Thiền là gì? Ngồi thiền có tác dụng gì? Những mặt trái của thiền định

Hiện nay, có rất nhiều người đã lựa chọn việc ngồi thiền để có thể cải thiện các vấn đề liên quan đến sức khỏe thể chất, tinh thần và cả cải thiện cả vóc dáng. Vậy thì ngồi thiền là gì? Có tác dụng ra sao mà nhiều người lựa chọn đến thế? Muahangdambao.com mời bạn đọc quan tâm cùng tìm hiểu thông qua bài chia sẻ dưới đây nhé!

Nội dung bài viết

Tìm hiểu thiền là gì?

Khi nhắc đến thiền, nhiều người thường sẽ nghĩ ngay đến một phương pháp tu tập liên quan đến Phật giáo. Tuy nhiên, trên thực tế thì thiền đã có trước cả khi Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời. Theo đó, thiền có nguồn gốc từ triết học Ấn Độ cổ đại, nó không chỉ xuất hiện ở trong Phật giáo mà còn tồn tại trong nhiều tôn giáo khác như là Kitô giáo, Đạo giáo, Jaina giáo…

Ngồi thiền định là gì?
Ngồi thiền định là gì?

Có rất nhiều cách để định nghĩa về thiền, ví dụ như trong Phật giáo, thiền được dùng để chỉ những phương pháp thực hành nhằm rèn luyện tâm trí. Còn trong yoga, thiền lại là một trạng thái tinh khiết và tập trung cao độ của con người khi tâm trí xuôi chảy không có gì ngăn trở, chúng ta hoàn toàn đắm mình trong ý nghĩ về ý thức xoay quanh vũ trụ. Chính vì vậy thế trong yoga, thiền còn được gọi với cái tên là Dhyana và có nghĩa là “dòng chảy của tâm trí”.

Hoặc theo giải nghĩa của từ điển Cambridge thì thiền là hướng sự chú ý của mình vào một điều duy nhất nào đó và được dùng như một hành động tôn giáo hay một phương tiện để giúp con người lấy lại sự bình tĩnh và làm thư giãn toàn bộ cơ thể.

Một định nghĩa khác lại cho rằng, thiền chính là bất cứ hành động nào nhằm giữ sự chú ý một cách thoải mái nhất vào giây phút hiện tại. Khi tâm an tịnh và chú ý vào giây phút của hiện tại thì bản thân sẽ không còn có những phản ứng đối với các sự việc trong quá khứ hoặc tương lai, mà các sự việc trong quá khứ và tương lai chính là hai nguyên nhân đem đến căng thẳng về thần kinh làm ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta.

Nói tóm lại, dù được diễn đạt rất khác nhau nhưng về bản chất thì các định nghĩa về thiền đều cho thấy đây là 1 phương pháp rèn luyện khả năng tập trung cho con người, từ đó giúp con người trở nên bình tĩnh và lắng dịu hơn để cảm nhận được sự bình an từ sâu thẳm đáy lòng.

Thiền tiếng Anh là gì?

Trong Tiếng Anh thì thiền có nghĩa là “meditation”. Cách phát âm theo kiểu Anh – Anh là /ˌmed.ɪˈteɪ.ʃən/ còn theo kiểu anh Mỹ sẽ là /ˌmed.əˈteɪ.ʃən/.

  • Ví dụ 1: Let us take a few moments to have quiet meditation. (Dịch Việt: Chúng ta hãy dành ra một vài phút để thiền định một cách yên tĩnh nhé!).
  • Ví dụ 2: I left her deep in meditation. (Dịch Việt: Tôi đã để cô ấy đắm chìm trong sự thiền định.)
  • Ví dụ 3: The book is a philosophical meditation of the morality of art. (Dịch Việt: Cuốn sách này là một bài thiền triết học về đạo đức trong nghệ thuật)

Xem thêm: Tứ diệu đế là gì? Tứ diệu đế của phật giáo gồm những gì?

Có những kiểu thiền phổ biến nào?

Hiện nay có 9 kiểu thực hành thiền phổ biến, đó là:

Thiền chánh niệm

Kiểu thiền này được bắt nguồn từ giáo lý Phật giáo và là một kỹ thuật thiền phổ biến ở phương Tây. Trong thiền chánh niệm, người thiền sẽ cần chú ý đến những suy nghĩ của mình khi chúng đang lướt nhẹ qua tâm trí họ. Người thiền sẽ không được đưa ra bất cứ đánh giá, suy nghĩ nào hoặc tham gia vào chúng mà chỉ được quan sát và lưu lại những cảm nhận của chính mình về những luồng suy nghĩ đó mà thôi.

Thiền chánh niệm là phương pháp thiền bắt nguồn từ Phật giáo
Thiền chánh niệm là phương pháp thiền bắt nguồn từ Phật giáo

Thiền chánh niệm chính là sự kết hợp giữa tập trung và nhận thức. Những người tham gia có thể thấy rõ được sự hữu ích khi tập trung vào một đối tượng hoặc hơi thở của mình trong khi đang quan sát bất kỳ cảm giác, suy nghĩ nào của cơ thể. Theo đó, loại thiền này sẽ phù hợp với những người không có giáo viên hướng dẫn bởi vì nó có thể được thực hiện một mình một cách tương đối dễ dàng.

Tâm linh thiền định

Thiền tâm linh được sử dụng rộng rãi trong tôn giáo của các nước phương Đông, chẳng hạn như là Ấn Độ giáo, Đạo giáo và cả trong đức tin Cơ đốc. Tâm linh thiền định cũng tương tự như cầu nguyện ở chỗ đó là chúng ta cần suy ngẫm về sự im lặng ở xung quanh mình và tìm kiếm mối liên hệ sâu sắc hơn với Chúa hoặc cả Vũ trụ. Tinh dầu thơm cũng được sử dụng cùng lúc để nâng cao trải nghiệm tâm linh. Những loại tinh dầu được sử dụng phổ biến sẽ bao gồm:

  • Tinh dầu trầm hương
  • Tinh dầu hiền nhân
  • Tinh dầu cây tuyết tùng
  • Tinh dầu gỗ đàn hương
  • Tinh dầu Palo santo

Thiền tâm linh có thể được thực hiện tại nhà hoặc ở nơi thờ tự. Thực hành tâm linh thiền định sẽ phù hợp với những người yêu thích sự yên tĩnh và đang tìm kiếm sự phát triển tâm linh.

Tập trung thiền

Tập trung thiền là phương pháp yêu cầu người tham gia phải hết sức tập trung sử dụng bất cứ giác quan nào trong số năm giác quan của mình. Ví dụ, chúng ta có thể dồn hết sự tập trung vào điều gì đó bên trong, như là hơi thở hoặc cũng có thể tận dụng những tác động từ bên ngoài để giúp tập trung sự chú ý của mình. Thử đếm các hạt mala, nghe tiếng gõ cồng chiêng hoặc nhìn chằm chằm vào 1 ngọn nến đang cháy.

Thiền tập trung nghe thì có thể đơn giản về lý thuyết nhưng có thể tương đối khó khăn với những người mới bắt đầu tập trung lâu trong vài phút. Nếu người thiền bị phân tâm thì điều quan trọng là phải quay lại thực hành và tập trung lại càng nhiều càng tốt. Đúng như tên gọi, thiền tập trung là phương pháp vô cùng lý tưởng cho bất cứ ai cần tập trung hơn trong cuộc sống của họ.

Thiền chuyển động

Dù phần đông mọi người đều nghĩ tới yoga khi họ nghe đến thiền chuyển động, nhưng cách thiền này còn có thể bao gồm nhiều hoạt động khác như đi bộ qua rừng, làm vườn, tập khí công cùng các hình thức vận động nhẹ nhàng khác. Đó là một hình thức thiền vô cùng tích cực mà những chuyển động của chúng ta chính là nội dung chính của bài tập. Thiền chuyển động rất tốt cho những người đang mong muốn tìm thấy được sự bình yên trong hành động và thích để tâm trí của mình đi lang thang 1 cách vô định.

Thiền chuyển động tương đối giống với yoga
Thiền chuyển động tương đối giống với yoga

Thiền thần chú

Thiền thần chú hay còn được gọi là thiền Mantra. Đây là hình thức thiền vô cùng nổi bật trong nhiều giáo lý, bao gồm cả truyền thống trong Ấn Độ giáo và Phật giáo. Loại thiền này thường dùng âm thanh lặp đi lặp lại để có thể giải tỏa tâm trí. Nó có thể đơn giản chỉ là một từ, cụm từ hoặc âm thanh, chẳng hạn như là từ “Om”. Không quan trọng việc âm thanh đó được phát ra to hay nhỏ. Sau khi bạn đã thực hiện thiền thần chú một thời gian dài thì bạn sẽ cảm thấy bản thân tỉnh táo hơn và hòa hợp hơn với môi trường xung quanh mình. Điều này cũng cho phép bạn có trải nghiệm tốt về mức độ nhận thức sâu hơn.

Một số người yêu thích thiền định thần chú bởi vì họ cảm thấy tập trung vào một từ sẽ dễ dàng hơn là vào hơi thở. Đây cũng là một phương pháp thích hợp cho những người không thích sự im lặng và thích những hoạt động mang tính lặp đi lặp lại.

Thiền siêu việt

Thiền siêu việt cũng là một loại thiền tương đối phổ biến hiện nay. Thậm chí loại thiền này đã từng trở thành đề tài của nhiều nghiên cứu trong cộng đồng khoa học. Nó có thể tùy biến linh hoạt hơn so với thiền thần chú, sử dụng một từ, cụm từ hoặc là một loạt các từ dành riêng cho từng người thực hiện. Thiền siêu việt thường chỉ dành cho những người thích cấu trúc và thật sự nghiêm túc về việc duy trì một quá trình thực hành thiền định.

Thư giãn tiến bộ

Thư giãn tiến bộ hay còn được gọi với cái tên khác là thiền quét toàn thân. Đây là một cách thực hành thiền định để có thể giảm căng thẳng trong cơ thể và thúc đẩy sự thư giãn toàn diện. Thông thường, hình thức thiền này sẽ chỉ yêu cầu người thực hiện từ từ việc thắt chặt và thư giãn từng nhóm cơ tại một thời điểm nhất định trên toàn cơ thể.

Trong một số trường hợp cụ thể, nó cũng có thể khuyến khích người thiền tưởng tượng được ra một làn sóng nhẹ nhàng đang chảy qua cả cơ thể mình để giúp giải phóng được mọi căng thẳng. Hình thức thiền này thường được sử dụng để làm giảm căng thẳng và thư giãn hơn trước khi đi ngủ.

Thiền từ bi

Thiền từ bi hay còn được gọi là thiền tâm từ, được sử dụng để có thể củng cố cảm xúc của lòng từ bi, đồng cảm và sự chấp nhận đối với bản thân và cả người khác. Loại thiền này thường có liên quan đến việc mở rộng tâm trí để đón nhận tình yêu từ những người khác và sau đó gửi một loạt những lời chúc tốt đẹp đến những người thân yêu, bạn bè, người quen và toàn bộ chúng sinh. Vì loại thiền này nhằm mục đích chính là thúc đẩy lòng từ bi và lòng tốt cho nên nó có thể khá lý tưởng cho những người đang tồn tại quá nhiều loại cảm xúc tiêu cực hoặc oán giận trong lòng.

Thiền quán tưởng

Thiền quán tưởng hay còn được gọi là thiền hình dung – là một kỹ thuật thiền chủ yếu tập trung vào việc nâng cao cảm giác thư thái, thoải mái, bình yên và tĩnh lặng bằng cách hình dung ra 1 vài cảnh vật hoặc hình ảnh thật tươi sáng, tích cực.

Thiền quán tưởng đưa bạn vào cảm giác thoải mái, tĩnh lặng
Thiền quán tưởng đưa bạn vào cảm giác thoải mái, tĩnh lặng

Với phương pháp thiền này, điều quan trọng nhất là phải tưởng tượng ra một khung cảnh sống động, chân thật nhất và sử dụng cả năm giác quan để có thể tận hưởng khung cảnh đó nhiều nhất có thể. Một hình thức thiền quán tưởng khác sẽ liên quan đến việc tưởng tượng bạn đang trở nên thành công với những mục tiêu cụ thể, nhằm mục đích tăng cường thêm sự tập trung và động lực. Nhiều người vẫn sử dụng thiền quán tưởng để cải thiện thêm tâm trạng của họ, làm giảm mức độ căng thẳng và thúc đẩy được sự bình yên bên trong bạn.

Ý nghĩa của thiền định là gì?

Thực hành thiền định không chỉ là ngồi thiền mà còn bao gồm cả thiền hành (thiền khi đang đi bộ), nằm thiền (thiền khi đang nằm), thiền khi ăn…Nhưng tất cả những phương pháp thực hành thiền đều đang hướng tới sự tập trung hoàn toàn của tâm trí vào 1 hành động đang làm.

Điều này nghe có vẻ dễ dàng nhưng trong thực tế chúng ta rất dễ bị các suy nghĩ, cảm xúc nảy sinh khác chi phối mọi lúc, mọi nơi. Đơn giản như bạn vừa quét nhà vừa nghĩ chiều nay ăn gì, đang lái xe lại lo con cái đi học có ngoan ngoãn không, đang chuẩn bị ngủ lại lo dự án mới ở cơ quan…

Tất cả những luồng suy nghĩ, những cảm xúc phát sinh ấy rất có thể sẽ xuất hiện trong khi chúng ta đang làm một việc nào đó khiến ta bị xao nhãng, mất tập trung và không còn có thể toàn tâm toàn ý cho giây phút hiện tại. Do đó, ngồi thiền sẽ giúp bạn cân bằng lại cảm xúc và nhiều tác dụng khác.

Xem thêm: Vô thường là gì? Hiểu đúng ý nghĩa vô thường trong Phật giáo

Ngồi thiền có tác dụng gì?

Ngồi thiền để giảm stress, căng thẳng đã trở thành một trong những phương pháp phổ biến hiện nay. Tuy đơn giản nhưng mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe mà không phải ai cũng biết.

Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể

Lo lắng và căng thẳng chính là 2 nguyên nhân dẫn đến suy yếu hệ miễn dịch, khiến chúng ta dễ dàng mắc bệnh hơn. Do đó, ngồi thiền sẽ giúp cơ thể bạn được thư giãn hơn, nhờ đó mà mang lại lợi ích tuyệt vời cho hệ miễn dịch của bạn. Thiền cũng làm giảm bớt sự lo lắng cũng như giảm độc tố tiết ra. Từ đó thúc đẩy tăng cường hệ miễn dịch cho toàn bộ cơ thể.

Hỗ trợ làm giảm các hiện tượng stress, căng thẳng thần kinh

Ngồi thiền sẽ giúp bạn thả lỏng được toàn bộ cơ thể, giảm đi cảm giác mệt mỏi, đau nhức, lo âu, vì thế mà mang lại nhiều lợi ích tốt hơn cho hệ thần kinh. Khi ngồi thiền bạn sẽ cảm nhận được sự thư thái, dễ chịu, thoải mái và dần quên đi trạng thái căng thẳng, mệt mỏi lúc ban đầu, góp phần cải thiện phần nào tâm trạng và cảm xúc.

Thiền sẽ khiến bạn cảm thấy bớt cảm giác lo âu hơn
Thiền sẽ khiến bạn cảm thấy bớt cảm giác lo âu hơn

Thiền định giúp bạn trẻ hóa não bộ

Các nhà khoa học cho rằng, thiền định là phương pháp tốt nhất để có thể kìm lại quá trình lão hóa, không chỉ thể hiện bên ngoài cơ thể, trên làn da, mà là cả ở trong não bộ của bạn. Nó giúp tế bào não có thể phục hồi các thương tổn 1 cách nhanh nhất.

Giúp bạn cải thiện tối đa trí nhớ

Thiền sẽ giúp cải thiện sự tập trung và làm giảm cả căng thẳng, mà căng thẳng chính là một trong những nguyên nhân chính yếu của sự suy giảm trí nhớ. Vì vậy, nếu được thư giãn và thiền thường xuyên có thể sẽ giúp  bạn cải thiện được trí nhớ tốt hơn.

Thiền định rất đơn giản vì không có quá nhiều động tác phức tạp bởi sự bất động trong khi thiền mới là thứ giúp bạn làm chủ chính mình như là: Kiểm soát tốt ý nghĩ, hơi thở, nhịp đập của tim,… nên nó có tác dụng tuyệt vời lên các cơ quan và cả hệ thần kinh.

Hỗ trợ giảm căng cơ và giảm đau toàn diện

Trong xuyên suốt quá trình ngồi thiền, bạn sẽ phải tập trung vào rất nhiều vùng trên cả cơ thể, qua hơi thở có sự kiểm soát và giúp thư giãn toàn bộ tâm trí. Kỹ thuật này còn được gọi là kỹ thuật thư giãn cơ tiên tiến, có thể được sử dụng khi đã bắt đầu buổi thiền để làm căng và thư giãn các cơ trên cơ thể của bạn. Nếu bạn hay bị đau người, căng cơ hoặc chuột rút thì thiền có thể giúp bạn giảm đau, co cơ và giảm các cơn chuột rút cơ bắp.

Giúp hạ huyết áp

Nếu bạn bị bệnh huyết áp cao thì thiền hàng ngày sẽ là một giải pháp rất tốt vì nó sẽ giúp ích cho bạn  rất nhiều trong việc giảm huyết áp. Thiền không chỉ giúp bạn bình tĩnh, thư thái hơn mà còn làm giảm áp lực trong cuộc sống. Từ đó sẽ khiến bạn không bị tăng huyết áp nữa.

Hỗ trợ chữa những căn bệnh về đường hô hấp

Khi bạn ngồi thiền thì bạn sẽ phải thở thật chậm, sâu và đều đặn. Điều này có nghĩa là bạn đang lấy nhiều oxy vào trong phổi đồng thời đẩy các CO2 ra ngoài. Vì vậy, phương pháp này sẽ có lợi cho những người đang gặp phải những vấn đề về đường hô hấp.

Thiền giúp cải thiện giấc ngủ 1 cách đáng kể

Mất ngủ là tình trạng mà rất nhiều người đang gặp phải trong thời buổi hiện nay. Thiền có thể giúp bạn kiểm soát tốt được suy nghĩ, từ đó dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn mà không cảm thấy bị trằn trọc. Ngoài ra, nó còn có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn cả cơ thể, giải phóng căng thẳng và đưa bạn về trạng thái yên bình và thoải mái nhất, làm cho bạn ngủ được sâu hơn.

Với những thông tin trên thì hẳn bạn đọc đã hiểu thiền có tác dụng gì rồi đúng không nào?

Giấc ngủ của bạn sẽ tốt hơn nếu ngồi thiền thường xuyên
Giấc ngủ của bạn sẽ tốt hơn nếu ngồi thiền thường xuyên

Mặt trái của thiền định là gì?

Thiền định đang được xem là liệu pháp giúp làm giảm căng thẳng hiệu quả nhưng 60% người theo phương pháp này lại đang phải chịu ít nhất 1 tác dụng phụ nguy hiểm.

Tuy nhiên, theo 1 nghiên cứu tâm lý tại Anh và Mỹ cho biết việc áp dụng cách thức này có thể gây ra hưng cảm, trầm cảm, ảo giác và chứng rối loạn tâm thần. Trong khi đó, 1 nghiên cứu khác ở Mỹ cũng chỉ ra rằng 60% những người từng ngồi thiền định sẽ bị ít nhất 1 trong số các tác dụng phụ như là hoảng loạn, trầm cảm và rối loạn.

Cũng giống như mọi kỹ thuật trị liệu khác, thiền là một công cụ và nếu được sử dụng đúng ở trong những hoàn cảnh thích hợp, nó có thể đem lại rất nhiều lợi ích  nhưng không phải là không có rủi ro đối với một số người. Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia trước khi tiến hành thiền định.

Chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi ngồi thiền tại nhà

Tìm cho mình một không gian thật yên tĩnh

Thật khó để bản thân có thể tĩnh tâm lại khi luôn bị quấy rầy bởi nhiều tiếng ồn ào xung quanh. Chính vì vậy, trước khi bắt đầu ngồi thiền thì bạn hãy tìm một nơi đủ yên tĩnh để lắng đọng lại cảm xúc của bản thân. Bạn có thể ở trong phòng, mở cửa sổ cho thông thoáng hơn. Tắt toàn bộ thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính,… để tránh làm nhiễu đến sự chú ý của bạn. Ngoài ra, một không gian với ánh sáng nhẹ nhàng, một căn phòng có mùi hương dễ chịu sẽ khiến cho bạn dễ đi vào trạng thái thiền hơn.

Chuẩn bị các dụng cụ ngồi thiền

Chuẩn bị một chiếc đệm để dễ thực hiện các động tác ngồi thiền đúng cách hơn tại nhà. Nếu bạn không muốn mua thì có thể dùng sofa hay sàn nhà, sân cỏ để thay thế nhưng hãy đảm bảo rằng không quá mềm hay quá cứng. Đệm ngồi thiền sẽ gồm có:

  • Một chiếc đệm tròn có đường kính từ  20 đến 25cm, cao 10cm.
  • Một chiếc đệm vuông không có chỗ dựa để làm giảm tê chân, giúp bạn thiền được lâu hơn.

Mặc quần áo thật thoải mái

Đừng chọn những trang phục khiến bạn cảm thấy gò bó, không thể duỗi chân tay 1 cách tự nhiên như quần jeans, quần bó. Thay vào đó, hãy chọn những bộ đồ rộng rãi, mát mẻ, co giãn tự nhiên để giúp bạn dễ dàng điều chỉnh tư thế ngồi thiền hơn.

Mặc quần áo rộng rãi để thoải mái hơn khi ngồi thiền
Mặc quần áo rộng rãi để thoải mái hơn khi ngồi thiền

Đồng hồ bấm thời gian

Chắc hẳn ai cũng đều muốn biết mình ngồi thiền đã đủ lâu hay chưa. Nhưng nếu sau một lúc khi bạn lại xem đồng hồ một lần nữa thì sẽ rất dễ mất tập trung. Thay vì thả hồn thì bạn lại lo nghĩ về thời gian khiến bạn thoát ra khỏi trạng thái thiền đã cố gắng tạo nên. Vì thế hãy điều chỉnh thời gian mà bạn muốn tập thiền bằng đồng hồ để có thể ngồi thiền một cách trọn vẹn nhất.

Xem thêm: Nhân sinh quan là gì? Tìm hiểu nhân sinh quan Triết học và Phật giáo

Hướng dẫn bạn cách ngồi thiền đúng cách tại nhà

Về tư thế ngồi thiền

  • Hãy làm một bài khởi động nho nhỏ để cơ thể được giãn ra và thoải mái nhất. Đặc biệt, nên chú ý kỹ tới  khớp chân, đầu gối, cổ chân cùng khớp háng.
  • Chân bắt chéo lại với nhau nhau. Hãy đặt chân trái lên đùi phải còn chân phải đặt lên đùi trái. Đừng quá cố gắng để nhích người về phía trước mà hãy ngồi lên xương háng để phần lưng không bị cong.
  • Việc bàn tay có đang thủ thế hay không không phải là điều quan trọng nhất trong ngồi thiền nên hãy để tay của bạn được thả lỏng. Bạn vẫn có thể nắm hờ hoặc đặt tay lên đầu gối tùy vào sở thích của bạn.
  • Tư thế ngồi thiền đúng là hạ phần vai xuống và giữ cho lưng luôn thẳng. Lúc này luồng không khí sẽ di chuyển dọc theo toàn bộ cơ thể. Mỗi ngày ngồi thiền tại nhà sẽ giúp ích cho việc rèn luyện cột sống cũng như tư thế đi đứng của bạn.
  • Đầu hướng nhẹ về phía trước, nghiêng cằm như lúc bạn đang nhìn xuống dưới. Khi nghiêng nhẹ đầu xuống sẽ giúp cho lồng ngực nở ra và hít thở được dễ dàng hơn.

Về cách hít thở

  • Bạn không nên cắn chặt hàm hay là nghiến răng. Chỉ cần khép môi lại một cách nhẹ nhàng, thư giãn để cho không khí không đi vào trong miệng là được.
  • Hãy giữ trong đầu 1 ý nghĩ rằng nhịp thở của bạn đang là âm thanh duy nhất mà bạn có thể nghe thấy. Tập trung hết mức vào nó và thở một cách đều đặn. Cùng lúc với hít thật sâu bằng mũi thì bạn hãy cảm nhận đến luồng không khí đang từ từ đi vào bên trong cơ thể bạn. Chúng đang di chuyển khắp các bộ phận trên cơ thể của bạn. Tiếp đến, hãy tưởng tượng ra rằng bạn đang tập hợp hết tất cả những khí thải, những lo âu phiền muộn trong người mình. Sau đó thở hết ra bên ngoài. Lặp lại chu trình này trong thật nhiều lần.

Về cách xả thiền

Đây là giai đoạn làm cho cơ thể của bạn hết tê mỏi, giúp khí huyết lưu thông bình thường sau khi đã giữ tư thế ngồi thiền quá lâu. Bạn nên cử động nhẹ, xoa bóp cơ thể từ trên xuống dưới, từ cơ mặt, cổ đến vai và xuống dần đến hết toàn thân. Thời gian xả thiền cũng còn phụ thuộc vào thời gian ngồi thiền. Nếu bạn ngồi càng lâu thì thời gian xả thiền cũng lâu và phải kỹ lưỡng hơn để lưu thông các mạch máu.

Xả thiền cũng là 1 bước vô cùng quan trọng
Xả thiền cũng là 1 bước vô cùng quan trọng

Tác hại của việc ngồi thiền sai tư thế là gì?

Khiến bạn sinh ra ảo tưởng

Rất nhiều người lựa chọn học thiền để giúp họ trở nên lạc quan, khỏe mạnh và sống tích cực hơn. Tuy nhiên, gần một nửa trong số người tham gia nghiên cứu vào năm 2017 đã trải qua những mâu thuẫn trong tư tưởng, nghe thấy tiếng nói và hình ảnh vô hình giống như một dạng của bệnh tâm thần phân liệt.

Mất hết động lực làm việc

Theo những nghiên cứu từ năm 2017, thiền sai cách sẽ khiến bạn dần dần mất đi hứng thú với các hoạt động mà trước đây bạn vô cùng yêu thích, điều này khá giống với những triệu chứng cơ bản của bệnh trầm cảm.

Cảm xúc trở nên thất thường

Thiền có thể sẽ mang đến những cảm xúc và ký ức bạn mà đã kìm nén từ lâu trong quá khứ, dẫn đến một cảm xúc cực kỳ tiêu cực. Những người tham gia nghiên cứu năm 2017 báo cáo rằng họ đã cảm thấy vô cùng hoảng loạn, lo lắng, sợ hãi, hoang tưởng, trầm cảm và vô cùng đau buồn.

Gây ảnh hưởng không nhỏ đến các mối quan hệ của bạn

Bộ môn mang thiên hướng thể dục trí não này có thể sẽ làm thay đổi cách bạn tương tác với mọi người theo chiều hướng tích cực nếu thực hành đúng cách. Tuy nhiên, nếu làm sai bạn sẽ cảm thấy rất khó khăn trong việc hòa nhập với xã hội sau khi đã thực hành thiền chuyên sâu hoặc là học một khóa tu thiền. Những người khác thì lại cảm thấy bị ảnh hưởng xã hội tới mức tác động tiêu cực đến nghề nghiệp hiện tại của họ.

Làm sao để biết thiền thành công?

Nhiều người nghĩ ngồi thiền là một cái gì đó rất uyên thâm nhưng kỳ thực thì chỉ cần tập tĩnh tâm đồng thời thở đúng cách là đã có thể bắt đầu biết thiền và thiền thành công, từ đó sẽ dần nhận ra những điều rất kỳ diệu mà thiền đem lại.

Khi ngồi thiền nên nghĩ gì?

Một thiền sư đã viết rằng, khi ngồi thiền đừng cố gắng ngăn chặn những dòng suy nghĩ của mình. Bạn nên để nó tự chấm dứt, nếu có một tư tưởng nào đột nhiên xuất hiện thì hãy cố gắng để nó tự biến mất vì chúng sẽ không thể ở lâu trong suy nghĩ của bạn. Chính vì vậy, khi ngồi thiền tốt nhất là bạn không nên có bất cứ suy nghĩ gì cả.

Ngồi thiền bao lâu thì nhập định?

Khi tập luyện pháp hướng có đạo lực thì các hành giả muốn nhập định lúc nào cũng rất dễ dàng và nhập bao lâu cũng được tùy vào loại định.

Hy vọng với những thông tin trên thì bạn đọc đã có thể hiểu được ngồi thiền định là gì cũng như tác dụng to lớn của phương pháp này với cuộc sống của chúng ta.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *