Cạnh tranh là gì? Bản chất, quy định và loại hình cạnh tranh

Cạnh tranh chính là một trong những quy luật của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ cạnh tranh là gì? Vai trò, bản chất của cạnh tranh? Các loại hình cạnh tranh chính hiện nay là gì? Mời bạn đọc cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ này nhé!

Cạnh tranh là gì?

Cạnh tranh là khái niệm được hình thành từ khi mà nền kinh tế thị trường xuất hiện. Tuy nhiên lại có khá nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm này, cụ thể như:

  • Theo quan điểm của Hàm nghĩa kinh tế học thì cạnh tranh chính là một quá trình tranh đấu không ngừng giữa các chủ thể kinh tế trong thị trường.
  • Theo cách giải thích của từ điển kinh doanh Anh thì cạnh tranh là sự ganh đua giữa các nhà kinh doanh trên thị trường và mục đích cuối cùng chính là giành về một loại tài nguyên sản xuất hoặc là một loại khách hàng cụ thể.
  • Với Từ điển Bách khoa toàn thư của Việt Nam thì cạnh tranh là hoạt động tranh đua với nhau và chủ thể chính là những người trực tiếp sản xuất ra hàng hoá (có thể là các thương nhân hoặc các nhà kinh doanh) cùng tồn tại trong cùng một nền kinh tế thị trường.
Cạnh tranh - quy luật của nền kinh tế
Cạnh tranh – quy luật của nền kinh tế

Với rất nhiều quan điểm khác nhau về cạnh tranh nêu trên thì chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản, cạnh tranh là một quá trình kinh tế, trong đó chủ thể kinh tế sẽ trực tiếp ganh đua với nhau để thực hiện mục tiêu chung đó là chiếm lĩnh thị trường. Bởi tất cả đều mong muốn có được khách hàng tiềm năng cũng như sở hữu những điều kiện thuận lợi nhất để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.

Bản chất của cạnh tranh là gì?

  • Là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh

Ở kinh tế học thì thị trường được xác định là cơ chế trao đổi giữa người mua và bán của các loại hàng hóa hay dịch vụ với nhau. Đó đơn giản là giao dịch chứ không phải địa điểm giống như mọi người thường nghĩ. Nó được hình thành khi người mua đồng ý trả mức giá cho sản phẩm mà nhà cung cấp bán ra.

Cạnh tranh - sự ganh đua của các chủ thể kinh tế
Cạnh tranh – sự ganh đua của các chủ thể kinh tế

Khách hàng mong muốn có được sản phẩm phù hợp nhất với giá rẻ. Trong khi đó thì các nhà cung cấp lại muốn bạn có được sản phẩm càng nhanh càng tốt. Điều này chính là nguồn gốc tạo ra sự cạnh tranh, ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường nhằm lôi kéo khách hàng về phía mình.

Để ganh đua thì các chủ thể kinh doanh có thể sử dụng các thủ đoạn, phương thức kinh doanh được gọi là hành vi cạnh tranh. Kết quả chính là người chiến thắng sẽ mở rộng được thị phần, tăng được lợi nhuận còn kẻ thua mất khách sẽ phải rời khỏi thị trường.

  • Quá trình cạnh tranh được diễn ra trên thị trường

Các chủ thể kinh doanh khi tham gia vào thị trường ganh đua sẽ giành được cơ hội tốt nhất. Tuy nhiên, cạnh tranh thường diễn ra giữa các doanh nghiệp có chung lợi ích với nhau. Ví dụ như tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào giống nhau hoặc là tìm kiếm thị trường để bán những sản phẩm tương tự…

Điều này đã làm cho các doanh nghiệp có chung lợi ích phải tranh giành và trở thành đối thủ của nhau. Vì vậy, lý thuyết cạnh tranh xác định sự tồn tại của cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh khi mà chúng là đối thủ của nhau.

Cạnh tranh được diễn ra trên thị trường
Cạnh tranh được diễn ra trên thị trường

Điều này đã làm cho các doanh nghiệp có chung lợi ích phải tranh giành và trở thành đối thủ của nhau. Vì vậy, lý thuyết cạnh tranh xác định sự tồn tại của cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh khi mà chúng là đối thủ của nhau.

  • Cạnh tranh diễn ra trong điều kiện cơ chế thị trường

Cạnh tranh chính là hoạt động tranh giành thị trường, lôi kéo khách hàng về phía mình của các chủ thể kinh doanh. Vậy nên cạnh tranh chỉ diễn ra trong cơ chế thị trường khi mà công dân có quyền tự do kinh doanh và tự do thành lập doanh nghiệp.

Trong thời kỳ phong kiến thì Nhà nước luôn chủ trương hình thành cũng như phát triển các phường, hội, các công xã nông thôn mang tính khép kín. Do đó mà cạnh tranh không có điều kiện để phát triển.

Cạnh tranh trong điều kiện cơ chế thị trường
Cạnh tranh trong điều kiện cơ chế thị trường

Trong nền kinh tế, hoạch hóa tập trung thì đây là nơi Nhà nước đầu tư duy nhất nắm quyền lực chính trị và quyền lực kinh tế. Vậy nên không thể nói kinh tế thị trường không tồn tại quyền tự do kinh doanh cá nhân. Do đó mà cạnh tranh cũng không tồn tại với tính chất là sự ganh đua kinh tế giữa các chủ thể kinh doanh.

Các loại hình cạnh tranh là gì?

Theo chủ thể kinh doanh

  • Cạnh tranh giữa người mua và người bán: chỉ là sự cạnh tranh theo kiểu thuận mua vừa bán. Tức là cả 2 bên đều mong muốn tối đa hoá lợi ích của mình nên khi mua hàng thì người mua có thể sẽ trả giá thấp hơn so với mức giá mà người bán đã đưa ra.
Cạnh tranh giữa người mua và người bán
Cạnh tranh giữa người mua và người bán
  • Cạnh tranh giữa người mua với nhau: Trường hợp này xảy ra khi thị trường cung nhỏ hơn so với cầu (tính trên cùng một loại hàng hoá). Lúc này thì hàng hoá, dịch vụ trên thị trường sẽ thuộc loại khan hiếm. Vậy nên, người mua sẵn sàng mua với mức giá cao làm cho sự cạnh tranh diễn ra khá gay gắt và khốc liệt.
  • Cạnh tranh giữa người bán với nhau: Cuộc cạnh tranh này mới thực sự là nảy lửa bởi ai cũng mong muốn bán được hàng. Lúc này các chủ thể kinh doanh sẽ phải ganh đua với nhau, thậm chí là bài trừ lẫn nhau để chiếm về ưu thế, thu hút được khách hàng tiềm năng.

Theo tính chất và mức độ

  • Cạnh tranh hoàn hảo: Xuất hiện khi mà thị trường có rất nhiều người bán. Đây là thị trường mà ở đó không có bất kỳ người bán nào có đủ khả năng để làm thay đổi giá bán hay số lượng hàng hóa cung ứng cho thị trường. Hầu hết các sản phẩm được sản xuất không có sự khác biệt về quy cách, mẫu mã cũng như chất lượng.
  • Cạnh tranh không hoàn hảo: Thị trường mà hầu hết các sản phẩm không có sự đồng nhất với nhau. Tức là một loại sản phẩm có thể có nhiều nhà sản xuất khác nhau trong khi chất lượng hoặc là kiểu cách thì không có quá nhiều sự khác biệt.
  • Cạnh tranh độc quyền: Chỉ xuất hiện khi thị trường có nhà sản xuất chi phối được sản phẩm của mình. Ngoài ra, có rất ít hoặc không có đối thủ nên họ có thể kiểm soát được giá bán và số lượng. Sản phẩm độc quyền này có thể thỏa mãn nhu cầu của người dùng nhưng giá bán thì được định giá theo lợi ích mà nhà sản xuất mong muốn.

Theo thủ đoạn trong cạnh tranh

  • Cạnh tranh lành mạnh: Kiểu cạnh tranh tuân thủ theo pháp luật, tức là các hoạt động được thực hiện phù hợp với chuẩn mực của xã hội và nó được tất cả mọi người thừa nhận.
Cạnh tranh không lành mạnh
Cạnh tranh không lành mạnh
  • Cạnh tranh không lành mạnh: Dựa vào kẽ hở của pháp luật, doanh nghiệp hoặc các chủ thể kinh doanh sẽ thực hiện những hành vi trái với chuẩn mực xã hội. Những hành vi này đều bị xã hội lên án như:  buôn bán lậu, trốn thuế…

Theo phạm vi ngành kinh tế

  • Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Kiểu cạnh tranh mà trong đó các doanh nghiệp trong cùng một ngành, có cùng mặt hàng cung cấp ra thị trường. Kết quả của việc cạnh tranh này chính là đem đến nhiều phương thức mới giúp cho doanh nghiệp tạo ra sản phẩm chất lượng hơn.
  • Cạnh tranh ngoài ngành: Là cuộc chiến của những nhà kinh doanh không cùng ngành nhưng các sản phẩm mà họ cung ứng lại cùng hướng đến 1 đối tượng khách hàng cụ thể. Tức là cùng phục vụ cho một hoặc là một số nhu cầu nhất định của khách hàng.

Vai trò của cạnh tranh là gì?

  • Đối với doanh nghiệp

Đã tham gia thị trường thì ắt buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh lẫn nhau. Cạnh tranh sẽ giúp cho các doanh nghiệp thể hiện được khả năng của mình nhằm vươn lên và chiếm được ưu thế.

Cạnh tranh giúp doanh nghiệp vươn lên và chiếm ưu thế
Cạnh tranh giúp doanh nghiệp vươn lên và chiếm ưu thế

Sự tồn tại khách quan cùng sự ảnh hưởng của quy luật cạnh tranh càng lớn hơn mỗi ngày đã bắt buộc các doanh nghiệp phải nâng cao khả năng cạnh tranh của mình như: đẩy mạnh việc nghiên cứu, áp dụng các công nghệ mới, hiện đại… 

  • Đối với người tiêu dùng

Trong một thị trường diễn ra sự cạnh tranh gay gắt thì người được hưởng lợi chính là khách hàng như: giá bán thấp hơn, chất lượng dịch vụ cao hơn, sản phẩm tiện ích hơn…

Ngoài ra, người tiêu dùng cũng sẽ là yếu tố tác động ngược lại đối với cạnh tranh bằng những yêu cầu như giá cả, chất lượng sản phẩm… Chỉ khi doanh nghiệp nắm rõ được yêu cầu của khách hàng thì mới có thể cạnh tranh hiệu quả được.

  • Đối với nền kinh tế

Cạnh tranh giúp phát triển nên kinh tế, nâng cao năng suất lao động, đảm bảo phân phối thu nhập cũng như các nguồn lực kinh tế vào những doanh nghiệp mạnh, có khả năng cạnh tranh cao. Trong trường hợp cạnh tranh lành mạnh sẽ giúp điều tiết nền kinh tế, chống lại được sự độc quyền và bảo vệ quyền lợi của người dùng.

Cạnh tranh tác động trực tiếp vào nền kinh tế
Cạnh tranh tác động trực tiếp vào nền kinh tế

Tuy nhiên, một nền kinh tế xuất hiện sự cạnh tranh không lành mạnh hoặc cạnh tranh độc quyền thì sẽ bị ảnh hưởng xấu. Điều này tạo ra môi trường kinh doanh không bình đẳng, mâu thuẫn về quyền lợi cũng như lợi ích kinh tế giữa các chủ thể trong xã hội. Từ đó làm thay đổi cấu trúc xã hội và hình thành sự phân hóa giàu nghèo một cách mạnh mẽ.

Một số khái niệm liên quan đến “cạnh tranh”

Lợi thế cạnh tranh là gì?

Lợi thế cạnh tranh được hiểu là những thuận lợi, điểm mạnh hoặc là khả năng đặc biệt của một doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong cùng một lĩnh vực hoặc thị trường.

Lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh là gì?

Đối thủ cạnh tranh chính là những doanh nghiệp phục vụ cùng phân khúc khách hàng mục tiêu, cùng chủng loại sản phẩm hay cùng thỏa mãn một nhu cầu của khách hàng. 

Chiến lược cạnh tranh là gì?

Chiến lược cạnh tranh là hệ thống những kế hoạch triển khai ngắn hạn và dài hạn mà tổ chức vạch ra để có thể gia tăng lợi thế cạnh tranh của mình so với đối thủ.

Có thể bạn quan tâm:

Thị phần là gì? Vai trò và cách tính thị phần chuẩn nhất

Quan hệ sản xuất là gì trong triết học? Ý nghĩa và ví dụ

Trên đây là những thông tin liên quan đến cạnh tranh là gì. Cạnh tranh không chỉ là động lực để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, điều tiết hệ thống thị trường mà nó còn là yếu tố quan trọng giúp lành mạnh các quan hệ xã hội. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến thuật ngữ này, hãy để lại bình luận bên dưới nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *