Phản ứng thế là gì? Chia sẻ từ A – Z về phản ứng thế và ví dụ minh họa

Bên cạnh phản ứng oxi hóa khử, phản ứng phân hủy, phản ứng hóa hợp… thì phản ứng thế là kiến thức quan trọng trong Hóa học 8. Vậy phản ứng thế là gì? Phản ứng thế bao gồm những loại nào?. Mời bạn đọc cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết về phản ứng thế ngay sau đây. 

Phản ứng thế là gì?

Phản ứng thế chính là phản ứng hóa học mà trong đó nguyên tử của nguyên tố này ở dạng đơn chất sẽ thay thế cho nguyên tử của nguyên tố khác trong hợp chất.

Phản ứng thế là gì
Phản ứng thế là gì

Ví dụ: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

→ Phản ứng trên chính là phản ứng thế, đơn chất Fe đã thay thế nguyên tử của nguyên tố hidro trong hợp chất axit HCl.

Các loại phản ứng thế là gì?

Phản ứng thế vô cơ

Trong hóa học vô cơ thì phản ứng thế xảy ra luôn đi kèm với sự thay đổi số oxi hóa của các chất. Phản ứng xảy ra với điều kiện cụ thể về nhiệt độ, áp suất (tùy theo từng trường hợp).

Phương trình phản ứng minh họa về phản ứng thế trong hóa học vô cơ như sau: 

A + BX → AX + B

Phương trình phản ứng thế vô cơ
Phương trình phản ứng thế vô cơ

Một số phương trình hóa học của phản ứng thế trong hóa học vô cơ:

  • Zn + CuCl2 → Cu + ZnCl2
  • 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
  • 3Cl2 + 2NH3 → 6HCl + N2

Phản ứng thế hữu cơ

Trong hóa học hữu cơ thì phản ứng thế lại được chia ra thành các loại chính như sau:

  • Phản ứng thế ái lực điện tử

Phản ứng thế ái lực điện tử thì một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử sẽ thay thế cho một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác trong phân tử hữu cơ. Phản ứng này thường liên quan đến sự chuyển đổi của các liên kết π (liên kết pi) và sự thay đổi vị trí của các electron. Chính vì vậy mà nó được gọi là “phản ứng thế ái lực điện tử”.

Các loại phản ứng thế hữu cơ
Các loại phản ứng thế hữu cơ
  • Phản ứng thế ái lực hạt nhân

Phản ứng thế ái lực hạt nhân thì một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử tham gia thay thế cho một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác bằng cách tham gia vào một phản ứng hạt nhân. Đây thường là các phản ứng thế nucleophile (động cơ hạt nhân) hoặc là phản ứng thế electrophilic (động cơ điện tử).

  • Phản ứng thế gốc

Phản ứng thế gốc thì các gốc tự do hữu cơ, ví dụ như các radicale sẽ tham gia thay thế các nguyên tử hoặc là nhóm nguyên tử trong phân tử khác.

Các phản ứng này thường được xảy ra dưới tác động của ánh sáng hoặc là các điều kiện thích hợp để có thể tạo ra gốc tự do.

Phản ứng thế thường gặp ở các hydrocacbon no, có ký hiệu là S. Đây chính là một dạng phản ứng dây chuyền. Để có thể khơi mào phản ứng thì cần phải thực hiện chiếu sáng hoặc là cho thêm các chất dễ phân hủy thành gốc tự do vào.

Ví dụ: Xét quá trình phản ứng thế giữa metan với clo. Ta thấy, phản ứng xảy ra theo cơ chế gốc, trải qua 3 giai đoạn đó là: khơi mào, phát triển mạch và tắt mạch. Cụ thể như sau:

Khơi mào: Cl2 → Cl’ + Cl’ (điều kiện: ánh sáng khuếch tán).

Phát triển mạch: 

  • CH4 + Cl’ → CH3′ + HCl
  • CH3′ + Cl2 → CH3Cl + Cl’

Tắt mạch:

  • Cl’ + Cl’ → Cl2
  • CH3′ + Cl’ → CH3Cl
  • CH3′ + CH3′ → CH3 – CH3

Bài tập áp dụng

Câu 1: Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng thế là phản ứng nào?

  1. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
  2. FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
  3. Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag
  4. 3Zn + 8HNO3 → 3Zn(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Đáp án: A

Câu 2: Phản ứng thế là phản ứng nào dưới đây?

  1. C3H8 → C2H4 + CH4
  2. CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O
  3. C2H6 + Cl2 → C2H5Cl + HCl
  4. C2H4 + Br2 → C2H4Br2

Đáp án: C

Câu 3: Cho Fe phản ứng thế với HCl. Sau đó đốt cháy sản phẩm khí sinh ra thì thu được ngọn lửa có màu gì?

  1. Cam
  2. Tím
  3. Đỏ
  4. Xanh nhạt

Đáp án: D

Câu 4: Hợp chất hữu cơ nào dưới đây chỉ có phản ứng thế đối với clo, không có phản ứng cộng với clo?

  1. C2H2
  2. CH4
  3. C2H4
  4. C6H6

Đáp án: D

Câu 5: Phản ứng hóa học đặc trưng của ankan là gì?

  1. Phản ứng tách.
  2. Phản ứng cộng.
  3. Phản ứng thế.
  4. Cả A, B và C.

Đáp án: C

Có thể bạn quan tâm:

Kiến thức: Chất khử là gì? Ý nghĩa của phản ứng oxi hoá khử

Uranium là gì? Uranium có ứng dụng thực tiện như thế nào?

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến phản ứng thế là gì cũng như các dạng bài tập liên quan. Hy vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về loại phản ứng ứng hóa học này; nâng cao kiến thức và kỹ năng giải bài tập. Nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến phản ứng thế, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết này nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *