Nội thuỷ là gì? Cách phân định vùng nội thủy của biển nước ta

Công ước về Luật biển năm 1982 đã định ra những khung pháp lý cho các quốc gia trong việc xác định chính xác vùng biển và Quy chế pháp lý của chúng. Theo Công ước này thì mỗi quốc gia ven biển sẽ có năm vùng biển, gồm: nội thủy, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải và thềm lục địa. Vậy thì vùng nội thủy là gì? Có những khu vực chính nào? Cách để phân định vùng nội thuỷ của Việt Nam ra sao? Hãy cùng muahangdambao.com tìm hiểu trong bài viết chi tiết này nhé.

Tìm hiểu vùng nội thuỷ là gì?

Theo định nghĩa nội thuỷ là gì Địa lý 12 thì vùng nội thuỷ là vùng nước nằm ở phía bên trong của đường cơ sở, được dùng để tính chiều rộng của lãnh hải. Và tại đó các quốc gia ven biển sẽ thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ như phần lãnh thổ trên đất liền.

Bạn có biết vùng nội thuỷ là gì không?
Bạn có biết vùng nội thuỷ là gì không?

Điều 8 của Công ước luật biển năm 1982 đã quy định: “Trừ những trường hợp đã được quy định ở phần IV, các vùng nước ở phía bên trong đường cơ sở của lãnh hải sẽ thuộc vào vùng nội thuỷ của quốc gia”. Phần IV sẽ là phần được loại trừ ở mục này, đây chính là phần quy định về quốc gia quần đảo, quy định rằng: “Ở phía trong của vùng nước quần đảo, quốc gia quần đảo có thể vạch ra những đường khép kín nhằm hoạch định ranh giới nội thuỷ của nước mình theo đúng các điều 9, Điều 10 và Điều 11”.

Còn theo pháp luật Việt Nam, vùng nội thủy đã được định nghĩa tại Điều 9 của Luật Biển Việt Nam 2012 như sau: “Nội thủy chính là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong của đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của đất nước Việt Nam“. Nhà nước ta sẽ thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với vùng nội thủy như khi ở trên lãnh thổ đất liền.

Xem thêm: Tìm hiểu về kinh tuyến, vĩ tuyến và những điều bạn chưa biết.

Vùng nội thủy Việt Nam có những vùng chính nào?

Theo đó vùng nội thủy của Việt Nam được xác định bao gồm:

  • Các vùng nước ở cảng biển;
  • Các vũng tàu;
  • Vùng cửa sông;
  • Các vịnh;
  • Các vùng nước bị nằm kẹp giữa lãnh thổ đất liền;
  • Đường cơ sở được dùng để tính chiều rộng lãnh hải.

Cách phân định vùng nội thủy của biển nước ta

Như đã đề cập ở trên thì vùng nội thủy sẽ bao gồm: Vùng nước ở cảng biển, các vũng tàu, vùng cửa sông, các vịnh, các vùng nước nước nằm ở giữa lãnh thổ đất liền và đường cơ sở dùng để tính toán chiều rộng lãnh hải. Cụ thể, vùng nội thủy sẽ được xác định và tính toán theo công thức như sau:

  • Nếu có một con sông chảy trực tiếp ra biển thì đường cơ sở sẽ chính là 1 đường thẳng đi ngang qua phần cửa sông, nối những điểm ở mực nước thấp nhất (tức là mực nước ròng đo trung bình trong nhiều năm) trên hai bờ của con sông.
  • Nếu một vịnh nhỏ thuộc toàn phần về một quốc gia thì sẽ cần xác định xem đó là một vịnh “đúng” (theo định nghĩa về mặt địa hình) hay chỉ là 1 đoạn thụt vào tự nhiên của bờ biển (dựa theo khoản 2 điều 10 phần II của Công ước luật biển).

Một vũng hay vịnh sẽ được coi là “đúng” nếu như diện tích của phần đó lõm vào, bị cắt bởi 1 đường cơ sở, lớn bằng hoặc cũng có thể là hơn diện tích của hình bán nguyệt được tạo ra với 1 đường kính bằng chính chiều dài của phân đoạn đường cơ sở tại phần lõm vào trong đó.

Nếu trong đoạn lõm vào này có sự xuất hiện của 1 số đảo thì hình bán nguyệt tưởng tượng này sẽ có đường kính bằng với tổng chiều dài các phân đoạn của các đường cơ sở.

Sơ đồ cụ thể các vùng biển cũng như thềm lục địa của các quốc gia ven biển
Sơ đồ cụ thể các vùng biển cũng như thềm lục địa của các quốc gia ven biển

Ngoài ra, chiều dài của đường kính này sẽ không được vượt quá 24 hải lý. Vùng nước bên trong của đường cơ sở tưởng tượng đó cũng sẽ được coi là nội thủy. Quy tắc này sẽ không thể áp dụng cho các vũng, vịnh đã thuộc vào chủ quyền của một quốc gia nào đó mang tính chất về mặt “lịch sử” hoặc trong bất cứ trường hợp nào mà việc áp dụng đường cơ sở thẳng này là hợp lý.

Thế nào là chủ quyền quốc gia đối với vùng nội thủy?

Quốc gia ven biển sẽ được thực hiện chủ quyền tuyệt đối, hoàn toàn và đầy đủ tại vùng nội thủy như khi ở trên lãnh thổ đất liền. Trong vùng nội thủy sẽ không tồn tại chế độ “lãnh thổ nổi” của một số loại tàu thuyền, tức là chế độ bất khả xâm phạm như với lãnh thổ của một quốc gia, mà một số loại tàu thuyền nước ngoài sẽ được đặt dưới thẩm quyền giám sát cũng như kiểm soát tương đối của quốc gia ven biển (kiểm soát về phương diện trật tự, an ninh, cảnh sát, y tế và hàng hải). Tàu thuyền ở nước ngoài có thể bị khám xét ngay trên boong nếu xuất hiện những dấu hiệu vi phạm vào pháp luật của quốc gia ven biển.

Tuy nhiên, đối với các tàu quân sự, quốc gia ven biển sẽ không có quyền giải quyết các vấn đề tranh chấp dân sự giữa các thủy thủ ở trên tàu, mà luật của nước tàu mang cờ sẽ nhận giải quyết các tranh chấp này. Trừ  những trường hợp thuyền trưởng có yêu cầu chi tiết, cụ thể. Quốc gia có cảng sẽ có thẩm quyền nhất định đối với những hành vi liên quan đến vi phạm hình sự xảy ra trên boong tàu nước ngoài đậu ở trên vùng nội thủy của quốc gia mình. Chính quyền nước sở tại sẽ có thẩm quyền tiến hành điều tra cũng như truy bắt tội ở phạm trên tàu.

Đối với Việt Nam, dựa theo những tuyên bố của Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam vào ngày 12/5/1977, thì vùng nước phía bên trong đường cơ sở và giáp với bờ biển, hải đảo của Việt Nam sẽ chính là nội thủy không thể chối cãi của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Theo luật pháp quốc tế thì Việt Nam sẽ được thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối với nguồn lợi thủy sản ở chính vùng nước nội thủy này.

Xem thêm: Kinh độ, vĩ độ là gì? Kinh độ và vĩ độ của Việt Nam

Chế độ pháp lý của vùng nước nội thuỷ là gì?

Các vùng nước nội thuỷ cũng được coi như là 1 phần lãnh thổ đất liền. Tại đó quốc gia ven biển sẽ có thể thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ nhất. Chủ quyền này sẽ bao trùm lên cả vùng trời bên trên, vùng đáy biển cùng với lòng đất dưới đáy biển, bên dưới của vùng nước nội thuỷ.

Quốc gia ven biển sẽ được thực hiện chủ quyền hoàn toàn
Quốc gia ven biển sẽ được thực hiện chủ quyền hoàn toàn

Đặc trưng nổi bật cho tính chất chủ quyền tuyệt đối này chính là mọi sự ra vào nội thuỷ của tàu thuyền cũng như các phương tiện bay nước ngoài ở trên vùng trời nội thuỷ đều phải tiến hành xin phép quốc gia đó.

Tàu thuyền thương mại khi ra, vào các cảng biển quốc tế dựa trên cơ sở nguyên tắc tự do thông thương và có đi có lại. Tàu thuyền của nhà nước dùng vào mục đích không thương mại và tàu thuyền quân sự cũng phải xin phép. Các thủ tục xin phép cho tàu thuyền của 1 nước ngoài hoạt động tại nội thủy của mỗi quốc gia sẽ được điều chỉnh riêng biệt bởi quy định của Luật biển quốc tế cũng như pháp luật quốc gia.

Khi hoạt động trong nội thủy, nếu tàu thuyền của nước ngoài có sự vi phạm thì quốc gia ven biển sẽ có quyền để thực hiện quyền tài phán dân sự. Đối với tàu thuyền được hưởng các quyền miễn trừ như tàu thuyền của nhà nước dùng vào mục đích phi thương mại và tàu thuyền thuộc hệ thống quân sự nước ngoài vi phạm, quốc gia ven biển sẽ có quyền buộc tàu thuyền đó rời khỏi ngay lập tức vùng nội thuỷ của mình và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà tàu đó mang cờ trừng trị các hành vi phạm pháp đó. Quốc gia mà tàu mang cờ sẽ chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của tàu thuyền đó gây ra.

Đối với các vi phạm hình sự và dân sự trên tàu thuyền của nước ngoài, luật được áp dụng sẽ là luật của quốc gia mà tàu đó mang cờ. Quốc gia ven biển sẽ chỉ can thiệp khi:

  • – Nếu hành vi phạm tội đó do một người ngoài thuỷ thủ đoàn thực hiện;
  • – Nếu thuyền trưởng của tàu yêu cầu chính quyền sở tại tham gia can thiệp;
  • – Nếu hậu quả của nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh trật tự của cảng.

Trên đây là nội dung chi tiết để giải đáp cho câu hỏi vùng nội thuỷ là gì, cách để phân định vùng nội thuỷ biển ở nước ta ra sao. Nếu vẫn còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ thêm; bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận để được giúp đỡ nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *