Tảo hôn là gì? Nguyên nhân, thực trạng tảo hôn ở Việt Nam hiện nay

Tình trạng tảo hôn không chỉ diễn ra ở các vùng dân tộc thiểu số mà còn hiện diện ở các khu vực thành thị, nông thôn Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu tảo hôn là gì cũng như nguyên nhân, hậu quả trong bài viết sau đây nhé!

Tảo hôn là gì?

Thế nào là tảo hông? Theo định nghĩa tảo hôn là gì GDCD 9 thì tảo hôn là hành vi kết hôn khi vợ hoặc chồng hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn theo quy định, tức là nam chưa đủ 20 tuổi trở lên và nữ chưa đủ 18 tuổi trở lên.

Tảo hôn là kết hôn khi chưa đủ tuổi đăng ký theo quy định
Tảo hôn là kết hôn khi chưa đủ tuổi đăng ký theo quy định

Hiện nay, hành vi tảo hôn vẫn đang diễn ra tại các khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp với các hủ tục lạc hậu cần xóa bỏ.

Ví dụ về tảo hôn

Thông qua giải thích tảo hôn là j, chắc hẳn các bạn đã hiểu và bắt gặp một số trường hợp đã và đang diễn ra ngay xung quanh mình.

Ví dụ:

Cậu bé Vừ A Bằng năm nay mới 13 tuổi và cô bé Nông Thị Dung năm nay vừa tròn 12 tuổi, đều là người dân tộc H’Mông thuộc tỉnh Lào Cai.

Đang ở độ tuổi cắp sách đến trường nhưng hai em lại bị cha mẹ bắt ép phải lập gia đình, bỏ dở chuyện học hành để lo cho cuộc sống mưu sinh với gánh nặng cơm áo gạo tiền đè nặng lên đôi vai.

Các cặp vợ chồng trẻ em
Các cặp vợ chồng trẻ em

Đây chính là ví dụ điển hình của các cặp vợ chồng trẻ em tại nhiều nơi ở nước ta, kết hôn không tự nguyện, chưa đủ tuổi kết hôn, chưa đủ sức gánh vác, lo liệu cho cuộc sống hằng ngày của chính bản thân mình…

Nguyên nhân tảo hôn phổ biến

Trong các bài thuyết trình về nạn tảo hôn thường nêu ra một số nguyên nhân chủ yếu như sau:

  • Do hủ tục lạc hậu của một số dân tộc thiểu số: cần thời gian dài vận động, tuyên truyền để xóa bỏ hoàn toàn phong tục không tốt này.
  • Do các quy định của pháp luật hiện nay về xử lý vi phạm hành chính đối với các trường hợp liên quan đến việc tảo hôn đang ở mức rất thấp, không đủ sức răn đe, cảnh cáo và ngăn chặn kịp thời.
  • Do trình độ dân trí thấp và thiếu sự hiểu biết về pháp luật của một bộ phận người dân tại các vùng cao, vùng sâu vùng xa, họ chưa kịp tiếp thu những thay đổi, tiến bộ trong chính sách của Nhà nước.
  • Công tác tuyên truyền, vận động, phổ cập giáo dục, kiến thức pháp luật liên quan đến vấn đề tảo hôn chưa được thường xuyên, rộng rãi và sâu sát.
  • Chính quyền tại các địa phương có trường hợp tảo hôn chưa can thiệp mạnh mẽ, thiếu kiên quyết trong xử lý các vi phạm.
Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vấn đề tảo hôn
Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vấn đề tảo hôn

Tác hại và ảnh hưởng của việc tảo hôn

Tìm hiểu tảo hôn là gì và hậu quả của tảo hôn trong GDCD 9, chúng ta có thể nhận thấy các hệ lụy vô cùng to lớn, ảnh hưởng đến bản thân cặp vợ chồng cũng như gia đình, xã hội trong hiện tại và tương lai. Cụ thể:

Về sức khỏe

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống khiến sức khỏe của trẻ em bị ảnh hưởng, đặc biệt là các bé gái dưới 15 tuổi, nguy cơ chết trong quá trình mang thai và sinh nở cao hơn so với phụ nữ trên 20 tuổi. Những em bé có mẹ dưới 18 tuổi thường bị nhẹ cân, dị tật bẩm sinh hoặc chết non so với các em bé khác.

Tảo hôn thường gây ra các hệ lụy về sức khỏe giống nòi
Tảo hôn thường gây ra các hệ lụy về sức khỏe giống nòi

Về tinh thần

Khi kết hôn sớm, trẻ em sẽ phải đối mặt với nhiều gánh nặng trong cuộc sống gia đình, không còn được sống thật với lứa tuổi của mình. Các em không được vui chơi, tham gia các hoạt động giải trí, các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật… thay vào đó là nỗi lo toan về hôn nhân, gia đình.

Về môi trường giáo dục

Các trường hợp tảo hôn thường phải nghỉ học giữa chừng, mất đi cơ hội học tập, phát triển, thiếu kiến thức xã hội, cản trở con đường phát triển tài năng, nhân cách, trí tuệ và thể chất.

Về kinh tế

Nhiều cặp vợ chồng tảo hôn không có việc làm hoặc gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm, không tự chủ về kinh tế dẫn đến tỷ lệ đói nghèo ngày càng gia tăng. Từ đó, kéo theo tình trạng đổ vỡ hạnh phúc gia đình, ly hôn, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của trẻ em.

Tảo hôn khiến tỷ lệ đói nghèo gia tăng
Tảo hôn khiến tỷ lệ đói nghèo gia tăng

Về xã hội

Tảo hôn ảnh hưởng đến chất lượng dân số, tăng tỷ lệ người thiểu năng về thể chất, trí tuệ, người tàn tật, khuyết tật, tạo thành gánh nặng cho sự phát triển của xã hội.

Hậu quả pháp lý của hành vi tảo hôn

Tảo hôn là một hành vi vi phạm pháp luật, vậy tảo hôn phạt bao nhiêu tiền?

Theo Nghị định 82/2020/NĐ-CP, Luật tảo hôn 2020 chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/9/2020 thì mức phạt đối với hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn đã tăng lên so với trước đây, cụ thể:

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức kết hôn cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục mối quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn, mặc dù đã có bản án, quyết định của Tòa án.

Qua bài viết trên đây chắc hẳn các bạn đã hiểu tảo hôn nghĩa là gì đúng không? Tìm hiểu về tảo hôn thực trạng, nguyên nhân và giải pháp để chung tay, góp sức nâng cao ý thức của xã hội và cải thiện chất lượng nòi giống, cuộc sống của thế hệ trẻ.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *