Thủ khoa là gì? Khái niệm, lợi ích và nguồn gốc của thủ khoa

Thủ khoa – thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực giáo dục, chỉ người đạt điểm cao nhất trong các kỳ thi lớn. Vậy khái niệm thủ khoa là gì? Nguồn gốc, cách xác định thủ khoa? Lợi ích khi trở thành thủ khoa là gì? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong vài viết này nhé!

Thủ khoa là gì?

Khái niệm về thủ khoa ngày nay được sử dụng và được chia ra thành 2 loại bao gồm: Thủ khoa đầu vào và thủ khoa đầu ra. Tuy nhiên trên thực tế, khi nhắc đến thuật ngữ thủ khoa thì người ta sẽ thường chỉ nghĩ nhiều đến danh hiệu thủ khoa đầu vào. Cụ thể như sau:

  • Thủ khoa đầu vào chính là danh hiệu dành cho thí sinh có điểm số cao nhất trong kỳ thi kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia hiện nay.
  • Thủ khoa đầu ra là danh hiệu dành cho các sinh viên hay học viên có điểm tổng kết tốt nghiệp cao nhất khi tốt nghiệp của một trường Đại học, Cao đẳng hoặc là Học viện nào đó.
Thủ khoa đầu ra - người có điểm tổng kết cao nhất
Thủ khoa đầu ra – người có điểm tổng kết cao nhất
  • Ngoài ra, trong các kỳ thi Tuyển sinh vào lớp 6, lớp 10 hiện nay thì người ta cũng có danh hiệu thủ khoa đầu vào hay là thủ khoa lớp 6, 10 dành cho từng trường. Hoặc trong kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học quốc gia… cũng sẽ có danh hiệu thủ khoa dành cho thí sinh đạt điểm số cao nhất và được gọi là thủ khoa kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học quốc gia…

Ví dụ: Thủ khoa khối B toàn quốc của kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia năm 2023, thủ khoa đầu vào ngành Quản trị kinh doanh của Đại học Thương Mại, thủ khoa đầu ra khóa 43 của Trường Đại học Luật Hà Nội…

Việc lựa chọn ra thủ khoa phải dựa trên tiêu chí công bằng về điểm số (đối với các kỳ thi), thành tích cũng như là hoạt động ngoại khóa của mỗi người (đối với thủ khoa đầu ra của các chương trình, khóa học).

Nguồn gốc của thủ khoa là gì?

Vào thời phong kiến thì thủ khoa chính là danh hiệu đặc biệt ưu ái dành cho người đã đạt thành tích cao nhất trong khoa thi nho học. Tuy nhiên, danh hiệu này không bao gồm người đỗ đầu các kỳ thi tiến sĩ võ trong các triều đại của Việt Nam hay các kỳ thi Phật học dưới thời nhà Lý.

Nguồn gốc của thủ khoa
Nguồn gốc của thủ khoa

Thủ khoa tiến sĩ nho học chính là người đỗ đầu kỳ thi Đình (hay Đình nguyên). Đây là kỳ thi do nhà vua tổ chức cho các tân tiến sĩ đã đỗ trong kỳ thi Hội để chọn ra tam khôi và phân hạng tiến sĩ.

Các khoa thi tiến sĩ nho học đầu tiên được mở ra dưới thời nhà Lý vào năm 1075. Người đỗ đầu khoa thi này chính là Lê Văn Thịnh. Đến thời Trần theo Đại Việt Sử ký Toàn thư thì trong các năm 1232 và 1239 cũng có mở các kỳ thi Thái học sinh – tên gọi của các khoa thi tiến sĩ nho học dưới triều đại nhà Trần và nhà Hồ.

Ngày nay thì thủ khoa thường được người ta biết đến chính là người đạt điểm cao nhất trong các kỳ thi tốt nghiệp vào Đại học.

Cách xác định thủ khoa là gì?

Hiện nay việc lựa chọn thủ khoa phải dựa trên tiêu chí công bằng về điểm số (đối với các kỳ thi), thành tích cũng như là hoạt động ngoại khóa của mỗi người (đối với thủ khoa đầu ra của các chương trình hay khóa học). Theo đó:

  • Đối với thủ khoa đầu vào đại học hay thủ khoa đầu vào lớp 10 hay thủ khoa kỳ thi Đánh giá năng lực thì việc lựa chọn sẽ dựa trên tiêu chí công bằng. Đó là bằng tổng điểm các môn thi của khối thi cộng lại (hay còn được gọi là điểm trần) hoặc tổng điểm của bài thi mà không lựa chọn thí sinh có điểm thi cao nhất nhờ vào điểm ưu tiên hay điểm thưởng.
Xác định thủ khoa đầu vào dựa trên tổng điểm thi
Xác định thủ khoa đầu vào dựa trên tổng điểm thi
  • Đối với danh hiệu thủ khoa đầu ra thì việc lựa chọn thủ khoa phải dựa trên bảng điểm tổng kết toàn khóa của tất cả các sinh viên, học viên thuộc khóa đó. Đồng thời có thể bổ sung thêm các tiêu chí phụ khác như: số tín chỉ tối thiểu (hoặc tối đa), số tín đã học hay thi lại, các thành tích hay hoạt động ngoại khóa khác… để làm tiêu chí lựa chọn ra được thủ khoa đầu ra toàn khóa học của các trường đại học, cao đẳng hoặc là học viện.

Lợi ích khi làm thủ khoa là gì?

Thủ khoa thường được nhận ưu đãi cùng phần thưởng khác nhau tùy theo trường hợp cụ thể và quy định của từng trường học hoặc là tổ chức tổ chức cuộc thi. Dưới đây là một số ưu đãi phổ biến mà thủ khoa có thể nhận được:

  • Học bổng: Thủ khoa thường sẽ được cấp học bổng đặc biệt từ trường học hoặc là tổ chức kỳ thi. Học bổng này có thể giúp cho họ giảm tổng số tiền học phí hoặc là chi phí đào tạo.
  • Giải thưởng và vinh danh: Thủ khoa cũng thường được vinh danh trong lễ tốt nghiệp hoặc là lễ trao giải cuối kỳ thi. Họ có thể nhận được giấy chứng nhận, bằng khen hoặc là các giải thưởng đặc biệt khác.
Thủ khoa được vinh danh
Thủ khoa được vinh danh
  • Ưu tiên tuyển sinh: Trong một số trường hợp thì thủ khoa có thể được ưu tiên trong quá trình tuyển sinh vào các chương trình đào tạo cao hơn hoặc là các chương trình đặc biệt của trường học.
  • Cơ hội nghiên cứu và học tập đặc biệt: Thủ khoa còn có thể được cung cấp cơ hội tham gia vào các chương trình nghiên cứu hoặc là học tập đặc biệt do trường học tổ chức.
  • Sự công nhận trong cộng đồng: Thủ khoa thường nhận được sự công nhận cũng như sự tôn vinh từ bạn bè, gia đình và cộng đồng bởi thành tích xuất sắc của họ trong việc học tập.
  • Cơ hội việc làm: Thủ khoa có điểm mạnh về học vấn thường có cơ hội tốt hơn trong việc tìm kiếm việc làm sau khi ra trường.

Có thể bạn quan tâm:

Cách tính điểm trung bình môn THCS, THPT, Đại học chuẩn nhất

Điểm danh các trường đại học top đầu Hà Nội, thành phố HCM

Trên đây là những thông tin liên quan đến thủ khoa là gì. Việc trở thành thủ khoa là ước mơ của rất nhiều người và giúp thí sinh nhận được khá nhiều “đặc quyền”. Nếu như bạn mong muốn trở thành thủ khoa trong tương lai thì hãy cố gắng học tập và rèn luyện ngay từ bây giờ nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *