Cây kim tiền có độc không? Nguyên nhân và cách xử lí cây kim tiền bị vàng lá

Cây kim tiền là một loại cây đã không còn quá xa lạ đối với chúng ta tuy nhiên không phải ai cũng biết đây là loại cây gì, cây kim tiền có độc không và phải làm sao nếu lá của cây bị vàng? Tất cả những thắc mắc trên sẽ có lời giải đáp trong bài viết dưới đây của muahangdambao.com bạn nhé!

Cây kim tiền là cây gì?

Bạn biết cây kim tiền là cây gì không?
Bạn biết cây kim tiền là cây gì không?

Cây kim tiền hay còn được gọi là cây kim phát tài, kim tiền phát lộc, cây phát tài có nguồn gốc từ Châu Phi. Là loài cây cảnh tương đối dễ trồng, dễ chăm sóc, ít có sâu bệnh, thường phổ biến để trang trí trong không gian nhà hoặc văn phòng công sở.

Tìm hiểu về đặc điểm của cây kim tiền

Hình thái sinh trưởng

Cây kim tiền có thân và rễ, lá kép dạng lông chim với màu xanh thẫm và sáng bóng. Lá thon theo dáng hình bầu dục nhọn ở 2 đầu, tương đối dày, đẹp. Thân cây vươn thẳng và xòe ngang sang 2 bên, mọng nước và phình to bên dưới gốc. Các nhánh thân mọc thành từng bụi nhỏ với chiều dài trung bình từ 18 đến 45cm. Nhánh mập mạp, mọng nước có hình trụ. Mỗi nhánh thân có khoảng từ 5 đến 9 cặp lá dày, dài khoảng 4 đến 14cm, chiều rộng 2 đến 5cm.

Một cây kim tiền thường có tuổi thọ khoảng 2 hoặc 3 năm tuy nhiên trong khoảng thời gian đó nếu được chăm sóc tốt và đúng cách thì cây vẫn có thể sinh trưởng và phát triển ra thêm nhiều các nhánh, cây con khác.

Đặc tính về mặt sinh học

Cây kim tiền là loại cây cảnh rất dễ sống và có thể sinh sôi nảy nở không ngừng. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý khi trồng cây kim tiền nên tránh xa ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp để tránh cây bị ảnh hưởng bởi tia UV, cây vẫn có thể trồng được trong bóng râm. Nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất từ 25°C đến 27°C.

Ý nghĩa cây kim tiền là gì?

Nhắc đến tên của cây kim tiền cũng là đang thể hiện được ý nghĩa của chính bản thân. Cây kim tiền sẽ mang đến cho gia chủ nhiều tài lộc, may mắn, tiền tài, sự phú quý, giàu sang, sung túc, ngày càng thịnh vượng.

Từ “kim” ở đây có nghĩa là phát tài còn “tiền” có nghĩa là sự giàu sang phú Quý. Người ta thường treo thêm lên trên cây kim tiền những chiếc nơ màu đỏ hoặc những dây đồng tiền màu vàng để tượng trưng cho Hỏa và Kim. Việc trang trí nhằm tăng thêm sự vượng khí cho cây và giúp chậu cây có thể hội tụ đủ các yếu tố quan trọng trong ngũ hành.

Cây kim tiền có rất nhiều ý nghĩa khác nhau
Cây kim tiền có rất nhiều ý nghĩa khác nhau

Trong phong thủy thì cây kim tiền là Mộc, nơi cây sống và phát triển sẽ là Thổ, hành động tưới nước cho cây phát triển thuộc hành Thủy. Hình ảnh cây kim tiền với những chiếc lá hình dáng oval, thân cây tươi tốt không ngừng vươn lên giữa những khắc nghiệt, khó khăn của thời tiết đã thể hiện sự mạnh mẽ, kiên cường, bất khuất và không ngừng tiến lên trong cuộc sống. Vì thế mà cây kim tiền còn được sử dụng để làm quà tặng vào dịp khai trương hay là thăm bệnh.

Xem thêm: Hoa bách hợp là hoa gì? Ý nghĩa hoa bách hợp trong tình yêu

Cây kim tiền ra hoa có ý nghĩa gì không?

Những ai đã và đang trồng cây kim tiền trong nhà chắc hẳn đều đã biết về ý nghĩa về phương diện phong thủy mà loại cây này mang lại. Thế nhưng, hầu hết người trồng lại không hề biết rằng khi cây kim tiền nở hoa, các ý nghĩa này còn lớn hơn so với trước gấp nhiều lần.

Hoa kim tiền thường có màu trắng hoặc là vàng nhạt, có hình trụ dài mọc từ dưới phần gốc lên. Trên hoa sẽ có những nếp uốn lượn hoa văn uyển chuyển vô cùng độc đáo và một lá kẹ bao bọc ở bên ngoài. Khi hoa nở, lá kẹ bao bên ngoài sẽ bung ra để lộ ra bông hoa phía bên trong.

Thường thì cây kim tiền rất hiếm khi nở hoa, nên đối với những người làm ăn lớn nếu loại cây này ra hoa là đang báo hiệu nhiều thành công rực rỡ phía trước sắp đến. Bao gồm cả sự thăng tiến công việc, tiền tài, sức khỏe và cả sự phú quý, giàu sang, mọi chuyện đều được thuận buồm xuôi gió.

Cây kim tiền nếu được chăm sóc đúng cách, đúng kỹ thuật thì có thể ra hoa vào giai đoạn cây đã trưởng thành, có đủ các cành nhánh. Thời điểm trong năm cây sẽ nở hoa là vào mùa xuân và mùa thu. Đó là lý do người trồng thường bón những loại phân kích thích để cây ra hoa vào những thời điểm này. Muốn cây có thể ra hoa thì người trồng cũng cần chú ý về mọi điều kiện nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, đất trồng và từng bước chăm sóc hàng ngày.

Như vậy bạn đã có thể biết cây kim tiền nở hoa là điềm gì rồi đúng không nào?

Cây kim tiền tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh, cây kim tiền có thế được gọi là “Aroid Palm” hay “Arum Fern” với tên khoa học gọi là Zamioculcas zamiifolia. Tuy nhiên, từ “Aroid Palm” được sử dụng nhiều hơn cả khi muốn nhắc đến loài cây vô cùng đặc biệt này.

Lá cây kim tiền có độc không?

Việc đặt cây kim tiền trong nhà hay văn phòng đã trở nên rất phổ biến. Tuy nhiên, vẫn có không ít người băn khoăn rằng liệu lá của cây kim tiền có chứa độc tố như lời đồn không.

Nhiều người thắc mắc cây kim tiền có độc hay không?
Nhiều người thắc mắc cây kim tiền có độc hay không?

Trên thực tế, ở cuống và lá của cây kim tiền có chứa các canxi oxalat (calcium oxalate). Theo trang Wikipedia thì canxi oxalat là độc tố có thể gây ảnh hưởng ngoài da lẫn bên trong cơ thể con người nếu không may nuốt vào.

Cụ thể, khi canxi oxalat tiếp xúc trực tiếp bên ngoài da thì chúng có thể gây ra sự kích thích ở các phần da nhạy cảm. Khi tiếp xúc với bên ngoài môi, thậm chí là nuốt vào thì độc tố này sẽ gây ngứa, nóng rát ở miệng họng, sưng miệng và dễ khiến cho bệnh nhân bị ngạt thở. Nếu nuốt phải 1 liều lượng canxi oxalat quá lớn thì bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị co giật, rơi vào hôn mê, thậm chí là tử vong.

Trên thực tế, nhiều trường hợp bệnh nhân bị nhiễm độc từ cây kim tiền thường sẽ là trẻ nhỏ. Chúng thường rất hiếu động, nghịch ngợm nên khi đặt cây ở vị trí thấp, trẻ sẽ dễ dàng dùng tay bứt lá cây để chơi hoặc nhai nuốt. Từ đó dẫn đến các sự cố nhiễm độc không đáng có.

Như vậy, nếu bạn đang thắc mắc lá cây kim tiền có độc không thì câu trả lời sẽ là có. Tuy nhiên, canxi oxalat là độc tố chỉ thật sự nguy hiểm khi con người chúng ta nuốt vào quá nhiều và lượng chất này ở trong cây kim tiền là không đáng kể nên bạn vẫn có thể sử dụng chúng để thanh lọc không khí và trang trí cho không gian nhà mình. Lưu ý để tránh xa tầm tay trẻ em là được.

Xem thêm: Lá xương sông – Cây thuốc vườn nhà với nhiều tác dụng thần kỳ

Cách xử lý ngộ độc cây kim tiền như thế nào?

Như đã nói thì chúng ta sẽ chỉ bị nhiễm độc tố từ cây kim tiền khi thực hiện hành động bứt lá, nuốt lá hoặc không may dính phải nhựa do cây tiết ra. Biểu hiện rõ nhất khi nhiễm phải canxi oxalat từ cây kim tiền sẽ là bị rối loạn tiêu hóa, cảm thấy nôn nao trong người, nóng rát ngoài da hoặc trong miệng, sưng tấy miệng,…

Kể cả người lớn và trẻ em, nếu gặp phải những triệu chứng nói trên thì chúng ta cũng cần xác định chính xác xem có phải cây kim tiền chính là nguyên nhân gây ra tình trạng đó hay không.

Nếu đúng là do loài cây này thì người nhiễm độc cần phải súc miệng với nước muối nhiều lần để giảm lượng độc tố ở trong miệng. Sau đó nhanh chóng đi đến cơ sở y tế gần nhất để được đội ngũ y tế hỗ trợ chữa trị kịp thời.

Hơn hết, để tránh những trường hợp không may có thể xảy ra ngoài ý muốn. Chúng ta nên đặt cây kim tiền ở những nơi thật cao ráo, tránh tầm tay trẻ em. Vị trí tốt nhất là đặt cây trên tủ cao, trong phòng làm việc của người lớn,…

Súc miệng liên tục để loại bỏ độc tố
Súc miệng liên tục để loại bỏ độc tố

Cây kim tiền để trong nhà có tốt không?

Ngoài việc mang ý nghĩa phong thuỷ, đem lại may mắn cho gia chủ thì theo nghiên cứu của các chuyên gia thực vật và môi trường học đến từ Đại học Copenhagen thì Z.zamiifolia chứa trong lá cây kim tiền có thể loại bỏ 0,01 mol/m2 các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi trong không khí như benzene, ethylbenzene, toluene và xylen mỗi ngày.

Thêm vào đó, những chiếc lá có kích thước lớn dày, xanh mướt có tác dụng rất tốt trong quá trình lọc bụi bẩn của bầu không khí, trả lại một không gian trong lành, thoáng đãng cho ngôi nhà của bạn. Do đó, trồng cây trong nhà cũng giúp cho chúng ta cảm thấy thư giãn, thoải mái, giải tỏa được căng thẳng sau những áp lực mệt mỏi do công việc hàng ngày gây ra.

Ngoài ra, khi đặt cây kim tiền ở cạnh các đồ nội thất như giường gỗ, bàn gỗ, tủ gỗ, ghế gỗ,… còn có thể giúp hấp thu các chất hóa học độc hại từ nước sơn bên ngoài của chúng.

Tại sao cây kim tiền bị vàng lá?

Có rất nhiều lý do khiến cho cây kim tiền bị vàng lá, trong đó nguyên nhân chủ quan là do người trồng không hiểu rõ về đặc tính sinh hoạt của loại cây này. Sau đây là lý do mà bạn có thể tham khảo:

Do tưới cho cây quá nhiều nước

Do kim tiền là loại cây mọng nước, có khả năng chịu hạn vô cùng tốt và có thể sống ở trong điều kiện thiếu nước. Do đó, nên cây thường không thích hợp để sống trong môi trường ẩm ướt, nếu tưới quá nhiều nước hoặc đất bị ngập trong nước sẽ dễ khiến cho cây kim tiền bị úng và vàng lá. Cây kim tiền khi bị ngập úng thường có những dấu hiệu như là: Gốc và rễ bị thối đen, có mùi, lá chuyển sang màu vàng đậm và nhũn mềm.

Do thiếu nước kéo dài

Tưới quá nhiều nước cũng sẽ làm cây kim tiền bị úng thế nhưng nếu thiếu nước trong 1 khoảng thời gian dài cũng sẽ khiến lá kim tiền bị vàng úa. Bởi vì, nếu thiếu nước quá lâu thì cây sẽ phải sử dụng lượng nước đang dự trữ trong thân và lá, khiến chúng bị hạn chế việc cung cấp nước lại cho những lá già. Dẫn đến lá dễ héo vàng và rụng nhiều hơn.

Ngoài ra việc trồng cây kim tiền ở những nơi có ánh sáng mặt trời quá gay gắt hay những nơi có nhiệt độ cao kể cả những khu vực gần với thiết bị điện tử như: Bếp, bóng đèn, lò sưởi,… cũng là nguyên nhân chính khiến lá bị vàng hay cháy lá.

Thiếu nước quá lâu cũng khiến lá cây bị úa vàng
Thiếu nước quá lâu cũng khiến lá cây bị úa vàng

Cây kim tiền bị cháy nắng dễ thấy nhất khi lá xuất hiện những màu vàng loang lổ thành từng mảnh, còn nếu lá chuyển sang màu vàng nhạt khô dần rồi rụng nhanh thì đó là dấu hiệu của việc cây đang bị thiếu nước trầm trọng.

Xem thêm: Rau Mùi Tàu và những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe

Cách xử lý hiện tượng cây kim tiền bị vàng lá

Sau đây là một cách khắc phục nếu cây kim tiền bị vàng lá mà bạn có thể tham khảo:

Đối với cây kim tiền đang bị thừa nước

Chuẩn bị một chiếc chậu mới có đất trồng thật tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt. Tiến hành cắt bỏ sạch sẽ các lá bị úng, sau đó cẩn thận lấy cả cây ra khỏi chậu, rũ bỏ bớt đất và đem trồng lại vào chậu mới. Thời gian này bạn nên hạn chế tưới nước cho cây.

Đối với cây bị thiếu nước trong 1 thời gian dài

Chỉ cần bổ sung thêm nước cho cây thật đầy đủ là được. Nhưng cũng cần chú ý là không được tưới nước ngập cây, để tránh cho cây khó có thể thích nghi hoặc lại bị úng nước tiếp.

Chỉ nên tưới nước mỗi ngày 1 lần và cách nhau từ 2 đến 3 ngày một lần, nhưng lưu ý không nên đem cây đi phơi ngay dưới nắng sau khi tưới hoặc tưới ngay khi cây đang được để ngoài nắng.

Đối với cây kim tiền đã bị thối rễ, thối thân

Ngay khi phát hiện cây có những dấu hiệu liên quan đến thối rễ như là: Lá chuyển sang màu vàng, cây nghiêng đổ xuống và có mùi khó chịu bốc lên,… thì bạn cần nhấc cây ngay ra khỏi đất, sau đó cắt bỏ bớt đi phần rễ đã bị thối hoặc nếu cây bị thối quá nghiêm trọng thì cần cắt bỏ toàn bộ phần rễ. Rễ sẽ mọc lại ngay nên bạn cũng không cần quá lo lắng đâu nhé. Hoặc để yên tâm hơn bạn có thể sử dụng thuốc kích thích mọc rễ để rút ngắn thời gian.

Tiếp theo tiến hành trộn hỗn hợp đất mới gồm có đất cát, xơ dừa, tro trấu, mùn cưa, phân hữu cơ. Cần duy trì cho đất có độ ẩm nhẹ trong khoảng 2 đến 3 ngày đầu bằng cách tưới một ít nước vào đất. Còn đối với những trường hợp cây đã bị thối quá nặng trên toàn bộ thân thì không còn cách nào khác ngoài việc là mua cây con mới ngoài cửa hàng hay nhân giống cây con bằng lá cây.

Đối với cây kim tiền bị sâu bọ, rệp tấn công

Cây kim tiền thường hay bị nhện đỏ nhỏ, mạng nhện, rệp trắng đeo bám ở phần bề mặt rìa và bên dưới lá. Đối với trường hợp nhẹ thì bạn có thể trực tiếp dùng tay gỡ mạng nhện và bắt rệp kết hợp cùng xịt nước xà phòng lên lá hoặc lau lá bằng nước muối, hay cắt bỏ những lá bị sâu bọ tấn công để hạn chế sự lây lan. Còn đối với những trường hợp nặng hơn, rệp và nhện đeo bám với số lượng lớn thì bạn nên phun thuốc trừ sâu cho cây.

Nên dùng bình xịt để tưới cây kim tiền
Nên dùng bình xịt để tưới cây kim tiền

Có thể mua cây kim tiền ở đâu và giá thành ra sao?

Nhu cầu mua cây kim tiền đang ngày càng gia tăng bởi loại cây này không những mang nhiều điều may mắn mà còn giúp cho không gian nhà được trang trí đẹp hơn và thanh lọc bầu không khí trong nhà.

Hiểu được nhu cầu này của khách hàng nên hiện nay, các nơi chuyên bán cây cảnh đều đã có bán những loại cây kim tiền với đầy đủ mọi loại kích thước khác nhau mà bạn có thể thoải mái lựa chọn cho mình 1 cây ưng ý. Từ cây để bàn văn phòng cho đến những cây lớn để đặt trong nhà đều có. Bạn cũng có thể mua cây tại các trang thương mại uy tín tại Việt Nam và được các cửa hàng giao trực tiếp cây kim tiền đến tận nhà với cước phí hợp lý.

Giá các loại cây cao từ 15 đến 30cm để bàn thì có giá riêng và dao động trong khoảng từ 70.000 đến 100.000 đồng/cây. Còn những loại cây có kích thước lớn từ 30cm trở lên thì sẽ tính theo giá của chậu và giá có thể giao động từ 200.000 đến  500.000 đồng/cây. Tốt nhất, bạn nên liên hệ trực tiếp với từng đại lý để có thể được tư vấn rõ hơn.

Các vị trí đẹp để đặt cây kim tiền

Vị trí để đặt cây kim tiền cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng cho gia chủ. Nó vừa đảm bảo hài hòa về phương diện phong thủy, lại còn góp phần đảm bảo cây có đủ ánh sáng chiếu vào và đảm bảo điều kiện sinh trưởng thật tốt, ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của cây. Các vị trí nên đặt cây kim tiền mà bạn nên tham khảo bao gồm:

  • Đặt tại đại sảnh hoặc tiền sảnh: Đối với những tòa nhà văn phòng, hay nhà mặt phố có không gian rộng với nhiều ánh sáng sẽ giúp cây hấp thụ, quang hợp dễ hơn đồng thời đón tài lộc cho cả tòa nhà. Đặt chậu cây kim tiền cỡ lớn trên bệ cao phía Đông, quẻ chấn thuộc vào mệnh Mộc, cung Đông Nam quẻ Tốn mệnh Mộc sẽ là vị trí đẹp hợp phong thủy nhất.
  • Đặt cây trên bàn làm việc: Những dân văn phòng, dân kinh doanh thường liên quan đến tiền bạc, mong muốn được thăng quan tiến chức rất ưa chuộng đặt chậu cây kim tiền cỡ nhỏ ở bàn làm việc với mong muốn công việc luôn trôi chảy, thuận lợi.
  • Đặt cây tại ban công hoặc cửa sổ: Đặt cây tại cửa sổ hay ban công sẽ giúp điều hòa không khí và góp phần trang trí nội thất trong nhà được đẹp và hiện đại.
Đặt cây kim tiền ở trong nhà sẽ giúp điều hòa không khí
Đặt cây kim tiền ở trong nhà sẽ giúp điều hòa không khí

*Lưu ý: Kim tiền mang dương khí mạnh làm mất cân bằng âm dương nên bạn tuyệt đối không nên đặt chậu cây kim tiền trong phòng ngủ bởi phòng ngủ cần được trung hòa âm dương để không ảnh hưởng đến giấc ngủ của chủ nhà.

Mong rằng những thông tin trên đây của chúng tôi đã giúp bạn đọc biết được cây kim tiền có chứa độc hay không cũng như nguyên nhân và cách để xử lý tình trạng lá bị vàng 1 cách hợp lý nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *