Chiến lược là gì? Đặc điểm, vai trò, mục tiêu của chiến lược

Chiến lược là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của một doanh nghiệp. Vậy thì chiến lược là gì? Chiến lược có những đặc điểm, vai trò và mục tiêu như thế nào? Mời các bạn dõi theo bài viết sau để có thêm thông tin hữu ích nhất.

Khái niệm chiến lược là gì?

Chiến lược được hiểu đơn giản là một kế hoạch toàn diện, tổng thể được thiết lập để đạt mục tiêu lớn và tạo lợi thế cạnh tranh. Nó là quá trình xác định hướng đi chính, tài nguyên sẵn có và cách tiếp cận để đạt mục tiêu dài hạn của tổ chức. Đồng thời tận dụng cơ hội và đối phó với những thách thức trong môi trường kinh doanh liên tục biến đổi.

Chiến lược là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp
Chiến lược là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp

Một chiến lược hoàn chỉnh có thể bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau, chẳng hạn như chiến lược sản phẩm, chiến lược tài chính, chiến lược giá, chiến lược nhân sự, chiến lược marketing và nhiều khía cạnh khác phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động của tổ chức.

Chiến lược có những đặc điểm gì?

Chiến lược trong kinh doanh rất quan trọng, nó phản ánh tầm nhìn của các nhà lãnh đạo về định hướng phát triển trong tương lai, cũng như nắm bắt nhanh xu hướng thị trường nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh. Do đó, chiến lược có những đặc điểm như sau:

Tính hệ thống

Tính hệ thống của chiến lược đề cập đến những vấn đề tổng quát, mang ý nghĩa cốt lõi đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Tính hệ thống phải đi đôi với tính ổn định tương đối.

Tính bao quát

Chiến lược đưa ra phải vừa bao quát được các vấn đề dài hạn vừa đáp ứng tốt những vấn đề ngắn hạn, đồng thời cũng khuếch trương quy mô lớn vừa chú trọng quy mô vừa và nhỏ. Điều này nhằm tạo nên sức mạnh liên kết bên trong nội bộ vô, giúp doanh nghiệp có nền tảng phát triển bền vững hơn trong tương lai.

Tính bao quát giúp liên kết bên trong trở nên bền vững hơn
Tính bao quát giúp liên kết bên trong trở nên bền vững hơn

Tính chọn lựa

Đối với những chiến lược dài hạn 5 năm hay 10 năm, các doanh nghiệp cần lựa chọn những chiến lược then chốt để triển khai. Bởi nguồn lực của doanh nghiệp là có hạn và luôn biến đổi, nếu phân bổ tràn lan sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của cả doanh nghiệp.

Tính linh hoạt & mềm dẻo

Đặc tính này là rất cần thiết đối với cả chiến lược ngắn hạn lẫn dài hạn. Sự thích ứng linh hoạt, dễ dàng điều chỉnh khi có vấn để bất ngờ xảy ra sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế được những rủi ro không đáng có.

Tính dài hạn 

Đặc tính này chỉ mang tính tương đối bởi vì sẽ có những chiến lược hoàn thành trong thời gian ngắn, nhưng cũng có những chiến lược phải thực hiện trong thời gian dài. Tuy nhiên, với những vấn đề phức tạp, đòi hỏi đầu tư nhiều nguồn lực thì sẽ cần có chiến lược dài hạn để thực hiện.

Tính thời đại

Trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa và tăng cường hội nhập như hiện nay, thì việc đưa ra những chiến lược không chỉ còn bị gò bó trong một quốc gia mà cần mở rộng ra nhiều nước trên thế giới. Điều này sẽ tạo cơ hội để doanh nghiệp học được những điều mới mẻ và rút kinh nghiệm cho những thiếu sót. 

Chiến lược đưa ra cần phù hợp thời đại, nắm bắt xu hướng
Chiến lược đưa ra cần phù hợp thời đại, nắm bắt xu hướng

Tính cụ thể & tính lượng hóa

Đặc tính này có nghĩa là chiến lược đưa ra phải cụ thể và đo lường được. Các bước thực hiện càng cụ thể, chi tiết bao nhiêu thì khả năng đo lường càng chính xác bấy nhiêu.

Tính lượng hóa của chiến lược là việc làm rõ các mục tiêu tổng quát, cần tính toán dự báo các chỉ tiêu cụ thể.

Vai trò, nhiệm vụ chiến lược là gì? 

  • Giúp định hướng tầm nhìn chiến lược: Thông qua chiến lược, doanh nghiệp có thể định hướng được tầm nhìn, sứ mệnh, nhiệm vụ và mục tiêu trên thị trường.
  • Thích nghi nhanh chóng với môi trường biến động liên tục: Chiến lược hình thành dựa trên những thông tin trong và ngoài doanh nghiệp. Chính vì vậy nó mang tính khách quan, khoa học, định hướng giúp tổ chức đạt được mục tiêu dài hạn. Thông qua đó, các nhà lãnh đạo có thể giám sát chặt chẽ biến động của thị trường và có những điều chỉnh khi cần thiết. 
Chiến lược phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi với biến đổi
Chiến lược phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi với biến đổi
  • Nắm bắt cơ hội, ngăn ngừa rủi ro: Chiến lược rõ ràng giúp các doanh nghiệp đưa ra những quyết định tận dụng cơ hội và ngăn chặn những rủi ro trên thị trường một cách chính xác nhất. Từ đó, phát huy điểm mạnh và hạn chế tối đa yếu điểm trong hoạt động nội bộ.
  • Đạt được hiệu quả tốt hơn: Thực tế cho thấy, doanh nghiệp nào áp dụng chiến lược sẽ đạt được kết quả tích cực hơn so với kết quả trước đó và so với những doanh nghiệp không thực hiện theo chiến lược. 

Mục tiêu chiến lược là gì?

Có hai loại mục tiêu chiến lược chính, đó là:

  • Mục tiêu dài hạn: Là những mục tiêu kéo dài hơn 1 năm, có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong hoạch định chiến lược. Mục tiêu này nhằm giúp doanh nghiệp đưa ra các phương hướng, hỗ trợ đánh giá, phối hợp hoạt động để đưa ra kế hoạch tốt nhất. Mục tiêu dài hạn phải mang đến những lợi ích lớn cho doanh nghiệp và cần được lập cho toàn bộ doanh nghiệp và từng bộ phận. 
Mục tiêu chiến lược giúp đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
Mục tiêu chiến lược giúp đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
  • Mục tiêu ngắn hạn: Là những kiểu mục tiêu thường niên, mục tiêu nhỏ cần thực hiện xong trong một năm. Để hoàn thành xuất xắc mục tiêu dài hạn, ta sẽ phải hoàn thành tốt các mục tiêu ngắn hạn. Các mục tiêu này là cơ sở vững chắc để phân bổ nguồn lực hợp lý.

Giải đáp ý nghĩa một số thuật ngữ khác liên quan đến chiến lược

Đối tác chiến lược là gì?

Đây là thuật ngữ được dùng để nói về quan hệ giữa hai công ty, được ràng buộc bởi các hợp đồng pháp lý, cùng hướng đến mục tiêu chung. Một khi đã là đối tác chiến lược của nhau thì hai bên phải có trách nhiệm và vai trò cùng nhau dẫn dắt, phát triển trên một lĩnh vực.

Quản trị chiến lược là gì?

Quản lý chiến lược là gì? Quản trị chiến lược hay quản lý chiến lược (tiếng Anh: strategic management) là quá trình lên kế hoạch, triển khai, đánh giá cũng như quản lý các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu chiến lược của tổ chức, doanh nghiệp nào đó. 

Quản trị chiến lược giúp tổ chức đạt được mục tiêu đã đề ra
Quản trị chiến lược giúp tổ chức đạt được mục tiêu đã đề ra

Hoạt động này nhằm đảm bảo doanh nghiệp luôn đáp ứng được những biến động liên tục của thị trường kinh doanh, tổ chức những hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêu dài hạn.

Hoạch định chiến lược là gì?

Hoạch định chiến lược là cả một quy trình nghiên cứu, phân tích các yếu tố môi trường, cơ hội, mục tiêu và đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Thông qua đây, các nhà quản trị sẽ thiết lập mục tiêu chiến lược và đưa ra những phương hướng hoàn thành mục tiêu tốt nhất.

Kế hoạch chiến lược là gì?

Kế hoạch chiến lược là quá trình nhằm định hướng tương lai có kỷ luật của quản lý cấp trên và cấp hội đồng quản trị, giúp xác định phương hướng mà tổ chức sẽ thực hiện để đạt được mục tiêu chiến lược trong dài hạn do môi trường kinh doanh biến đổi.

Tư duy chiến lược là gì?

Tư duy chiến lược là quá trình suy nghĩ một cách có định hướng và phù hợp, tập trung vào việc phân tích những yếu tố và biến số quan trọng gây ảnh hưởng đến sự thành công lâu dài của một doanh nghiệp, một nhóm, một cá nhân hay một dự án. 

Tư duy chiến lược giúp định hướng chính xác cho các kế hoạch phát triển
Tư duy chiến lược giúp định hướng chính xác cho các kế hoạch phát triển

Tầm nhìn chiến lược là gì?

Tầm nhìn chiến lược được hiểu là mục tiêu dài hạn của một doanh nghiệp. Năng lực về tầm nhìn chiến lược chính là khả năng nhìn thấy trước những xu thế mới của môi trường kinh doanh, xu thế của thị trường, hay cụ thể hơn đó là xu thế của mối quan hệ cung – cầu của một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó trên thị trường trong thời gian ngắn hạn và dài hạn. 

Định hướng chiến lược là gì?

Định hướng chiến lược là bản chỉ dẫn về tương lai của công ty, doanh nghiệp. Cụ thể, đó là định hướng mà công ty sẽ hướng tới, vị thế công ty sẽ đạt được trong tương lai và các năng lực cần lập kế hoạch để phát triển toàn diện.

Hợp tác chiến lược là gì?

Thỏa thuận hợp tác chiến lược là một dạng thỏa thuận đặc biệt được kết hợp giữa các năng lực của từng đơn vị để cùng nhau hướng tới mục đích chung, giá trị có lợi. 

Rủi ro chiến lược là gì?

Rủi ro chiến lược được dùng để nói về những vấn đề, sự kiện, quyết định có khả năng làm ảnh hưởng, thiệt hại hoặc gây cản trở một tổ chức đạt được mục tiêu của mình. Tuy nhiên, rủi ro chiến lược cũng sẽ giúp doanh nghiệp phần nào đánh được giá tính khả thi trước các yếu tố tác động xung quanh.

Các doanh nghiệp cần hết sức chú ý đến những rủi ro chiến lược có thể xảy ra 
Các doanh nghiệp cần hết sức chú ý đến những rủi ro chiến lược có thể xảy ra

Có thể bạn quan tâm:

Tiếp thị là gì? Quy trình và chiến lược tiếp thị như thế nào?

Cạnh tranh là gì? Bản chất, quy định và loại hình cạnh tranh

Hy vọng rằng bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp bạn đọc hiểu được khái niệm, đặc điểm, vai trò cũng như mục tiêu của chiến lược. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về chủ đề trên, vui lòng bình luận bên dưới để được hỗ trợ giải đáp kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *