Sử thi là gì lớp 10? Tóm tắt sử thi Đăm Săn của Tây Nguyên

Trong chương trình Văn học lớp 10 chúng ta sẽ được làm quen với các tác phẩm thuộc thể loại sử thi. Vậy thì sử thi là gì? Được chia thành mấy loại? Nguồn gốc của sử thi là từ đâu? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau của muahangdambao.com để tìm được đáp án chính xác nhất cho mình nhé! Bắt đầu thôi!

Khái niệm sử thi là gì?

Theo định nghĩa sử thi lớp 10 thì sử thi chính là những tác phẩm tự sự dân gian có quy mô rất lớn, sử dụng các ngôn ngữ có vần, nhịp nhằm xây dựng nên những hình tượng nghệ thuật vô cùng hoành tráng, hào hùng để kể về một hay nhiều biến cố lớn đã diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân ở thời cổ đại.

Sử thi thường nảy sinh và tồn tại trong đời sống của các dân tộc ít người, không chỉ với tư cách là một tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao mà còn là pho tượng lịch sử, là cuốn sách bách khoa toàn thư của chính dân tộc đó.

Sử thi là gì lớp 10?
Sử thi là gì lớp 10?

Đặc trưng, tính chất sử thi là gì?

Nội dung của sử thi thường có tính rộng lớn, kể về các sự kiện vô cùng trọng đại của quá khứ, biểu hiện lên toàn bộ đời sống văn hóa, lịch sử của cả 1 cộng đồng, thể hiện quá trình vận động xuyên suốt của tộc người đó thông qua các giai đoạn khác nhau.

Về nghệ thuật thì sử thi là những câu chuyện được kể bằng văn xuôi xen lẫn cả văn vần, có sử dụng các yếu tố quen thuộc như thành ngữ, tục ngữ, những từ ngữ cổ xưa, hình thức nghệ thuật ngôn từ trong dân gian.

Xem thêm: Văn biểu cảm là gì? Các bước làm bài văn biểu cảm

Tìm hiểu sử thi có mấy loại chính?

Hiện tại có 3 loại sử thi chính, đó là: Sử thi anh hùng dân gian, sử thi cổ điển và sử thi anh hùng. Cụ thể như sau:

Sử thi dân gian là gì?

Sử thi dân gian hay sử thi anh hùng dân gian ở dạng cổ xưa nhất của sử thi, tính anh hùng còn hiện diện rõ ràng trong vỏ bọc thần thoại hoang đường (các dũng sĩ không chỉ sở hữu sức mạnh chiến đấu mà còn có những năng lực siêu nhiên, ma thuật kỳ bí còn kẻ địch thì luôn hiện diện dưới hình dạng quái vật giả tưởng). Những đề tài chính được sử thi cổ xưa miêu tả và khai thác thường là chiến đấu nhằm chống lại quái vật (cứu người đẹp và dân nghèo trong làng), người anh hùng đi hỏi vợ hay sự trả thù của 1 dòng họ.

Ngoài ra, sử thi dân gian còn bao gồm sử thi thần thoại. Là tập hợp những thần thoại cổ đại lẻ tẻ thành một chỉnh thể hoàn chỉnh mà nhân vật trung tâm sẽ là các anh hùng văn hóa (người có công xây dựng và phát triển nên một cộng đồng tộc người). Nó được coi như 1 bộ “bách khoa toàn thư” lớn của một thời kỳ lịch sử dài hình thành nên tộc người và đất nước với dung lượng đồ sộ bao gồm hàng ngàn câu thơ. Những sử thi thần thoại tiêu biểu sẽ là vẻ đất để nước của người Mường, Ấm ệt luông của người Thái hay Cây nêu thần của người Mơ-nông,…

Sử thi cổ điển là gì?

Các dạng cổ điển của sử thi sẽ có các nhân vật thường là những dũng sĩ kiêm thủ lĩnh cũng như các chiến binh đại diện cho 1 dân tộc ở tầm lịch sử; các kẻ thù của họ thường sẽ được đồng nhất với bọn quân lính xâm lược, những kẻ áp bức, ngoại bang và dị giáo (như là người Turk, người Tartar với sử thi Slavơ).

Mốc thời gian sử thi ở đây sẽ có phần khác biệt so với sử thi dân gian. Đó sẽ không còn là thời đại sáng chế của các thần thoại mà là quá khứ vinh quang trong buổi bình minh của lịch sử 1 dân tộc nào đó.

Sử thi Kalevala được xếp vào thể loại sử thi cổ điển
Sử thi Kalevala được xếp vào thể loại sử thi cổ điển

Được ca ngợi trong các dạng sử thi cổ điển thường sẽ là các nhân vật và những biến cố trong lịch sử (hoặc ngụy lịch sử). Mặc dù bản thân sự miêu tả của các chất liệu lịch sử này đều bị phụ thuộc vào sơ đồ cốt truyện truyền thống, đôi khi còn sử dụng cả những mô hình của nghi lễ thần thoại.

Các nền sử thi thường là các cuộc tranh đấu gay gắt của hai bộ lạc hoặc bộ tộc, sắc tộc ít nhiều tương ứng với các sự thật trong lịch sử (như cuộc chiến Troia trong sử thi Iliad, việc tranh đoạt Sampo trong sử thi Kalevala).

Quyền lực đa phần được tập trung trong các nhân vật trung tâm có các hành động tích cực là các ông vua của thế giới sử thi (như Karl Đại Đế trong bản sử thi Anh hùng ca Roland), hay các dũng sĩ mạnh mẽ.

Các nhân vật nổi loạn, cách mạng xung đột với thế lực lớn mạnh (như Akhillos trong sử thi Iliad, Đăm Săn trong sử thi Êđê, Robin Hud trong thiên ballade của nước Anh, các nhân vật trong Thủy Hử ở Trung Hoa) xuất hiện ít ỏi trong phần giai đoạn tan rã hình thức cổ điển của sử thi anh hùng.

Sử thi anh hùng là gì?

Những anh hùng ca với tư cách là các tác phẩm sử thi anh hùng quy mô lớn sẽ thể hiện sự tương quan giữa yếu tố cá nhân anh hùng cùng các yếu tố sử thi tập thể rõ rệt, đủ để bộc lộ được tính tích cực của cá nhân, đã trở thành công cụ đắc lực cho sự biểu hiện yếu tố toàn dân và tính dân tộc.

Sử thi anh hùng sẽ có nhân vật trung tâm là người anh hùng giỏi chiến đấu nhằm bảo vệ thị tộc, mở mang phạm vi cư trú của tộc người mình, đồng thời cũng giỏi lao động, chinh phục được thiên nhiên, tổ chức đời sống cộng đồng lành mạnh.

Trường ca sử thi về thực chất sẽ có liên quan đến thời trung đại, khi dân chúng tỉnh dậy từ những giấc ngủ nặng nề, nhưng tinh thần thì đã dần cứng cáp đến mức có thể tạo được thế giới riêng của mình và tự cảm thấy mình gắn bó máu thịt với chính thế giới ấy…

Khi bản thân cái cá nhân đã được giải phóng khỏi khối vẹn toàn của dân tộc khởi thủy với trạng thái chung, lối nghĩ lối cảm chung, hoạt động và một số phận chung thì thay cho thơ ca sử thi những cái sẽ phát triển chín muồi hơn cả một mặt sẽ là thơ và mặt khác là kịch. (Hegel).

Sử thi chia làm mấy loại?
Sử thi chia làm mấy loại?

Những ví dụ về sử thi

Những tác phẩm sử thi nổi tiếng trong văn học thế giới hiện còn lưu giữ được đến nay là không nhiều. Có thể kể tên đến những tác phẩm tiêu biểu như I-li-át và Ô-đi-xê của đất nước Hy Lạp, Ê-nê-ít của La Mã cổ đại, Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na của đất nước Ấn Độ, Bê-ô-vun-phơ của Anh,… bên cạnh những tác phẩm sử thi đồ sộ nói trên thì các dân tộc khác cũng có những tác phẩm sử thi ngắn gọn hơn dưới dạng những bài ca tráng sĩ hay dũng sĩ, nhưng cũng không kém phần nổi tiếng.

Ví dụ 1: Bài ca Rô-lăng đến từ Pháp, I-li-a Mu-rô-métx của nước Nga, Ni-bê-lung-ghen của Đức,… Về sau này, những đặc trưng cơ bản của sử thi cũng dần dần biến đổi và được tiểu thuyết hiện đại tiếp nhận để hình thành nên một thể loại mới là tiểu thuyết sử thi.

Ví dụ 2: Tiểu thuyết sử thi Chiến tranh và hòa bình của tác giả Lép Tôn-xtôi (1828 – 1910), Con đường đau khổ của tác giả A-lếch-xây Tôn-xtôi (1882 – 1945),…

Ví dụ 3: Ở Việt Nam, những tác phẩm như là Thánh Gióng, Sơn Tinh – Thuỷ Tinh, truyện sử thi anh hùng Trường ca Đam Săn,.. cũng mang những đặc trưng khá rõ nét của thể loại sử thi.

Khuynh hướng sử thi là gì?

Các tác phẩm được viết theo khuynh hướng sử thi thường là những tác phẩm đề cập đến những đề tài có ý nghĩa liên quan tới lịch sử và mang tính dân tộc cao. Những nhân vật chính thường là đại diện tiêu biểu cho lí tưởng, khát vọng, luôn luôn hướng tới ánh sáng đồng thời gắn số phận của cá nhân mình với số phận của cộng đồng, là kết tinh của những phẩm chất tốt đẹp từ một tập thể, cộng đồng. Lời văn sử thi thường mang đến những vẻ đẹp ngợi ca, trang trọng, ngôn từ mang tính cách điệu và vô cùng hào hùng. Một số thủ pháp nghệ thuật thường được dùng như là: Thủ pháp cường điệu, lặp, so sánh,… nhằm khắc họa nổi bật hơn đối tượng. Như vậy bạn đã hiểu tính sử thi là gì rồi phải không nào?

Xem thêm: Hào khí đông a là gì? Có ý nghĩa thế nào?

Tìm hiểu thêm về sử thi Việt Nam

Sử thi Tây Nguyên là gì?

Vùng đất Tây Nguyên được biết đến như là 1 miền đất huyền thoại, là nơi cư trú của rất nhiều dân tộc thiểu số như: Ê đê, Gia Rai, Mnông, Ba Na… Trong cả kho tàng văn hóa phong phú của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thì bên cạnh những giá trị lịch sử, văn hóa tinh thần vô giá như là rượu cần, cồng chiêng, đàn Tơrưng… thì chúng không thể không nhắc đến giá trị của sử thi.

Sử thi Tây Nguyên là 1 kho tàng văn học rộng lớn
Sử thi Tây Nguyên là 1 kho tàng văn học rộng lớn

Sử thi chính là tấm gương sáng phản ánh một cách toàn diện đời sống của một dân tộc trong một thời kỳ đã qua, đồng thời nói lên những khát vọng cháy bỏng của dân tộc ấy về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, thịnh vượng; đồng thời ngợi ca tình yêu, tính cao thượng, trí dũng của con người trước các thử thách của thiên nhiên và trong đấu tranh với cái tà ác…

Sử thi Tây Nguyên là những áng anh hùng ca hào hùng mà tuỳ theo ngôn ngữ của mỗi dân tộc sẽ được gọi với những tên khác nhau như: Khan (đồng bào Ê đê), Hom (đồng bào người Ba Na), Hri (đồng bào người Gia Rai), Ot Mrông (đồng bào Mơ-nông)…

Tóm tắt sử thi Đăm Săn của Tây Nguyên

Sau khi bị Mtao Mxây cướp mất vợ là Hơ Nhị khi lên nương làm rẫy, Đăm Săn đã vô cùng tức giận. Chàng cầm khiên và đến nhà Mtao Mxây để khiêu chiến. Đến tới nhà Mtao Mxây, Đăm Săn đứng ở bên dưới gọi Mtao Mxây xuống dưới thách đấu.

Lúc đầu Mtao Mxây không hề muốn xuống, vừa dè chừng lại vừa để tỏ ý khiêu khích. Nhưng Đăm Săn doạ sẽ đốt nhà hắn nên Mtao Mxây buộc phải đi xuống. Hắn bước xuống 1 cách “tần ngần” và “do dự” do sợ sẽ bị Đăm Săn đâm chết khi đang đi xuống.

Đăm Săn khảng khái nhường cho Mtao Mxây múa khiên trước. Mtao Mxây rung khiên múa nhưng tiếng khiên kêu lạch xạch như 1 quả mướp khô. Đăm Săn cảm thấy buồn cười hết mức trước hành động múa khiên của Mtao Mxây và chàng không thèm nhúc nhích.

Mtao Mxây thì kiêu ngạo nói với Đăm Săn rằng mình là một tướng đã quen với đi đánh thiên hạ, bắt tù binh, đã quen xéo nát đất đai của tất cả thiên hạ. Tức giận khi nghe thấy câu nói này của Mtao Mxây, Đăm Săn liền rung khiên múa với một sức mạnh điên cuồng như vũ bão. Chàng xốc tới gần chỗ Mtao Mxây thì hắn sợ bỏ chạy hết từ bãi Tây sang bãi đông. Đăm Săn không ngần ngại mà rượt đuổi theo nhưng chàng không may bị Mtao Mxây vung dao chém trúng một cái chão trâu.

Khi đã dần thấm mệt, Mtao Mxây bảo Hơ Nhị quăng cho hắn ăn một miếng trầu nhưng Đăm Săn đã đớp được miếng trầu đó. Chàng nhai trầu vào và sức mạnh của chàng được tăng lên gấp bội. Nhờ đó mà chàng lại tiếp tục múa khiên và rượt đuổi theo Mtao Mxây với sức mạnh cực kỳ phi thường. Khi Đăm Săn múa khiên, gió như bão lốc thổi qua, chòi lẫm đổ lăn lóc, cây cối cũng chết rụi, đồi núi rạn nứt, đồi tranh bị bật rễ nhổ tung.

Chàng cầm theo ngọn giáo và phóng trúng vào đùi của Mtao Mxây nhưng Mtao Mxây vẫn không hề bị thương gì. Mệt quá, Đăm Săn lại vừa chạy vừa ngủ. Lúc này chàng nằm mơ thấy ông Trời. Ông Trời đã chỉ cho Đăm Săn biết cách để đánh bại được Mtao Mxây, đó là lấy cái chày mòn và ném trúng vành tai của Mtao Mxây là được. Đăm Săn chợt bừng tỉnh, chộp ngay lấy một cái chày mòn rồi ném trúng vành tai Mtao Mxây. Tức thì chiếc áo giáp bảo vệ thân thể trên người của Mtao Mxây đã rơi xuống. Mtao Mxây lúc này mới sợ hãi bỏ chạy nhưng Đăm Săn đuổi theo rất nhanh khiến Mtao Mxây bị ngã lăn quay ra đất. Hắn van xin Đăm Săn tha mạng nhưng Đăm Săn đã dứt khoát đâm c.h.ế.t Mtao Mxây và c.ắ.t đầu của hắn đem bêu ngoài đường.

Đăm Săn chiến đấu với Mtao Mxây để cướp lại vợ
Đăm Săn chiến đấu với Mtao Mxây để cướp lại vợ

Sau khi Mtao Mxây c.h.ế.t, toàn bộ tôi tớ của hắn đã đi theo Đăm Săn. Cũng nhờ hạ gục được Mtao Mxây, Đăm Săn đã giành lại được vợ, thu được nhiều thêm tôi tớ, của cải. Từ đây, danh tiếng Đăm Săn vang lừng khắp nơi, đến tai của các vị thần.

Chàng quyết định mở tiệc linh đình để ăn mừng thắng lợi này. Người nhà Đăm Săn cùng dân làng và khách khứa từ khắp mọi nơi đã kéo về chúc mừng, ăn uống, tiệc tùng kéo dài suốt mấy mùa khô.

Chắc hẳn những thông tin này đã đem lại kiến thức hữu ích hơn cho bạn đọc về sử thi cũng như các thể loại sử thi phổ biến hiện nay. Nếu còn thắc mắc cần được trả lời, vui lòng bình luận bên dưới để được chúng tôi hỗ trợ kịp thời nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *