Cô đơn là gì? Làm sao để hết cảm giác cô đơn?

Cô đơn là một cảm xúc rất đỗi bình thường của con người. Vậy thì cô đơn là gì? Làm thế nào để có thể đối phó với sự cô đơn? Hãy cùng với muahangdambao.com tìm hiểu về điều này trong bài viết sau đây các bạn nhé! Chắc chắn bạn sẽ tìm được câu trả lời cho riêng mình!

Nội dung bài viết

Tìm hiểu cô đơn là gì?

Cô đơn hay sự cô đơn là một trạng thái cảm xúc phức tạp và thường gây khó chịu cho con người. Cô đơn thường sẽ bao gồm những cảm giác lo lắng về sự thiếu kết nối với xã hội hay giao tiếp với những cá nhân khác, cả trong hiện tại cũng như tiếp tục kéo dài tới tương lai.

Cảm giác cô đơn là cảm giác như thế nào?
Cảm giác cô đơn là cảm giác như thế nào?

Như vậy, sự cô đơn vẫn có thể cảm nhận được ngay cả khi con người được bao quanh bởi nhiều người. Nguyên nhân của sự cô đơn thì rất đa dạng, nó có thể bao gồm các vấn đề về xã hội, tâm thần, tình cảm và những yếu tố thể chất khác.

Nghiên cứu chỉ ra rằng sự cô đơn rất phổ biến trong xã hội loài người. Sự cô đơn cũng được miêu tả như là một nỗi đau tâm lý – và đây cũng là cơ chế thúc đẩy một cá nhân tìm kiếm sự kết nối với xã hội. Sự cô đơn thường được định nghĩa trong những mối liên hệ của một người với người khác, cụ thể hơn sẽ là “một trải nghiệm khó chịu xảy ra khi mạng lưới quan hệ xã hội của một người bị khiếm khuyết trên một số phương diện quan trọng”.

Thực chất, cô đơn không phải là không có ai ở bên cạnh, cô đơn cũng không phụ thuộc vào số lượng bạn bè hay những mối quan hệ mà người ta có, mà nó phụ thuộc vào cảm xúc của chính bạn với những mối quan hệ ấy. Đó là cảm giác bạn bị lạc lõng và cô lập hoàn toàn với những người xung quanh.

Đã bao giờ bạn cảm thấy mình đang trở lên lạc lõng với thế giới, cảm thấy dường như mọi người đều không thể hiểu mình? Nếu có thì chắc hẳn là bạn đang cô đơn lắm đấy.

Cô đơn tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh có khá nhiều từ vựng để nói về sự cô đơn nhưng phổ biến nhất là “alone” hoặc “lonely”. Tuy nhiên, “alone” chỉ có nghĩa là “một mình”, dùng khi nói đến ai đó bị tách biệt hoàn toàn hoặc không có ai  khác ở xung quanh. Còn “lonely” có nghĩa chính xác là “cô đơn”, là cảm giác không vui khi chỉ có mỗi một mình. Phụ thuộc vào ngữ cảnh mà bạn có thể sử dụng sao cho thích hợp nhất!

  • Ví dụ 1: I like to be alone for short periods. (Dịch Việt: Tôi muốn được ở 1 mình trong khoảng thời gian này!)
  • Ví dụ 2: The only green thing was a lone/solitary pine tree. (Dịch Việt: Thứ có màu xanh duy nhất ở đây đó chính là một cây thông cô đơn.)
  • Ví dụ 3: I’m so lonely. (Dịch Việt: Tôi cảm thấy rất cô đơn.)

Nguyên nhân chính dẫn đến cảm giác cô đơn là gì?

Có một tuổi thơ không hạnh phúc

Cảm giác cô đơn có thể do những biến cố hoặc trải nghiệm không tốt trong cuộc đời gây ra. Chẳng hạn như, thuở thơ ấu bạn sống trong 1 gia đình có bố hoặc mẹ có tính cách nóng nảy thường sẽ dẫn đến tính cách im lặng và sống nội tâm hơn. Hoặc khi cha mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng lên con cái đã làm cho chúng cảm thấy ngột ngạt, khó thở và không thể chia sẻ với ai. Và chính những áp lực này đã vô hình xây dựng nên 1 khoảng trống “chỉ có một mình” trong mỗi đứa trẻ.

Việc trẻ em thiếu đi những mối quan hệ tình bạn trong thời thơ ấu và tuổi thanh xuân hay sự vắng mặt của những người có ý nghĩa ở xung quanh cũng có thể dẫn đến những rào cản trong tâm lý và tạo nên sự cô đơn.

Tuổi thơ không hạnh phúc có thể khiến 1 người cô đơn từ khi còn nhỏ
Tuổi thơ không hạnh phúc có thể khiến 1 người cô đơn từ khi còn nhỏ

Bị ảnh hưởng từ xã hội

Khi trưởng thành hơn thì những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ sẽ khiến chúng ta luôn giữ 1 thái độ vô cùng thận trọng khi tiếp xúc với người khác. Bên cạnh đó, chúng ta còn có thêm khuynh hướng tự chỉ trích bản thân, giảm lòng tin vào người khác và cả chính mình, từ đó tạo ra 1 vỏ bọc độc lập với cả xã hội.

Nhiều người lần đầu tiên cảm nhận được sự cô đơn là khi họ bị bỏ lại một mình lúc chỉ mới là một đứa trẻ sơ sinh. Sự cô đơn xảy ra rất phổ biến, mặc dù có đôi lúc nó chỉ là sự thoáng qua. Đó có thể là kết quả của một cuộc chia tay, ly hôn, hay bỗng dưng mất mát đi bất kỳ mối quan hệ thân thiết nào đó.

Trong những trường hợp như thế này thì sự cô đơn có thể được bắt nguồn từ sự mất đi một người đặc biệt nào đó hay từ việc rút khỏi vòng kết nối xã hội được gây ra bởi những biến cố hoặc những nỗi buồn có liên quan.

Sự đảo lộn trong các mối quan hệ

Sự mất đi một người vô cùng quan trọng với bạn trong cuộc sống thường sẽ bắt đầu bằng một phản ứng đau buồn. Trong tình huống này, con người có thể cảm thấy vô cùng cô đơn, ngay cả khi vẫn có những người khác đồng hành ở bên cạnh.

Sự cô đơn cũng có thể xảy ra sau khi phụ nữ sinh con (một biểu hiện của trầm cảm sau sinh), sau 1 cuộc hôn nhân tan vỡ. Thậm chí những sự kiện làm đảo lộn hoàn toàn cuộc sống như việc chuyển nơi ở từ quê nhà tới một cộng đồng không quen thuộc, dẫn đến nỗi nhớ nhà sâu sắc.

Sự cô đơn cũng có thể xảy ra trong một cuộc hôn nhân không có tính ổn định hay các mối quan hệ tình cảm gần gũi khác có tính chất tương tự. Trong đó cảm xúc hiện tại có thể sẽ bao gồm sự giận dữ, oán giận hoặc là không thể cảm nhận được tình thương yêu.

Khả năng giao tiếp kém

Sự cô đơn có thể là biểu hiện của căn bệnh rối loạn chức năng giao tiếp và cũng có thể là kết quả của những nơi có mật độ dân số quá thấp. Trong đó có rất ít sự tương tác giữa con người đối với nhau.

Sự cô đơn cũng được xem như là một hiện tượng của xã hội bởi nó có khả năng lan truyền như một dịch bệnh. Khi một người trong một nhóm người nào đó bắt đầu cảm thấy cô đơn thì cảm giác này hoàn toàn có thể lan sang cho người khác, dẫn đến việc gia tăng nguy cơ xuất hiện cảm giác cô đơn ở nhiều người hơn. Mọi người vẫn có thể cảm thấy sự cô đơn bủa vây ngay cả khi họ được bao quanh giữa rất nhiều người khác.

Giao tiếp khiến bạn trở nên lạc lõng giữa đám đông và dần cảm thấy cô đơn
Giao tiếp kém khiến bạn trở nên lạc lõng giữa đám đông và dần cảm thấy cô đơn

Môi trường sống thiếu sự thân thiện

Ngoài ra, môi trường sống xung quanh cũng là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng đến sự cô đơn. Công việc quá áp lực dễ làm chúng ta cảm thấy mệt mỏi, stress và không tạo nên những mối quan hệ tích cực với đồng nghiệp. Chính nó cũng là cũng là nguyên nhân khiến mối quan hệ của bạn với gia đình trở nên xa cách. Việc sử dụng mạng xã hội thường xuyên cũng khiến chúng ta ít tương tác thực tế với bạn bè bên ngoài hơn. Xây dựng một hình ảnh quá hoàn hảo của mình trên thế giới ảo sẽ làm xã hội ít hạnh phúc hơn,…

Xem thêm: Tự chủ là gì? Biểu hiện và cách rèn luyện tính tự chủ cho bản thân

Những biểu hiện của cô đơn

Cô đơn chắc chắn là cảm xúc mà ai cũng đã từng trải qua ít nhất vài lần trong đời. Vậy biểu hiện của sự cô đơn là gì? Hãy tham khảo những dấu hiệu nhận biết cụ thể ng sau đây!

Dành quá nhiều thời gian cho các trang mạng xã hội

Bạn thường xuyên lang thang trên những trang mạng xã hội cả ngày nhưng lại chẳng có mục đích cụ thể nào cả. Bạn thích lướt hết bảng tin Facebook, Twitter, Instagram hay ra vào tường cá nhân của một đống người, thế nhưng bạn cũng chả quan tâm gì đến họ, chẳng vì điều gì, chỉ là “rảnh” thì xem linh tinh thôi.

Cứ có thời gian rảnh là bạn lại chăm chú vào chiếc điện thoại và lướt, lướt, lướt không hồi kết. Bạn cứ load đi load lại trang chủ Facebook đến mức mỏi tay như một thói quen trong khi timeline chẳng có cập nhật gì mới và những dòng trạng thái của mọi người thì vẫn thế. Vậy tức là bạn đang rất cô đơn rồi đấy.

Thường hay thức khuya hoặc muốn vùi mình trong bóng tối

Mặc dù đồng hồ đã điểm 2, 3 giờ sáng rồi nhưng đôi mắt bạn vẫn chẳng thể nhắm lại để ngủ được. Hoặc bạn vẫn nằm đấy với ánh sáng le lói phát ra từ màn hình điện thoại, hoặc là bạn đang trằn trọc mãi ở trên giường với hàng tá các suy nghĩ linh tinh, nhưng cũng có đôi khi trong đầu bạn hoàn toàn trống rỗng, chẳng có gì ngoài sự vô vọng.

Tình trạng đó cứ lặp đi lặp lại đến nỗi thức khuya đã trở thành thói quen của riêng bạn. Và bạn chính là 1 “cú đêm” chính hiệu, nhưng không phải vì làm việc, cũng chẳng học bài. Chỉ đơn giản là bạn không thể chìm vào giấc ngủ sớm được mà thôi. Vâng, bạn đang rất cô đơn đấy!

Thấy mình trở nên khác biệt hoàn toàn với cả thế giới

Bạn cảm thấy vô cùng sợ hãi khi phải đứng ở trong một đám đông người. Bản thân bạn cũng sợ hãi ánh mắt đánh giá của mọi người, sợ người ta biết bạn đang ở trong trạng thái cô đơn.

Bạn luôn cảm thấy xa lạ và lọt thỏm giữa 1 đám đông. Trong các cuộc vui, rất dễ để bắt gặp bạn là người đang chăm chú vào điện thoại, đang nhìn bâng quơ đâu đó hoặc ngồi cạnh cửa sổ khi mọi người đang hòa mình vào cuộc vui, gặp gỡ nói chuyện với nhau.

Bạn cảm thấy chơi vơi giữa dòng người đông đúc
Bạn cảm thấy chơi vơi giữa dòng người đông đúc

Bạn thấy bản thân mình sẽ không thể nào hòa nhập vào với thế giới xung quanh, nhưng đôi khi vẫn cố gắng để chen mình vào một nhóm người nào đấy. Có thể điều đó là những nỗ lực nhỏ nhoi làm bạn cảm thấy được an toàn hơn, nhưng thâm tâm bạn biết rằng bạn đang cô đơn rất nhiều.

Thích cảm giác ở một mình nhưng đôi khi cũng sợ hãi nó

Lúc đi ăn, đi chơi, đi học,… hay là đi bất cứ đâu thì bạn luôn chỉ có một mình và cũng chỉ muốn được ở một mình. Tuy nhiên, đôi khi bản thân bạn cũng sợ hãi chính cái sự một mình đó, nhưng bản thân bạn lại không thể làm gì để hòa nhập với những người xung quanh.

Ngồi một mình cả ngày cũng không sao

Ngay cả khi ngồi thẫn thờ cả 1 ngày bạn cũng không cảm thấy có vấn đề gì. Những ý nghĩ vẩn vơ cứ thay phiên nhau lướt trong đầu bạn và bạn chỉ lặng ngồi nhìn thế giới đang chuyển động, theo dõi những người xung quanh đang vội vã di chuyển, nói cười. Bạn không cần ai quan tâm và cũng chẳng cần phải quan tâm tới ai. Bạn đang cô đơn đấy!

Nghe đi nghe lại mãi một bài hát nào đó

Nhiều người vẫn nghĩ đây chỉ là thói quen, chứ không liên quan gì đến cô đơn nhưng nếu có thời gian, bạn hãy để ý mà xem, đặc biệt là với những bản nhạc đã cũ, chúng sẽ luôn gợi nhớ lại kỷ niệm đã qua.

Khi bạn nghe đi nghe đi lại mãi cũng là lúc bạn đang dần chìm đắm trong những chuyện của quá khứ. Thường thì chỉ với những kỷ niệm rất buồn con người ta mới khó có thể thoát ra được. Và những người cô đơn, lại chỉ muốn làm bạn mãi mãi với những chuyện quá khứ đau thương.

Không có nổi một người bạn thân thiết nào

Bạn thân là những người “có thể lắng nghe mình mà không cần nói thêm gì khác”. Nhiều người có thể có nhiều mối quan hệ nhưng khi gặp phải một vấn đề khó khăn hay rơi vào trạng thái tâm lý bất ổn thì chỉ có bạn thân mới có thể giúp họ. Nhưng nếu bạn không có lấy dù chỉ duy nhất một người để tin tưởng thì có lẽ bạn rất cô đơn!

Luôn tỏ ra là mình ổn

Luôn chứng tỏ bản thân mình rất mạnh mẽ, ra vẻ không sao, ổn cả thôi. Bạn luôn tạo cho mình vỏ bọc vui vẻ, hòa nhã, biết lắng nghe người khác. Vì bản thân bạn biết kể cả có nói ra thì sẽ chẳng ai quan tâm, lắng nghe hay giúp bạn cả. Bạn luôn biết rằng chỉ có chính bạn mới tự giúp mình được mà thôi. Đây chính là dấu hiệu chứng tỏ rằng bạn đang chỉ có một mình và rất cô đơn!

Rất thích cười và “chú tâm” nghe mọi người nói chuyện với nhau

Bạn là người rất hay nở nụ cười, nhưng nụ cười của bạn thật ra lại vô cùng trống rỗng. Bạn cười chỉ để hợp hoàn cảnh, cho đúng lúc và để không phải bị lạc loài với thế giới mà thôi chứ thâm tâm bạn thấy mọi thứ thật nhạt nhẽo và vô vị.

Bạn cũng luôn tỏ ra chú tâm, hòa nhập với “cộng đồng”, luôn luôn lắng nghe mọi người nói chuyện. Nhưng thực tế thì bạn thấy mình chẳng ăn nhập, hòa hợp chút gì với họ cả. Bởi chính bạn cũng đang cảm thấy mình rất cô đơn!

Luôn tỏ ra ngại ngùng khi phải nhìn vào mắt của người đối diện

Nói 1 cách chính xác hơn thì bạn luôn tìm cách để lảng tránh ánh mắt của người đối diện mỗi khi đang nói chuyện. Bạn rất khó chủ động để bắt chuyện với một người lạ trong lần đầu gặp gỡ. Bạn thực sự không thấy đủ tự tin khi phải mặt – đối – mặt, mắt nhìn mắt khi giao tiếp với nhau.

Bạn rất ngại phải giao tiếp với mọi người, ngại phải tiếp xúc với quá nhiều người mà mình không quen biết. Vậy nên bạn có thể giữ im lặng suốt cả buổi gặp hay có nói chuyện thì cũng không tự nhiên. Đó chính là trạng thái của sự cô đơn ở bạn.

Bạn cảm thấy ngại ngùng khi phải đối mặt với quá nhiều người
Bạn cảm thấy ngại ngùng khi phải đối mặt với quá nhiều người

Làm tất cả mọi thứ một mình

Đôi khi điều bạn mong muốn chỉ đơn giản là một người bạn để đồng hành, cùng nhau chia sẻ mọi thứ và người ấy có thể lắng nghe, thấu hiểu những cảm xúc trong lòng bạn. Thế nhưng sau cùng, bạn lại chẳng thể tìm được cho mình người bạn nào hợp cạ để có thể gắn bó lâu dài.

Hằng ngày bạn vẫn cứ vậy, vẫn đi đến công ty, đi học, bận rộn với guồng quay không ngừng của cuộc sống và tất bật lo liệu mọi thứ chỉ một mình. Rồi sẽ có một ngày, bạn nhận ra rằng mình đã dần quen với việc tự lập nhưng nỗi cô đơn cũng bắt đầu gõ cửa tới bạn. Bạn chẳng còn biết gọi ai đi cùng mình vào những dịp rảnh rỗi hay đơn giản chỉ là bạn bè gặp gỡ nhau, đi cà phê tán gẫu, làm vài bộ phim cùng nhau cũng không có nốt. Bạn có đang nhận ra mình đã rơi vào tình trạng ấy không?

Chỉ thích quanh quẩn ở trong nhà hoặc trên giường ngủ cả ngày

Thỉnh thoảng chúng ta vẫn nên có những khoảng trống dành cho riêng mình – những giây phút mà ta hoàn toàn được ở một mình, biệt lập với cả thế giới – để có thể lắng nghe bản thân mình đang muốn gì nhiều hơn.

Thế nhưng nếu việc này xảy ra quá thường xuyên đối với bạn, bạn cảm thấy mình dần mất đi năng lượng và chỉ muốn được ở nhà, cuộn mình trong chăn ấm suốt cả tuần. Thậm chí chẳng buồn ra ngoài tiếp xúc với ai thì có lẽ, sự cô đơn chính là nguyên nhân khiến bạn trở nên chán nản và mệt mỏi đến vậy vào lúc này.

Tác hại lâu dài của cô đơn

  • Nguy hiểm hơn cả việc bạn hút thuốc lá thường xuyên.
  • Gây ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý của bạn.
  • Ảnh hưởng đến sự vận hành của não bộ.
  • Gặp vấn đề về giao tiếp với mọi người xung quanh.
  • Dễ lạm dụng những chất kích thích.
  • Tăng cảm giác thèm ăn và mắc căn bệnh béo phì.
  • Gia tăng nguy cơ mắc rất nhiều bệnh lý như: Huyết áp cao, tim mạch, tiểu đường, các bệnh viêm nhiễm, bệnh Alzheimer,…
  • Làm rối loạn giấc ngủ hằng ngày của bạn.
  • Lười chăm sóc cho bản thân và từ chối đón nhận những thử thách mới.

Xem thêm: Vô tâm là gì? 9 biểu hiện của người đàn ông vô tâm trong hôn nhân

Vậy làm thế nào để hết cảm giác cô đơn?

Dưới đây là những điều mà bạn có thể làm theo để cảm thấy bớt cô đơn, tự tin hơn và kết nối được với người khác:

Dũng cảm thừa nhận mình đang cô đơn

Bước đầu tiên cần làm để hết cô đơn là đối mặt với thực tế. Thế nhưng mọi người lại cố gắng phủ nhận việc họ đang cô đơn mà chỉ cho rằng họ cảm thấy lo lắng hoặc chán nản mà thôi.

Nhiều người cảm thấy xấu hổ khi thừa nhận họ đang cô đơn vì cho rằng nó giống như bị xã hội cô lập hoặc có lối sống lập dị. Tuy nhiên, việc chối bỏ sự cô đơn cũng đồng nghĩa với việc vụt mất cơ hội để đấu tranh với nó.

Chấp nhận sự cô đơn để tìm cách khắc phục nó
Chấp nhận sự cô đơn để tìm cách khắc phục nó

Luôn nhắc nhở bản thân rằng không chỉ mình thấy cô đơn

“Chúng ta không hề đơn độc trong nỗi cô đơn”, Rokach đã từng nói. Tuy nhiên, không nhất thiết phải cô đơn bởi vì những người khác cũng vậy. Thay vào đó, đây là cơ hội vô cùng tuyệt vời để nhớ rằng, giống như bất cứ ai khác, bạn có sức mạnh vượt trội để thoát khỏi tình trạng này.

Có những suy nghĩ thực tế hơn

Mặc dù có những việc bạn có thể làm để bản thân bớt cảm giác cô đơn, nhưng không phải lúc nào điều này cũng có kết quả. Mọi người không muốn kết nối cùng với bạn, họ quá bận rộn để làm hoặc cuối cùng bạn vẫn cảm thấy bị bủa vây bởi cô đơn.

Những khoảnh khắc đó chắc hẳn sẽ rất khó khăn, thế nhưng điều quan trọng nhất là phải kiên trì. Nếu bắt đầu giải quyết nỗi cô đơn của mình với nhận thức rằng đây là trò chơi có lúc thắng, lúc thua thì bạn sẽ không nhanh chóng để từ bỏ nó.

Đừng từ chối mọi thứ hoặc giữ khoảng cách với mọi người

Cảm giác xấu hổ và tự ti thường sẽ đi kèm với sự cô đơn. Và phản ứng phổ biến lúc này của chúng ta là khiến bản thân nghĩ rằng mình không thực sự cần bất cứ ai cả, mọi thứ sẽ tốt hơn nếu bạn 1 mình và chủ động làm nốt.

Tuy nhiên, phản ứng như vậy sẽ gây hại đến sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn. Mọi người cần nhau và mọi người cần cảm thấy bản thân đang được yêu thương. Chính vì vậy, ngay khi bạn muốn “gắn nhãn” cho sự cô đơn của mình thì hãy thử làm điều gì đó để ngăn chặn điều đó.

Viết ra nhật ký những kỷ niệm khiến bạn vui vẻ

Bạn chỉ cần dành 15 phút mỗi ngày để ghi lại những khoảnh khắc đặc biệt, hạnh phúc mà bạn đã có với bạn bè và gia đình là đã đủ để vượt qua cảm giác tiêu cực rồi. Quá trình này được lặp lại thường xuyên sẽ nhắc nhở bạn rằng bạn không hề cô đơn, và những ký ức tốt đẹp ấy chắc chắn sẽ giúp cải thiện tâm trạng của bạn.

Thường xuyên mỉm cười

Các nhà khoa học khuyên bạn nên nhắm mắt lại rồi nghĩ về lần cuối cùng mà bạn khiến ai đó cười hoặc cảm thấy vui vẻ, sau đó để cơ thể sẽ làm phần còn lại. Chỉ cần nghĩ những lúc bạn đang tếu táo, nụ cười sẽ tự động nở ngay trên khuôn mặt bạn. Mỉm cười là 1 động tác đơn giản nhưng sẽ làm khơi dậy tất cả những chất dẫn truyền thần kinh tốt nhất có trong não bộ và khiến bạn cảm thấy hạnh phúc hơn so với chỉ vài giây trước đó. Hãy giữ vững cảm giác đó bằng cách dựa vào những thứ khiến bạn cảm thấy thực sự dễ chịu, chẳng hạn như là đọc 1 cuốn sách yêu thích hoặc chạy bộ chẳng hạn.

Ghi lại tất cả những điều mà bạn cảm thấy biết ơn

Viết lại những kỷ niệm vui vẻ mà bạn đã gặp mỗi ngày
Viết lại những kỷ niệm vui vẻ mà bạn đã gặp mỗi ngày

Khi cô đơn, bạn thường vùi bản thân vào trong chính những suy nghĩ của mình. Và để thoát khỏi đó, hãy cố gắng viết ra một vài điều mà bạn thấy biết ơn hay trân trọng như là bạn đang có một công việc tốt, một mái nhà hạnh phúc và những người thân yêu nhất. Cách này sẽ giúp dịch chuyển suy nghĩ sang những người thân thiết mà bạn quan tâm và các yếu tố tích cực hơn trong cuộc sống của bạn.

Tham gia làm tình nguyện viên

Hãy cân nhắc đăng ký các chương trình làm tình nguyện sẽ rất tốt cho bạn. Dành một ngày chỉ để làm việc với người già hoặc giúp đỡ những người đang gặp khó khăn sẽ thỏa mãn mong muốn cảm thấy bản thân là người có ích. Ngoài ra, thời gian bạn dành ra để làm quen với những người bạn mới cũng sẽ giúp bạn có thêm được sự thân mật và kết nối mà bạn đang mong muốn.

Nuôi 1 con thú cưng hoặc dành thời gian rảnh với người khác

Thường xuyên tương tác với động vật có khả năng giúp bạn giải phóng dopamine ở trong não. Đây là một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng dẫn đến cảm giác vui vẻ và hạnh phúc. Hơn thế nữa, những hoạt động ngoài trời như dắt chó đi dạo cũng là cơ hội tốt để bắt đầu 1 cuộc trò chuyện với những người nuôi thú cưng khác và thậm chí là có thể giúp kết bạn mới.

Tham gia một câu lạc bộ hay một lớp học nào đó

Tương tác với những người có cùng chung sở thích với mình sẽ tạo thành cơ hội tốt hơn để hình thành những kết nối có ý nghĩa tốt đẹp. Đó là điều mà những người cô đơn thường bỏ qua trong cuộc sống của mình.

Thường xuyên đi dạo cho thư thả

Đi dạo sẽ khiến cho cơ thể của bạn chuyển động, giải tỏa tâm trí tiêu cực và thậm chí còn mang đến những cơ hội để gặp gỡ mọi người. Ngay cả khi bạn đang không tương tác với bất cứ ai, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hành động đi bộ có ảnh hưởng tương đối đáng kể đến tâm trạng. Chỉ với vài phút thư giãn bên ngoài đã có thể ngăn tâm trạng của bạn trở nên tồi tệ hơn và giúp chống lại được cảm giác sợ hãi mà sự cô đơn mang lại.

Nhờ tới sự giúp đỡ của gia đình cũng như bạn bè

Gia đình, bạn bè có lẽ là nơi đáng tin nhất để bạn có thể chia sẻ mọi cảm xúc. Cha mẹ, anh, chị, em và bạn bè có thể động viên và hỗ trợ ngay cho bạn cả khi họ không hề chủ ý làm điều này.

Xem thêm: Tự lực cánh sinh nói đến điều gì? Biểu hiện của tự lực cánh sinh

Phân biệt cô đơn với cô độc

Trong từ điển thì cô đơn và cô độc đồng nghĩa với nhau thế nhưng sự hiện hữu của chúng lại không tuân theo từ điển của bạn. Và hiện chưa có một cuốn từ điển nào mà lại không mâu thuẫn với sự hiện hữu cả. Cụ thể:

  • Cô đơn là một nỗi buồn không thể diễn tả bằng lời còn cô độc không phải là nỗi buồn.
  • Cô đơn là trạng thái khi bạn đã phát chán với chính mình, chán nản và mệt mỏi với chính bản thân mình. Còn cô độc là cảm xúc hân hoan, vui mừng khi được là chính mình, bạn thấy hạnh phúc trào dâng khi được là chính mình.
  • Cô đơn vốn dĩ là 1 cảm giác không trọn vẹn, thiếu hụt về tình cảm. Bạn rất cần một người nhưng người đó lại không hiện diện bên bạn. Còn cô độc là cảm giác rằng bạn đã quá hoàn thiện và không cần đến khác, chỉ bạn là quá đủ.
Sự cô đơn và cô độc khác nhau như thế nào?
Sự cô đơn và cô độc khác nhau như thế nào?
  • Hai người cô đơn vẫn có thể đến với nhau nhưng hãy nhớ rằng họ không yêu nhau. Họ vẫn ở trạng thái cô đơn nhưng lúc này, nhờ có sự hiện diện của người kia mà họ đã không còn cảm thấy cô đơn nữa và tất cả chỉ có thế.
  • Từ “cô đơn” sẽ ngay lập tức khiến bạn nghĩ đến những vết thương – thứ gì đó cần phải được lấp đầy, chữa lành. Còn từ “cô độc” không có nghĩa là vết thương hay là khoảng trống cần lấp đầy. Cô độc ở đây có nghĩa là sự hoàn thiện.
  • Bạn cần phải hiểu rõ điều này, dù nghe rất phức tạp nhưng nếu không yêu, bạn sẽ cô đơn còn nếu yêu và thật sự đang yêu bạn sẽ trở nên cô độc.

Hy vọng những thông tin này đã có thể giúp bạn đọc hiểu được sự cô đơn là gì, tác hại của nó và cách để bản thân hết cô đơn. Nếu cần được giúp đỡ, hay để lại bình luận dưới bài viết để muahangdambao.com có thể hỗ trợ trả lời kịp thời nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *