Cúng dường Tam Bảo là gì? Vật phẩm lễ cúng dường gồm những gì?

Trong đời sống văn hóa Phật giáo của người Việt Nam thì cúng dường là một trong những nghi lễ quan trọng đối với các Phật tử. Vậy thì cúng dường là gì? Ý nghĩa và cách cúng dường tại nhà ra sao? Hãy cùng với muahangdambao.com tìm kiếm đáp án trong bài viết hôm nay các bạn nhé!

Cúng dường là gì?

Cúng dường vốn là từ tiếng Trung nhưng khi đọc theo âm Hán Việt sẽ là cung dưỡng hay cúng dưỡng. Tuy nhiên, nếu phát âm tiếng Việt sẽ đọc thành cúng dường hay người miền Bắc còn đọc là cúng dàng.

Cúng dường gạo cho chùa
Cúng dường gạo cho chùa

Hiểu một cách đơn giản nhất thì cúng dường có nghĩa là cung cấp hoặc dâng cúng, đồng nghĩa với các từ như bố thí, biếu, tặng, hiến, dâng, cho,… Nếu xét về mặt nghĩa thì tất cả các từ trên đều có nghĩa gốc là lấy những vật thuộc sở hữu của cá nhân như tiền bạc, tài sản, ruộng vườn, đất đai, xe cộ… đem đi cho người khác. Song, cũng tùy vào từng đối tượng, địa vị, độ tuổi… mà có thể sử dụng từ khác nhau.

Thế nào là bố thí cúng dường?

Bố thí ở trong Phật giáo mang một ý nghĩa rất khác biệt, không phải kiểu bố thí của thế gian là “một người có điều kiện ra ân thí cho những kẻ nghèo cùng khốn khổ’.

Mà bố thí trong Phật giáo lại có nghĩa là đáp lại 1 cách vô điều kiện và không hề có lưỡng lự đối với sự cầu xin của bất cứ ai dù trên mình hay dưới mình, khổ hơn mình hoặc có thể là sướng hơn mình.

Hễ có xin là sẽ có cho và đã xin gì là cho nấy thì được gọi là bố thí. Bố thí chính là nền tảng hay cơ sở cho con đường trở thành Phật. Bố thí cũng là cách để cho bản thân chúng ta được hưởng sự giải thoát, mang lại sự an lạc trong tận sâu tâm hồn.

Tóm lại, cúng dường bố thí là việc làm vô cùng quan trọng mà mỗi người Phật tử sẽ cần phải am hiểu để có thể tu hành ngày càng đắc đạo. Lòng thành nào rồi cũng sẽ được đổi lại bằng những giá trị mà ngay cả khi chính bạn không để ý tới lại trở nên vô cùng phước báu. Vì thế, hãy cúng dường và bố thí nhiều hơn nhé!

Cúng dường Tam Bảo là gì?

Trong Phật giáo thì Tam Bảo sẽ gồm có Phật, Pháp và Tăng. Cụ thể như sau:

  • Phật: Phật chính là người đã tìm ra con đường để giải thoát cho chúng sinh khỏi bể trầm luân của vòng sinh tử luân hồi dài đằng đẵng.
  • Pháp: Đây là các giáo lý của Đức Phật được truyền lại muôn đời sau cho các Phật tử để họ biết được những chân lý và tu hành giải để có thể tự mình thoát khỏi khổ đau.
  • Tăng: Tăng ở đây là để chỉ những tu sĩ theo Phật, luôn giữ gìn và truyền lại những điều tốt đẹp cho đời sau, giúp cho Phật giáo được trường tồn và hưng thịnh.

Như vậy, có thể hiểu đơn giản rằng cúng dường Tam Bảo để nhằm đền đáp lại ân đức đã được Tam Bảo ban cho chúng sinh. Lễ cúng dường Tam Bảo còn giúp cho tâm tư của những người Phật tử được tịnh tâm và vun bồi thêm công đức.

Cúng dường Tam Bảo cần nhất là lòng thành của người cúng
Cúng dường Tam Bảo cần nhất là lòng thành của người cúng

Ý nghĩa cúng dường như thế nào?

Chúng ta đều hiểu rõ rằng hạnh hiếu chính là hạnh Phật, đạo hiếu chính là đạo Phật, tâm hiếu cũng chính là tâm Phật vậy nên đã là đệ tử của Phật, việc hiếu thảo không còn là trách nhiệm và bổn phận nữa mà hiếu thảo đã trở thành hạnh nguyện vô cùng cao cả, thiêng liêng.

Cha mẹ là những bậc sinh thành ra ta và có một vị trí đặc biệt quan trọng đối với mỗi người con của Phật, ngang bằng với Phật và các vị Đại Bồ Tát, do đó “gặp thời không có Phật, khéo phụng thờ cha mẹ chính là phụng thờ Phật vậy” (Kinh Đại tập).

Cha Mẹ chính là Phật, là Đại Bồ tát của chúng ta nên ai cũng phải phụng dưỡng Cha Mẹ với tất cả lòng biết ơn, kính trọng. Như vậy sẽ nhận được phước đức vô lượng. Hiếu thảo theo lời Phật dạy cũng chính là một hạnh tu, gồm đủ phước trí, tự lợi và lợi tha, công đức vô lượng. Thế nên, phụng dưỡng cha mẹ cũng được coi là một hạnh nguyện cúng dường.

Trong Kinh Tăng Chi Bộ, Đức Phật có dạy Phật tử năm lợi ích của sự bố thí:

“Một là được nhiều người yêu thích.

Hai là được các bậc thiện nhân, chân nhân thân cận.

Ba là tiếng đồn tốt đẹp sẽ được truyền đi xa.

Bốn là không có những sai lệch pháp của người gia chủ.

Năm là khi thân hoại mạng chung, sinh lên được cõi lành, thiện giới”.

Đã là một Phật tử thì chúng ta cần phải thực hiện việc cúng dường Tam Bảo để tự nhắc nhở tâm tự quy y. Phải hiểu rõ ràng rằng cúng dường Tam Bảo là để nhớ ơn tới Tam Bảo, nhờ có Phật mà tìm ra được con đường giải thoát khỏi bể khổ trầm luân trong vòng sinh tử luân hồi dài đằng đẵng. Hơn nữa là để duy trì ngôi Tam bảo luôn được trường tồn để tiếp tục giáo hóa chúng sinh.

Ngoài ra đây cũng là một phương pháp tốt để tích lũy công đức. Không phải vì không cúng dường Phật mà sẽ bị đói khát: Phật vốn không cần tới phẩm cúng dường của chúng ta, chỉ là nhờ vào Phật mà khi dâng phẩm cúng dường, chúng ta sẽ tích lũy thêm được nhiều công đức mà thôi.

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh cũng từng chia sẻ: “Chúng ta cúng dường Tam Bảo hồi hướng phước báu ấy cho chính các thân nhân của mình thì chắc chắn vong linh trong nhà mình sẽ được thọ hưởng phước phần. Lớn hay nhỏ sẽ còn tùy thuộc vào duyên của mình và duyên của người nhận được nó, nhưng mà chắc chắn là có phước. Vong linh có phước đức thì sẽ bớt khổ hơn. Việc cúng dường lên Tam Bảo tới các chúng Tăng để hồi hướng phước báu cho vong linh, cho người thân của mình là cách làm hiệu quả nhất, là lợi ích lớn nhất”.

Cúng dường vô cùng quan trọng đối với các Phật tử
Cúng dường vô cùng quan trọng đối với các Phật tử

Xem thêm: Quy y là gì? 5 quan niệm sai lầm về Quy y Tam Bảo bạn cần biết

Cúng dường trai Tăng là gì?

Cúng dường trai Tăng hay còn được gọi là cúng dường Chư Tăng, cúng Chay Tăng, là để cúng bữa ăn thanh tịnh cho các chư Tăng thọ dụng. Bạn có thể cúng dường trai Tăng tại nhà hoặc là tại chùa, chỉ cần thực hiện đúng theo chánh pháp, việc làm này sẽ mang đến cho bạn rất nhiều việc công đức. Trai Tăng đúng chánh pháp sẽ gồm ba yếu tố cốt lõi như sau:

  • Thứ nhất là thức ăn phải thật thanh tịnh.
  • Thứ hai là tâm người cúng trai Tăng cũng phải thanh tịnh, không phân biệt là Tăng già hay trẻ là thánh hay phàm.
  • Thứ ba là bữa ăn không được cúng vào thời điểm quá giờ Ngọ.

Hãy luôn ghi nhớ rằng, tâm người cúng sẽ quan trọng hơn ngàn vạn tài vật khác. Một bát cơm cúng trai Tăng bằng chính tâm trí thanh tịnh, không vụ lợi thì phước đức nhận về sẽ gấp ngàn lần những mâm cao cỗ đầy mà tâm người cúng lại bất tịnh.

Nên lựa chọn vật phẩm cúng dường Phật như thế nào?

Khi cúng dường Tam Bảo thì tâm mình phải thật thanh tịnh nên những vật phẩm được dùng để cúng dường cũng phải thanh tịnh. Cúng dường là để bạn bày tỏ lòng thành kính nên đừng nên tính toán nhiều ít hay thiệt hơn. Tùy vào khả năng của bản thân mà người Phật Tử hãy chuẩn bị cho phù hợp nhất, chỉ cần lòng luôn hoan hỷ và chí thành là quan trọng nhất rồi.

Các vật phẩm được dùng để cúng dường phải là những đồ tươi tốt, tinh khiết. Được mua sắm bằng chính đồng tiền do mình làm ra bằng những việc làm chân chính, liêm minh. Như vậy thì mới có thể nhận được nhiều phước đức.

Vào các dịp lễ lớn của đạo Phật, để chuẩn bị cho những buổi lễ Phật được thêm phần long trọng, trang nghiêm thì các chùa cũng rất mong nhận được sự trợ duyên từ mọi người để có thể cùng các Tăng Ni sắm lễ vật cúng dường.

Chính vì thế nếu muốn cúng dường, bạn có thể tới chùa để hỏi thăm xem chùa còn thiếu những vật dụng gì, cần mua thêm gì thì hoan hỉ trợ duyên, đó cũng là một cái công đức lớn.

Vật phẩm lễ cúng dường gồm những gì?

Đối với những gia đình có thờ Phật hoặc các Phật tử thì vật phẩm cúng dường Phật bảo sẽ là điều không thể thiếu sót mỗi khi tiến hành thờ cúng hoặc thực hiện các nghi lễ. Những thứ này chính là công cụ tốt nhất để hoằng pháp độ sinh, để khi người trần mắt thịt tiếp xúc với chúng có thể được thức tính. Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn một số thông tin về vật phẩm cúng dường Phật bảo mang nhiều ý nghĩa nhất trong thời điểm hiện nay.

Phật phẩm cúng dường phải thanh khiết, sạch sẽ
Phật phẩm cúng dường phải thanh khiết, sạch sẽ

Cúng dường bằng một ly nước trong

Đây là vật phẩm quan trọng nhất và đơn giản nhất trong số tất cả các đồ cúng dường Phật mà chúng ta không thể thiếu. Nước là để biểu thị cho tâm tình nên nước sạch chính là tượng trưng cho cái tâm thanh tịnh, bình đẳng, không vướng tạp trần.

Cho nên, mỗi khi nhìn thấy ly nước, chúng ta sẽ nhớ đến tâm thanh tịnh, bình an. Nhìn thấy nước là luôn cảm thấy nhớ đến chính bản thân mình, luôn nhớ đến việc mỗi ngày phải tu tâm thanh tịnh và bình đẳng. Tâm đó được coi là tâm Phật, là chân tâm. Khi cúng nước dâng Phật thường chúng ta sẽ nên cúng 3 ly nước, tượng trưng cho 3 ngôi sao trong Tam Bảo là: Phật – Pháp – Tăng.

Cúng dường bằng hoa sen

Nếu đã là một Phật tử lâu năm, chắc hẳn bạn sẽ không còn cảm thấy quá lạ lẫm với loài hoa được chọn lựa nhiều nhất trong mọi nghi lễ thờ Phật – đó chính là bông hoa sen.

Hoa sen là loài hoa tượng trưng cho sự tinh khiết ngay cả khi ở giữa chốn bùn lầy. Nếu không có bùn lầy, không có những chất bẩn ấy nuôi dưỡng thì hoa sen hẳn sẽ không thể sống được. Loài hoa này vốn dĩ không thể trồng trên vùng đất khô cằn, cũng không thể trồng trên đất quá sạch sẽ, mà nó được nảy mầm và ra hoa từ chỗ bùn lầy và nước đọng.

Một khi nụ đã tròn, hoa đã nở rộ thì mùi hương của hoa sen không gì sánh nổi. Cũng chính vậy, chúng ta sẽ không thể rời khỏi được cuộc sống này để tìm đạo lý giác ngộ giải thoát. Hoa sen ở trong Phật giáo còn được coi là biểu tượng tượng trưng cho sự nỗ lực vươn lên, giác ngộ giải thoát ngay ở cõi đời ô trược.

Cúng dường bằng đèn dầu

Có thể bạn chưa biết thì đèn dầu trong thờ Phật sẽ mang ý nghĩa chính tượng trưng cho ngọn đèn của trí tuệ. Ngọn đèn ấy là ngọn đèn của chính bản thân mình, chiếu sáng cho các tha nhân.

Ngay khi ngọn đèn xua tan đi bóng tối, ánh sáng của ngọn đèn còn biểu hiện cho sự tự tan biến của bóng tối vô minh và chứng đắc cho trí tuệ sáng suốt của Phật.

Ngoài ra, nó còn mang ý nghĩa là kết quả của sự chứng ngộ trí tuệ Tinh quang trong suốt cuộc đời, xóa sạch cái tâm phân biệt, dẹp tan sự rối loạn và để con người ta dần nhận ra được ánh sáng Tịnh quang, hướng thiện. Có thể thấy một điều rằng, tất cả những vật phẩm đem đi cúng dường chư Phật, Bồ Tát đều mang theo dụng ý là giáo học, hướng thiện và tu tâm tích đức.

Xem thêm: Cung mệnh là gì? Bảng tra cung mệnh vợ chồng hợp nhau trong tử vi

Cúng dường như thế nào cho đúng tại nhà?

Như đã nói ở trên thì Tam Bảo sẽ gồm có Phật, Pháp và Tăng nên cúng dường Tam Bảo cũng sẽ bao gồm 3 lễ cúng là cúng dường Phật, cúng dường Pháp và cuối cùng là cúng dường Tăng.

Vậy thì lễ cúng dường sẽ bao gồm những gì? Lễ cúng dường Phật thường sẽ gồm có những đồ ăn và thức uống tùy vào tâm của từng người Phật tử. Khi tổ chức cúng dường, mọi người không nên bày biện quá linh đình, hãy làm đơn giản nhất có thể, tránh hoang phí, chủ yếu là lòng thành tâm tịnh dâng Phật là được.

Nhà của mỗi người Phật tử thường sẽ có một bàn thờ để thờ Phật, các vị Bồ Tát, bên cạnh đó là ông bà. Cúng dường tại nhà bằng cách thường xuyên để ý cũng như chăm sóc bàn thờ với hoa quả tươi, nước sạch, lau dọn sạch sẽ khu vực thờ sạch sẽ, hương đèn phải đầy đủ. Đó là cách thể hiện sự tôn kính tốt nhất đối với Đức Phật.

Cúng dường tại nhà không cần quá linh đình
Cúng dường tại nhà không cần quá linh đình

Ngoài đồ ăn và đồ uống ra thì các bạn cũng cần chuẩn bị thêm những lễ vật cần thiết khác như là hương thơm, đèn, hoa tươi, trái cây, nước lọc cùng 1 chút cơm trắng.

Đối với cúng dường Pháp thì người Phật tử sẽ cần phải học kỹ và nghiên cứu giáo pháp của Đức Phật để có thể hiểu thật rõ sự cao quý của giáo pháp. Sau đó, bạn có thể xuất bản ra thành tài liệu để phổ biến ra nhiều nơi khác nếu có điều kiện về mặt tài chính.

Tăng Bảo ở đây chính là các chư Tăng – những người đại diện thay thế cho Đức Phật để có thể phổ biến và truyền lại giáo pháp cho các Phật tử khác. Do vậy, cúng dường Tăng Bảo có nghĩa là chính các bạn sẽ là người cung cấp và nuôi dưỡng các chư Tăng.

Khi cúng dường cho các chư Tăng, bạn nên lựa chọn những đồ vật cần thiết cho đời sống tu học chân chính của các thầy và tuyệt đối không mua theo những sở thích riêng tư của thầy, như vậy sẽ được coi là không đúng chính pháp. Đồng thời, người làm như vậy cũng sẽ không nhận được phước báu và người Tăng nhận cũng thành mang tội.

Khi tiến hành cúng dường, thái độ của các bạn cũng phải thật thành kính, trân trọng, không được tự cao tự đại, không có thái độ phân biệt vị Tăng ở chùa nào hay ở bất cứ xứ nào, học vị nào trong hàng ngũ của Tăng đoàn.

Hy vọng những thông tin chúng tôi vừa đem lại trong bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu được phần nào cúng dường là gì, ý nghĩa của nghi lễ này và cách cúng dường sao cho đúng nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *