Muối axit là gì? Công thức, tính chất hóa học và phân loại

Muối axit là một kiến thức quan trọng trong bộ môn Hóa học. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ muối axit là gì? Tính chất hóa học và ứng dụng của muối axit là gì? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết về loại muối này nhé!

Muối axit là gì?

Muối chính là một hợp chất hóa học bao gồm một tổ hợp ion của các cation và anion. Trong đó, cation là ion mang điện tích dương, còn anion là ion mang điện tích âm. Dựa vào thành phần hóa học, muối được chia ra thành 2 loại: muối axit và muối  trung hòa.

  • Muối axit là loại muối mà hidro bên trong gốc axit vẫn còn khả năng phân li ra H+. Hóa trị của gốc axit sẽ bằng với số nguyên tử H đã được thay thế. Ví dụ: NaHCO3, Fe(HCO3)2, NaHSO4, Na2HPO4…
  • Muối trung hòa là muối mà các anion gốc axit không còn có thể bị phân hủy thành ion H+. 
Muối axit là muối trong đó hiđro của gốc axit có khả năng phân li H+
Muối axit là muối trong đó hiđro của gốc axit có khả năng phân li H+

Nếu anion gốc axit còn hidro có tính axit thì gốc này sẽ tiếp tục phân li yếu ra ion H+. Ví dụ:

  • NaHCO­3 => Na(+) + HCO3(-)
  • HCO3(-) => H(+) + CO3(2-)

Công thức hóa học của muối axit gồm có 2 phần là: kim loại + gốc axit.

Ví dụ: muối NaHCO3 gồm kim loại Na và gốc axit -HCO3.

Tính chất hóa học của muối axit

Muối axit là gần như có đầy đủ tính chất hóa học của axit + muối. Muối axit vừa tác dụng được với axit mạnh hơn nó vừa tác dụng được với bazơ tạo muối trung hòa và vừa tác dụng được với muối.

Ngoài ra, một số muối axit đặc biệt như muối photphat tác dụng với axit photphoric để tạo ra tạo muối photphat mới. Muối có tính axit sẽ làm cho quỳ tím chuyển sang màu đỏ. Dưới đây là một số phản ứng thể hiện tính chất của một axit:

Muối axit có đủ tính chất hóa học của muối + axit
Muối axit có đủ tính chất hóa học của muối + axit

Phản ứng trung hòa

Thể hiện tính chất của một axit, muối axit tham gia phản ứng trung hòa với bazơ để tạo thành muối và nước.

NaHCO3 + NaOH => Na2CO3 + H2O

Lưu ý: Khi muối axit cho vào môi trường kiềm thì lập tức nó sẽ bị trung hòa. Vì vậy mà nó tạo thành muối trung hòa ứng với axit ban đầu.

Phản ứng với muối

Thể hiện tính chất của một muối, muối axit phản ứng với muối sẽ tạo ra muối mới (muối của axit mạnh) và axit mới. Sản phẩm phải có một chất ít tan, không bền và một chất bay hơi; hoặc tạo thành một chất axit mới mà gốc axit ít phân li (axit yếu).

NaHSO4 + Na2CO3 => Na2SO4 + NaHCO3

  • NaHCO3 có gốc axit là HCO3 phân li yếu trong dung dịch nếu như Na2CO3 dư.
  • NaHSO4 hết, Na2CO3 vẫn dư thì chỉ có 1 nguyên tử kim loại trong muối của axit yếu ban đầu Na2CO3 bị thay thế.

Phản ứng giữa 2 muối axit

2 muối axit phản ứng với nhau thì 1 chất sẽ đóng vai trò axit và 1 chất đóng vai trò muối. Khi đó thì muối axit của axit mạnh sẽ đóng vai trò axit.

NaHSO4 + NaHCO­3 => Na2SO4 + H2O + CO2

Trong phản ứng này thì NaHSO4 đóng vai trò là axit còn NaHCO­3 là muối của axit yếu. Vì vậy mà sản phẩm là muối của axit mạnh và axit yếu cacbonic (không bền, bị phân hủy thành CO2).

Muối axit + axit

Muối axit tác dụng với chính axit tương ứng có thể cho ra sản phẩm là muối axit với nhiều H axit trong phân tử hơn.

Na2HPO4 + H3PO4 => 2NaH2PO4

Muối axit của một axit yếu sẽ phản ứng với axit mạnh hơn và cho ra muối mới và axit mới yếu hơn; kèm theo đó chính là chất kết tủa, ít phân li và hay bay hơi. Muối axit lúc này sẽ đóng vai trò là một muối.

Phản ứng nhiệt phân muối axit

Đun nóng dung dịch muối bicacbonat có thể sinh ra được muối cacbonat trung hòa. Cụ thể phương trình hóa học như sau: Ca(HCO3)2 => CaCO3 + CO2 + H2O

Ứng dụng của muối axit là gì?

  • Công nghiệp hóa chất: Được sử dụng để làm chất xúc tác trong quá trình sản xuất hóa chất. Ví dụ: H2SO4) được sử dụng rộng rãi trong sản xuất phân bón, HCl thường được dùng trong sản xuất muối và các hóa chất khác… 
  • Dược phẩm: Một số muối axit được dùng để tạo ra các dạng thuốc dễ sử dụng và hấp thu tốt hơn. Ví dụ: HCl được dùng để điều chế các dạng thuốc viên.
  • Phân tích hóa học: Được sử dụng để điều chỉnh độ acid hoặc độ kiềm của một dung dịch. Ví dụ: CH3COONa được sử dụng trong phân tích acid – bazơ.
  • Công nghiệp thực phẩm: Một số muối axit được dùng để điều chỉnh độ acid hoặc độ kiềm của các sản phẩm thực phẩm. Ví dụ: Na3C6H5O7 thường được dùng trong chế biến thực phẩm và đồ uống.
Muối axit được ứng dụng để làm phân bón
Muối axit được ứng dụng để làm phân bón
  • Nông nghiệp: Muối axit được dùng để điều chỉnh pH của đất và nước, cung cấp các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cây trồng. Ví dụ: NH4H2PO4 thường được dùng trong phân bón.
  • Tẩy rửa và làm sạch: Một số muối axit còn có tính chất tẩy rửa cũng như làm sạch mạnh nên thường xuất hiện trong các sản phẩm tẩy rửa như tẩy rửa lò vi sóng, tẩy rửa cống rãnh… 
  • Sản xuất điện: Một số muối axit như H2SO4 có thể được sử dụng trong quá trình sản xuất điện từ pin axit.

Lưu ý: Khi sử dụng muối axit thì bạn cần lưu ý về tính chất ăn mòn và độc hại của chúng. Việc sử dụng muối axit phải tuân thủ theo các quy định và biện pháp an toàn liên quan để đảm bảo an toàn cho con người và môi trường.

Một số câu hỏi liên quan đến muối axit

Muối axit có tan không?

Hầu như muối axit đều tan tốt trong nước. Ví dụ như – HCO3, – HS, – HSO3…

Độ tan của một chất trong nước hiểu đơn giản là số gam chất đó hòa tan trong 100g nước trong một điều kiện nhiệt độ nhất định để tạo thành một dung dịch bão hòa. Độ tan được kí hiệu là S.

Muối axit có kết tủa không?

Muối axit có kết tủa. Trong hóa học thì kết tủa là quá trình hình thành chất rắn từ dung dịch khi mà phản ứng hóa học xảy ra trong dung dịch lỏng.

Đôi khi thì sự hình thành chất kết tủa thể hiện sự có mặt của phản ứng hóa học. Kết tủa cũng có thể xuất hiện nếu như hàm lượng hợp chất vượt ngưỡng tan của nó (xuất hiện khi trộn các dung môi hoặc khi thay đổi nhiệt độ của chúng). Sự kết tủa này có thể xảy ra rất nhanh từ dung dịch bão hòa.

Có thể bạn quan tâm:

Oxit axit là gì? Tính chất hóa học của oxit axit?

Huyền phù là gì? Thành phần cấu tạo và khác gì so với nhũ tương

Trên đây là những kiến thức liên quan đến muối axit là gì. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại muối này và áp dụng trong quá trình giải bài tập nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *