt nhất, tốt bằng hay thua kém đối với bất cứ người nào khác. Những người khác thì vẫn cứ là những người khác, ở đây không hề có nhu cầu phán đoán hay so sánh nào cả. Người giác ngộ thì không ủng hộ hay phản đối bất cứ ai hay là bất cứ điều gì.
Người giác ngộ biết họ cần gì và cần bao nhiêu là đủ
Người giác ngộ biết họ cần gì và cần bao nhiêu là đủ
  • Người giác ngộ sẽ không thấy những điều trong giới hạn giữa thiện và ác, thanh tịnh và bất tịnh, thành công và cả thất bại nữa. Người ấy hiểu rất rõ thế giới nhị nguyên và đã vượt thoát ra khỏi nó. Người giác ngộ cũng đã thoát ra ngoài ý tưởng của sự luân hồi và niết bàn. Vượt thoát ra ngoài mọi thứ, họ tự do tự tại đối với mọi thứ. Không tham muốn, không sợ sệt cũng không tưởng tượng và tỏ ra lo lắng.
  • Trước đó không lâu, người giác ngộ cũng vô cùng lúng túng và không cảm thấy hạnh phúc như những người khác. Vậy họ đã làm thế nào để có được sự tự tại như bây giờ? Thực sự rất đơn giản thôi. Người giác ngộ sẽ dừng lại việc đi tìm kiếm nguyên nhân của tất cả sự đau khổ bên ngoài và bắt đầu nhìn vào bên trong chính bản thân mình. Khi nhìn, họ thấy được rằng những điều mà họ đã nhận tất cả đều không phải là của mình. Và khi ấy, họ buông xả mọi thứ, không còn vướng mắc vào những điều không có thật nữa.
  • Bởi vì người giác ngộ đã hoàn tất nhiệm vụ của mình và không có gì thêm để thực hiện nên người giác ngộ sẽ dành phần lớn thời gian của mình để ngồi yên lặng chú ý tới những việc của bản thân. Đối với người bình thường thì cuộc sống của người đã giác ngộ sẽ có vẻ giống như một người đần độn vậy.
  • Người giác ngộ sẽ cảm thấy hạnh phúc để chờ đợi một cơ hội tốt như thế cho đến cho khi kết thúc và khi cái chết cuối cùng được diễn ra. Họ ra đi mà không hề sợ hãi và cảm thấy không còn gì phải hối tiếc. Sau khi qua đời thì điều gì sẽ xảy ra đối với người giác ngộ? Nhiều học giả đã đưa ra những tranh cãi về điều này trong nhiều thế kỷ qua. Nhưng bạn sẽ không thể tìm thấy nơi mà người giác ngộ đã đi đến cũng như bạn sẽ chẳng thể tìm thấy đường đi của một con chim khi chúng đang bay tự do trên bầu trời.

Xem thêm: Cúng dường Tam Bảo là gì? Vật phẩm lễ cúng dường gồm những gì?

Mong rằng những thông tin nói trên đã giúp bạn đọc hiểu được giác ngộ nghĩa là gì trong đạo Phật cũng như những dấu hiệu cho thấy sự giác ngộ ở một người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *