Dạo gần đây, “hư vô”, “thế giới hư vô” và “chủ nghĩa hư vô” đều là những thuật ngữ được đề cập rất nhiều trên các nền tảng mạng xã hội. Vậy hư vô là gì? Chủ nghĩa hư vô là gì? Thế giới hư vô là gì? Hãy cùng muahangdambao.com chúng tôi tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây!
Hư vô là gì?
Hư vô là gì? Trong tiếng Trung, hư vô được tiểu là 無 (tạm dịch: sự thiếu vắng của một sự vật, sự việc hoặc hiện tượng nào đó mà người ta đang mong đợi, kỳ vọng vào sự hiện diện của nó.
Do đó, ta có thể hiểu nôm na hư vô là một trạng thái không tồn tại hoặc ngừng tồn tại của sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó. Ví dụ: nhiều người không tin Thiên Chúa có thật nên đã cho rằng việc Thiên Chúa sáng tạo ra vũ trụ chỉ là hư vô.
Chủ nghĩa hư vô là gì?
Chủ nghĩa hư vô là gì? Chủ nghĩa hư vô là niềm tin về thế giới quan đặc biệt, phủ nhận hoàn toàn hoặc kêu gọi mọi người đặt câu hỏi về các giá trị được thiết lập chung như: chuẩn mực văn hóa, đạo đức, tôn giáo, tín ngưỡng,…
Theo góc nhìn của triết học, chủ nghĩa hư vô là một số quan điểm không có ý nghĩa khách quan, giá trị hoặc sự thật. Ngoài ra, chúng còn được coi là chủ nghĩa vô thần, không tồn tại các vật thể, bộ phận, đạo đức,… và nhận thức dựa trên sự phủ nhận kiến thức của nhân loại.
Những người theo chủ nghĩa hư vô được coi là những kẻ hư vô, bởi họ luôn có một nụ cười mỉa mai, hành vi khiêu khích và tuân thủ các quan điểm sau:
- Không có đạo đức thật sự
- Không có sự thật vô điều kiện
- Không có hành động được ưa thích hơn hành động nào
- Không có thế giới thực, tất cả mọi điều đều là ảo ảnh
Bản chất của chủ nghĩa hư vô
Trên thực tế, chủ nghĩa hư vô chính là việc bác bỏ sự tồn tại của ý nghĩa tự trị ở bất kỳ hình thức nào. Điều đó bao gồm việc phủ nhận sự tồn tại của con người, chính quyền, tầm quan trọng của đạo đức, văn hóa và các chuẩn mực xã hội,…
Thế nên, những người theo chủ nghĩa hư vô thường có xu hướng xung đột, lập dị với mọi người xung quanh mỗi khi có quan điểm, ý kiến hay định kiến trái chiều với họ.
Theo góc nhìn của tâm lý học, người hư vô là người đã quá thất vọng, tuyệt vọng với cuộc sống, bởi thế giới xung quanh vận hành trái ngược với những suy nghĩ, niềm tin bên trong họ.
Ngoài ra, phần lớn những người theo chủ nghĩa hư vô đều bị giằng xé giữa mong muốn tự do và được thuộc về một nhóm nào đó. Vì vậy, khi mong muốn tự do của họ càng lớn thì họ sẽ càng cảm thấy cô đơn, cô độc, thậm chí muốn tự hủy hoại bản thân, từ chối ý nghĩa của việc được tồn tại.
Do đó, bản chất của những hành động mâu thuẫn, bạo lực, nụ cười mỉa mai,… của những người hư vô đều là phản ứng tự vệ tự nhiên, nhằm bảo vệ cảm xúc của họ giữa những khác biệt to lớn xung quanh.
Các hình thức phổ biến của chủ nghĩa hư vô
Chủ nghĩa hư vô pháp lý
Chủ nghĩa hư vô pháp lý là gì? Chủ nghĩa hư vô pháp lý là một hình thức từ chối pháp luật với tư cách là một thể chế xã hội. Sau đó, họ có thể sẽ thực hiện các hành động mang tính bất hợp pháp hoặc cản trở sự hình thành của hệ thống pháp luật nhà nước.
Loại chủ nghĩa hư vô này được bắt đầu từ sự không tin tưởng vào hệ thống của pháp luật, từ đó có những định kiến và chống lại quyền lực, mệnh lệnh và tầm nhìn của nhà nước.
Chủ nghĩa hư vô xã hội
Chủ nghĩa hư vô xã hội là chủ nghĩa bao gồm nhiều mặt như: đạo đức, tôn giáo, ý thức,… và phụ thuộc chủ yếu vào sự từ chối của nghệ thuật, văn hóa, chính trị. Do đó, chủ nghĩa hư vô không được coi là một thế giới quan khi chúng bị biến thành một sự phủ nhận tự nhiên của những kẻ phản động, bảo thủ, lỗi thời.
Ngày nay, chủ nghĩa hư vô xã hội đang được thể hiện dưới 3 hình thức chính như sau:
- Hình thức từ chối các tầng lớp xã hội: Những người thuộc hình thức này thường không tán thành các thay đổi của Chính phủ, lập ra các cuộc biểu tình và công khai chống lại các chính sách khắc nghiệt đang được thực thi.
- Hình thức từ chối hình vi: Tại đây, con người sẽ từ chối toàn bộ hành vi, đạo đức và tâm lý của những người xung quanh.
- Hình thức thù địch với thể chế nhà nước: Sự khác biệt về quan điểm, tầm nhìn và sứ mệnh đã khiến cho những người theo chủ nghĩa hư vô xã hội sinh ra lòng đố kỵ, hận thù đối với những người có quyền lực.
Nhìn chung, chủ nghĩa hư vô ngày càng được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều có điểm chung là không tin tưởng những gì được đưa ra bởi xã hội hoặc những người xung quanh.
Vô thường là gì? Hiểu đúng ý nghĩa vô thường trong Phật giáo
Trên đây là toàn bộ thông tin về hư vô và chủ nghĩa hư vô mà muahangdambao.com muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu hư vô là gì, chủ nghĩa hư vô và thế giới hư vô là gì.
Ngoài ra, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc, muốn tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này, đừng quên truy cập vào các bài viết liên quan khác của chúng tôi tại website muahangdambao.com hoặc để lại bình luận phía dưới, chúng tôi sẽ phản hồi sớm nhất có thể!