Ngôi thứ nhất là gì? Tác dụng kể chuyện theo ngôi kể thứ nhất

Ngôi kể là một trong những yếu tố không thể thiếu trong các tác phẩm văn học. Việc lựa chọn ngôi kể ra sao là tùy thuộc vào lựa chọn của người kể. Và ngôi kể được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là ngôi thứ nhất. Vậy thì ngôi thứ nhất là gì? Mời bạn đọc cùng dõi theo bài viết dưới đây để có câu trả lời.

Định nghĩa ngôi thứ nhất là gì?

Theo định nghĩa Ngữ văn lớp 6 ngôi thứ nhất là gì thì ngôi thứ nhất là một vị trí giao tiếp đặc biệt trong văn học mà người kể chuyện sẽ xưng “tôi”. Khi kể chuyện bằng ngôi thứ nhất, câu chuyện sẽ được kể với góc nhìn của nhân vật “tôi” và gọi tên của các nhân vật xung quanh câu chuyện của mình.

Ngôi kể thứ nhất thường có nhân vật tự xưng là “tôi” kể lại câu chuyện
Ngôi kể thứ nhất thường có nhân vật tự xưng là “tôi” kể lại câu chuyện

Ví dụ: Tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký” được kể theo ngôi thứ nhất. Cụ thể là từ góc nhìn của nhân vật chính dế mèn, vì dế mèn có thể kể ra những gì mình nghe, mình nhìn thấy, mình đã trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm xúc, suy nghĩ của mình.

Ngôi kể thứ nhất được chia thành mấy loại?

Ngôi kể thứ nhất hiện nay gồm có 2 loại, cụ thể: 

  • Ngôi thứ nhất của tác giả, do chính tác giả đứng ra kể chuyện về mình hoặc chuyện mình biết (thường là nhật ký hay hồi ký của các nhà văn hay nhà thơ). 

Ví dụ : Cuốn “Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm” hay “Mãi mãi tuổi hai mươi”.

Dế mèn phiêu lưu ký được kể dựa theo ngôi thứ nhất
Dế mèn phiêu lưu ký được kể dựa theo ngôi thứ nhất
  • Ngôi thứ nhất của nhân vật hư cấu cũng có thể xưng tôi nhưng là nhân vật do nhà văn tự xây dựng nên nhằm gửi gắm những ý đồ nghệ thuật của mình.

Ví dụ: Trong tác phẩm Lão Hạc, ông giáo, người hàng xóm của lão Hạc đã kể lại đoạn cuối về cuộc đời mình và cái c.h.ế.t thương tâm của lão. Hay truyện “Chí Phèo” của tác giả Nam Cao. Trong đó, người kể chuyện chính là nhân vật Chí Phèo.

Đặc điểm của việc lựa chọn kể chuyện theo ngôi thứ nhất là gì?

Đặc điểm dễ nhận thấy ở ngôi kể thứ nhất trong các tác phẩm văn học đó chính là nhân vật chính sẽ xưng “tôi”. Ngôi kể thứ nhất thường được dùng trong các tác phẩm mang tính chất hồi ký, tự truyện.

Tuy nhiên, các bạn cũng cần phải hiểu rằng nhân vật “tôi” được nhắc đến đôi khi không phải là tác giả mà hoàn toàn có thể là một nhân vật hư cấu do chính tác giả sáng tạo ra. Trong trường hợp này, nhân vật “tôi” đôi khi chỉ là một nhân vật trong tự truyện kể về mình hay kể lại những câu chuyện mà bản thân mắt thấy, tai nghe.

Ưu điểm và nhược điểm của việc kể theo ngôi thứ nhất là gì?

Ưu điểm lớn nhất của ngôi kể thứ nhất đó là tính chủ quan của tác phẩm. Những tác phẩm văn học được viết lại bằng ngôi thứ nhất sẽ thể hiện được những cảm xúc, cách nhìn cũng như tiếng nói nội tâm của người kể. Những câu chuyện này cũng mang đậm bản sắc cá nhân cùng cá tính riêng biệt mà không ai có thể làm theo.

Ngôi thứ nhất cũng có ưu điểm và nhược điểm
Ngôi thứ nhất cũng có ưu điểm và nhược điểm

Tuy nhiên, những tác phẩm này cũng tồn tại nhược điểm rất lớn chính là nó thiếu đi tính khách quan. Những câu chuyện này thường sẽ chỉ có ánh nhìn từ một phía và không có sự so sánh, nhận định khách quan giống như những tác phẩm được kể từ ngôi thứ ba hay các tác phẩm nghị luận, chính luận khác. Cũng chính vì lý do này mà ngôi kể thứ nhất thường chỉ được sử dụng trong các tác phẩm hồi ký hoặc tự truyện.

Tác dụng khi kể chuyện theo ngôi kể thứ nhất

Ngôi kể thứ nhất đảm nhận nhiệm vụ dẫn dắt, kể lại toàn bộ câu chuyện, tức người kể chuyện xưng “tôi” – thường được coi là “người phát ngôn tự sự” thứ nhất (người nắm quyền kể lại toàn bộ câu chuyện). “Tôi” sẽ không ngừng can dự vào câu chuyện dưới nhiều hình thức khác nhau. 

Các tác phẩm đều có sự bắt đầu và kết thúc bằng lời kể của người phát ngôn này. Hai người phát ngôn tự sự cùng nằm trong một tầng của câu chuyện sẽ có sự giao lưu hai chiều, mang tính đối ngẫu. Nếu như không có sự dẫn dắt và giao lưu của “tôi” thì tính cách của các nhân vật sẽ không được thể hiện một cách trọn vẹn. 

Ngôi thứ nhất giúp người đọc cảm nhận được suy nghĩ của nhân vật
Ngôi thứ nhất giúp người đọc cảm nhận được suy nghĩ của nhân vật

Bên cạnh đó, nhờ có quá trình giao lưu với các nhân vật chính mà tính cách của “tôi” với vai trò là nhân vật phụ cũng đã hiện lên một cách tự nhiên và chân thực hơn.

Thông qua tiếp xúc với các nhân vật, người đọc có thể dễ dàng nhận thấy, cả hai người phát ngôn tự sự trong tác phẩm đều là những nhân vật vô cùng sinh động. Tất cả những điều này đều ẩn chứa nét gần gũi với ý thức, tư tưởng và tình cảm của tác giả.

Như vậy, vẫn mang đặc điểm cốt lõi của các truyện kể ngôi thứ nhất theo điểm nhìn đa tuyến và điểm nhìn của ý thức nhân vật nhưng ở đây, các trạng thái tinh thần như cảm xúc, ý nghĩ, cảm giác,… vẫn được làm nổi bật lên trong truyện. 

Người kể không đơn thuần chỉ kể chuyện, miêu tả những gì “tôi thấy” mà còn thể hiện được tâm trạng (miêu tả những gì “tôi cảm” và “tôi nghĩ”). Những cái “tôi” ấy không đứng yên mà nó  “đang cảm thấy”, “đang tư duy”. Nó cũng đồng thời đảm nhận cả hai chức năng là: nhận thức xã hội và ý thức về bản thân.

Chí Phèo được kể theo ngôi thứ nhất ẩn chứa dụng ý của nhà văn Nam Cao
Chí Phèo được kể theo ngôi thứ nhất ẩn chứa dụng ý của nhà văn Nam Cao

Do đó, nó luôn luôn vô cùng sống động nhưng cũng hết sức phức tạp. Kể và suy ngẫm, kể và tự ý thức, kể và độc thoại chính là những biểu hiện đặc biệt của cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Ngôi kể thứ 3 là gì? Ý nghĩa, dấu hiệu nhận biết và hạn chế ngôi kể thứ 3

Câu kể là gì? Đặt câu với “ai là gì”, “ai làm gì” và “ai thế nào”

Hy vọng rằng bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp các bạn phần nào hiểu rõ được khái niệm ngôi thứ nhất là gì cũng như tác dụng nghệ thuật của cách kể này trong văn học. Đừng quên bấm theo dõi trang muahangdambao.com để update những kiến thức mới nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *