Chơi hụi là gì? Luật chơi như nào? Có phạm pháp không?

Bạn đã từng nghe nhắc đến chơi hụi, nhưng lại không biết chơi hụi là gì? Dù đã đọc qua nhiều lần cách thức chơi hụi nhưng vẫn không thể nào hiểu được nguyên tắc chơi hụi là gì? Và liệu chơi hụi có phạm không? Hãy cùng với muahangdambao.com đi tìm câu trả lời thông qua qua bài viết chi tiết sau đây nhé.

Chơi hụi là gì? Cho ví dụ cụ thể

Chơi hụi là hình thức huy động vốn hoặc tiết kiệm tập thể trong dân gian Việt Nam, thường do phụ nữ đứng đầu và thực hiện. Hình thức này còn có tên gọi khác như là họ, biêu hay phường tùy vào từng địa phương.

Chơi hụi là một hình thức huy động vốn có rất nhiều người tham gia
Chơi hụi là một hình thức huy động vốn có rất nhiều người tham gia

Ngày nay chơi hụi còn xuất hiện dưới hình thức online, khi nhiều phần mềm thanh toán/ quản lý tài chính đã ra mắt tính năng góp quỹ. Dù vậy, hình thức góp vốn này rất dễ bị biến tướng thành cho vay nặng lãi. Hàng năm đều xuất hiện không ít vụ việc bể hụi với thiệt hại lên tới con số hàng trăm, hàng tỷ đồng.

Ví dụ: Một nhóm hụi có 10 người chơi, tháng đầu mỗi người sẽ đóng 850.000đ, người lấy xong tháng sau phải đóng 1.000.000đ cho tới khi hết chu kỳ. Người hốt tháng bất kỳ sẽ lấy tổng số tiền mà tất cả những người tham gia tháng đó đóng và trả tiền công cho chủ hụi là 1.000.000đ. 

Một nhóm hụi cần có nhiều người cùng tham gia
Một nhóm hụi cần có nhiều người cùng tham gia

Hiểu đơn giản hơn, trong chu kỳ hụi người lấy đầu tiên hụt vào người sau cùng, người lấy thứ hai sẽ chỉ chịu bù cho người kế sau cùng trừ tiền công của chủ hụi. Nếu như tiền công của chủ hụi lớn thì không nên chơi.

Chơi hụi có nguồn gốc xuất phát từ đâu?

Hiện không có nhiều nguồn thông tin để xác định rõ thời điểm từ này xuất hiện. Song theo tạp chí Los Angeles Times, thì “hụi” có thể là cách đọc trại âm của từ “hội” trong tiếng Hoa. Hình thức gọi vốn này nhiều khả năng là theo người Hoa du nhập vào Việt Nam và nó cũng xuất hiện ở các nước đồng văn khác như Hàn Quốc hay Nhật Bản.

Có bao nhiêu hình thức chơi hụi?

Hiện nay hụi được chia làm 2 hình thức, đó là: 

  • Chơi hụi có lãi: Có thể nói đây là hình thức phổ biến nhất hiện nay. Lúc này, một người chơi hụi nào đó khi cần tiền gấp, muốn hốt hụi sẽ phải chịu gồng lãi cho những người cùng chơi khác. Nói cách khác, đây là một kiểu vay trả góp có lãi suất cao. Người đã hốt hụi sẽ nhận tiền mà các hụi viên khác đóng vào và sẽ trả lại tiền lãi cho các hụi viên khác vào các tháng tiếp theo. Người hốt hụi càng sớm thì càng lỗ so với những người hốt sau.
Chơi hụi có lãi là hình thức được nhiều người tham gia nhất hiện nay
Chơi hụi có lãi là hình thức được nhiều người tham gia nhất hiện nay
  • Chơi hụi không có lãi: Với hình thức này, khi đến kì hốt hụi, người chơi sẽ được lãnh đủ số tiền của dây hụi đó, và tiếp tục đóng hụi định kỳ hàng tháng cho những giai đoạn còn lại. Có thể hiểu nôm na, hình thức này giống một kiểu vay không lãi suất. Khi đó, một người chơi sẽ mượn tiền từ những hụi viên khác, sau đó trả lại dần vào các tháng tiếp theo cho tới khi hoàn thành dây hụi. 

Luật chơi hụi cụ thể ra sao?

Hiện nay có hai hình thức chơi hụi phổ biến đó là: Chơi hụi không tính lãi và chơi hụi tính lãi như chúng tôi đã nói ở trên. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về luật chơi hụi ngay dưới đây:

Đối với hình thức chơi hụi không tính lãi

Hiểu một cách đơn giản, dây hụi giá trị 5 triệu/1 tháng với 10 con hụi tham gia, kỳ đóng hụi 3 ngày/lần. Như vậy mỗi con hụi sẽ phải đóng thêm 50.000 đồng/kỳ. Trong lần hốt hụi đầu tiên, con hụi nào được hốt sẽ được nhận số tiền là 5 triệu = 50.000đ x 10 kỳ x 10 người.

Chơi hụi không tính lãi có phần “an toàn” hơn
Chơi hụi không tính lãi có phần “an toàn” hơn

Sau khi đã hốt hụi, người này sẽ tiếp tục đóng tiền hụi định kỳ cho đến khi tất cả con hụi trong dây hụi đều được hốt hụi. Ngoài ra, những người hốt hụi trước sẽ phải trả tiền hoa hồng cho chủ hụi nếu đã có thỏa thuận trước.

Đối với hình thức chơi hụi có tính lãi

Hiện nay, phần lớn các dây hụi đều được tổ chức dưới hình thức chơi hụi có tính tiền lãi. Trong một dây hụi sẽ luôn có những con hụi cần tiền gấp, muốn được hốt hụi trước (hụi chết), do đó người này sẽ phải chịu một phần lãi đỡ cho những con hụi chưa cần tiền và chấp nhận hốt hụi sau (hụi sống). Phần lãi này được trừ trực tiếp vào số tiền đóng hụi của những con hụi khác. 

Như vậy, hụi sống sẽ được nhận nhiều tiền hơn so với số vốn đã góp tuy nhiên lại chịu những rủi ro cao hơn trong trường hợp các con hụi chết ôm tiền chạy trốn.

Ví dụ: Dây hụi 5 triệu/tháng với 10 con hụi cùng tham, kỳ đóng hụi 3 ngày/lần, mỗi con hụi sẽ phải đóng 50.000 đồng/kỳ đóng hụi.

Lúc này, anh A cần tiền gấp, muốn hốt hụi đầu tiên. Anh A sẽ phải thỏa thuận với những con hụi khác và chủ hụi, chịu mức lãi là 45.000 đồng/kỳ đóng hụi. 

Chơi hụi tính tiền lãi có phần phức tạp hơn
Chơi hụi tính tiền lãi có phần phức tạp hơn

Khi đó, anh A sẽ nhận được khoản tiền 5 triệu trong kỳ hốt hụi đầu tiên và từ đó cho đến khi kết thúc dây hụi, anh sẽ phải nộp 95.000đ/kỳ. Lãi suất anh A phải trả sẽ trừ thẳng vào số tiền đóng hụi định kỳ của những con hụi khác. Do đó, 9 người con lại sẽ chỉ cần đóng: 50.000 – 45.000/9 = 45.000đ.

Tới tháng thứ 2, chị B lại muốn hốt hụi và thỏa thuận với chủ hụi cùng 8 con hụi còn lại (trừ anh A), chấp nhận mức lãi suất là 40.000đ/kỳ đóng hụi. Sau khi hốt được hụi 5 triệu, từ đó cho đến khi kết thúc dây hụi, chị B sẽ phải đóng số tiền 45.000 + 40.000 = 85.000đ/kỳ. 

Lãi suất chị B phải trả sẽ được trừ thẳng vào số tiền đóng hụi định kỳ của các con hụi chưa hốt hụi. Do đó, 8 người còn lại sẽ chỉ cần đóng: 45.000 – 40.000/8 = 40.000đ.

Bên cạnh khoản lãi phải trả định kỳ, nếu muốn hốt hụi trước, các con hụi sẽ phải trả chủ hụi tiền công theo cam kết đã thỏa thuận. Hãy cân nhắc thật kỹ việc tham gia dây hụi nếu tiền công cho chủ hụi quá cao bạn nhé!

Quy định về việc chơi hụi như thế nào? Chơi hụi có phải phạm pháp hay không?

Tham gia chơi hụi có vi phạm pháp luật không?

Trước đây, việc chơi hụi chưa được luật pháp Việt Nam thừa nhận và bảo vệ quyền lợi. Nhưng kể từ năm 2006, Nghị định 144/2006/NĐ-CP đã có quy định hướng dẫn về việc hụi. Do đó, chơi hụi không phải một hình thức phạm pháp.

Hiện nay, chơi hụi không được tính là phạm pháp
Hiện nay, chơi hụi không được tính là phạm pháp

Những quy định của Nhà nước về chơi hụi thế nào?

Một số quy định mới và quan trọng về chơi hụi mà bạn cần nắm được như sau: 

  • Những nguyên tắc về việc tổ chức chơi hụi

+ Cần đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự.

+ Mục đích chính của tổ chức hụi là tương trợ lẫn nhau giữa những người cùng tham gia. 

+ Nghiêm cấm việc lợi dụng chơi hụi biến tướng thành cho vay nặng lãi, chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản, huy động vốn một cách trái pháp luật hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác.

  • Điều kiện để trở thành thành viên của một dây hụi

+ Chủ hụi: Phải đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi về dân sự

+ Hụi viên: Đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi về dân sự. Người từ 15 tuổi đến 18 tuổi, có tài sản riêng có thể tham gia việc chơi hụi. Nếu tài sản là bất động sản hoặc động sản phải đăng ký quyền sở hữu thì cần có người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Người tham gia chơi hụi phải đủ 18 tuổi trở lên
Người tham gia chơi hụi phải đủ 18 tuổi trở lên
  • Các thỏa thuận liên quan đến dây hụi

Trước khi tham gia vào dây hụi, cần có những thỏa thuận rõ ràng giữa các thành viên tham gia với nhau về các vấn đề chính như sau:

+ Thông tin đầy đủ của những người cùng tham gia dây hụi (tên, tuổi, địa chỉ nhà, nghề nghiệp hiện nay,…).

+ Tổng số lượng thành viên tham gia dây hụi.

+ Số tiền các hụi viên phải đóng góp mỗi kỳ.

+ Ngày chính thức mở dây hụi.

+ Số tiền hoa hồng phải trả cho chủ hụi.

+ Cách thức nhận tiền hụi.

Những thuật ngữ khác có liên quan đến chơi hụi 

Sau khi đã hiểu chơi hụi là gì cũng như cách chơi hụi thì bạn cũng cần nắm được một số thuật ngữ khác liên quan đến hụi: 

  • Bể hụi: Là khi chủ hụi đã thu lại hụi từ các hụi viên nhưng đến kỳ mở hụi là không có khả năng chi trả đầy đủ.
  • Giựt hụi: Là khi đã tới kỳ mở hụi mà không tìm thấy chủ hụi.
  • Con hụi: Hay còn được gọi là tay em, người chơi, là hụi viên, người tham gia vào đường dây hụi.
Chủ hụi là người đứng đầu dây hụi, sau đó là các con hụi
Chủ hụi là người đứng đầu dây hụi, sau đó là các con hụi
  • Đầu thảo: Là một cách gọi khác của chủ hụi.
  • Hụi sống: Là những phần hụi mà hụi viên vẫn chưa hốt về trong dây hụi.
  • Hụi chết: Là khi một hụi viên đã hốt phần hụi của mình trước khi đến kỳ thì được gọi là hụi chết.

Có thể bạn quan tâm:

Dịch vụ là gì? Đặc điểm, vai trò và các loại hình dịch vụ hiện nay

Đồ trốc tru là gì? Giải nghĩa trốc tru tiếng Nghệ An, Hà Tĩnh

Có rất nhiều cách để tiết kiệm tiền và chơi hụi chính là một trong những cách dân gian vẫn được nhiều người áp dụng cho đến nay. Tuy nhiên, trước khi chơi bạn cần hiểu rõ về chơi hụi là gì? Và cách chơi cũng như tính toán được các rủi ro trước khi quyết định có nên chơi hụi hay không nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *