Internet Protocol là gì? Tổng quan về giao thức mạng Internet protocol (IP)

Internet Protocol là thành phần không thể thiếu của các thiết bị khi kết nối mạng, từ máy Client đến máy chủ Server. Hãy cùng khám phá Internet Protocol là gì và mọi thông tin cần biết trong bài viết sau đây nhé!

Internet Protocol (IP) là gì?

IP hay Internet Protocol là địa chỉ giao thức của Internet có trên mọi thiết bị kết nối mạng để chia sẻ dữ liệu với nhau. Địa chỉ IP tiêu chuẩn được định dạng với 4 nhóm chữ số khác nhau, được giới hạn từ 0 – 255 và ngăn cách bởi dấu chấm.

Internet Protocol (IP) là gì?
Internet Protocol là gì?

TCP/ IP là gì?

Giao thức điều khiển truyền (TCP) là một giao thức truyền tải quyết định cách gửi và nhận dữ liệu.

Một tiêu đề TCP thường bao gồm các phần dữ liệu trong mỗi gói sử dụng TCP/IP. TCP sẽ mở kết nối với người nhận trước khi truyền dữ liệu. TCP đảm bảo tất cả các gói đến theo thứ tự khi bắt đầu truyền, người nhận sẽ xác nhận các gói tin đã đến, còn các gói bị thiếu sẽ được gửi đến sau. TCP được thiết kế cho độ tin cậy, không phải tốc độ và có thể mất nhiều thời gian hơn nếu một số gói bị thiếu.

FTP (File Transfer Protocol) là Giao thức truyền tải tập tin, được dùng để trao đổi dữ liệu trong mạng thông qua giao thức TCP/IP, thường hoạt động trên 2 cổng là 20 và 21. Các máy Client có thể truy cập đến máy chủ FTP để gửi hoặc lấy dữ liệu, dù đang ở xa.

Ban đầu, TCP và IP được thiết kế để sử dụng cùng nhau và được gọi là bộ TCP/IP. Tuy nhiên, các giao thức truyền tải khác cũng có thể dùng với IP.

Cấu tạo của địa chỉ IP

Cấu trúc địa chỉ IP được phân ra làm 5 lớp (class) phân biệt sau đây:

Lớp A

Bao gồm các địa chỉ IP có octet đầu tiên từ 1-126, từ 1.0.0.1 đến 126.0.0.0. Lớp A thường dành riêng cho địa chỉ của các tổ chức lớn trên thế giới.

Lớp B

Bao gồm các địa chỉ IP có octet đầu tiên từ 128-191, từ 128.1.0.0 đến 191.254.0.0. Lớp B thường dành cho các tổ chức hạng trung trên thế giới.

Lớp C

Bao gồm các địa chỉ IP có octet đầu tiên từ 192-223, từ 192.0.1.0 đến 223.255.254.0, trong đó có cả máy tính cá nhân. Lớp C thường dành cho các tổ chức nhỏ.

Lớp D

Bao gồm các địa chỉ IP có octet đầu tiên từ 224-239, từ 224.0.0.0 đến 239.255.255.255. Lớp D có 4 bit đầu tiên luôn là 1110 và được sử dụng để phát các thông tin (multicast/broadcast).

Lớp E

Bao gồm các địa chỉ IP có octet đầu tiên từ 240-255, từ 240.0.0.0 đến 254.255.255.255. Lớp E có 4 bit đầu tiên luôn là 1111 và được dành riêng cho việc nghiên cứu.

Loopback

Lớp này có địa chỉ 127.x.x.x và được dùng riêng để kiểm tra vòng lặp quy hồi (hay còn gọi là loopback).

Trên thực tế, chỉ có các địa chỉ lớp A, B, C là được dùng để cài đặt cho các nút mạng thông thường. Địa chỉ lớp D được dùng trong một số ứng dụng truyền thông đa phương tiện. Còn lớp E thì vẫn nằm trong phòng thí nghiệm và dự phòng.

 

Phân loại IP

Hiện nay có 4 loại hình IP thông dụng, có thể là địa chỉ IPv4 hoặc IPv6, bao gồm: IP Private, IP Public, IP tĩnh và IP động.

IP Private

Hay còn gọi là IP nội bộ, là dãy IP được sử dụng cho các máy tính thuộc một mạng nội bộ như mạng nhà trường, công ty, tổ chức…

IP Private dùng cho mạng nội bộ
IP Private dùng cho mạng nội bộ

IP Private giúp các máy tính trong hệ thống kết nối với nhau bằng thiết lập thủ công hoặc router thiết kế tự động và không kết nối trực tiếp với các máy tính bên ngoài.

IP Public

Hay còn gọi là IP cộng đồng, công cộng, là IP sử dụng trong mạng gia đình hoặc doanh nghiệp để kết nối Internet.

IP Public dùng trong gia đình, doanh nghiệp
IP Public dùng trong gia đình, doanh nghiệp

Địa chỉ IP Public trong router gia đình hoặc các server là yếu tố quan trọng với các phần cứng mạng có thể truy cập công khai. Các thông số cần được ghi nhớ chính xác, đặc biệt khi thuê máy chủ để thiết lập kết nối chính xác cho website.

IP tĩnh

Đây là địa chỉ được cấu hình thủ công cho thiết bị và không hề thay đổi. Chúng giúp kết nối Internet nhanh chóng, không cần đợi cấp phát IP. Ngoài ra, IP tĩnh còn giúp tăng tốc độ tải trang, download file Torrent và giữ đường truyền ổn định với các máy tính trong mạng nội bộ.

IP tĩnh không thay đổi
IP tĩnh không thay đổi

Nhược điểm của IP tĩnh là cấu hình thủ công, gây tốn nhiều thời gian thiết lập địa chỉ IP tĩnh và cấu hình đúng router để giao tiếp thành công.

IP động

Đây là IP được gán tự động cho từng kết nối hoặc nút mạng. Ví dụ, địa chỉ IP điện thoại thông minh, máy tính…

Trái ngược với IP tĩnh, IP động sử dụng phương thức DHCP và luôn được thay đổi mỗi khi bạn ngắt và kết nối lại. DHCP là giao thức tự động cấp phát địa chỉ IP cho các thiết bị trong mạng dùng để truy cập vào Internet.

IP động có nhiều ưu điểm như: tính linh hoạt, dễ cài đặt và dễ quản lý, số lượng thiết bị kết nối ít bị giới hạn. Vì các thiết bị không cần thiết sẽ ngắt kết nối và giải phóng IP cho các thiết bị mới dùng.

IP động có tính linh hoạt cao
IP động có tính linh hoạt cao

IP động được sử dụng phổ biến nhất, khi các gia đình sử dụng IP được gán tự động từ router. Tuy nhiên, địa chỉ IP động của router luôn thay đổi định kỳ, dẫn đến việc xung đột IP khi các máy mới vào dùng IP của máy đang dùng trong hệ thống máy.

Vai trò/ ứng dụng của địa chỉ IP

Địa chỉ IP có tác dụng điều hướng dữ liệu, thường được dùng trong các máy chủ nguồn và đích để truyền dữ liệu trong mạng máy tính.

Địa chỉ IP tương tự như địa chỉ nhà riêng, địa chỉ công ty để người khác có thể nhận diện. Mỗi thiết bị trên mạng đều có một địa chỉ IP khác nhau.

Máy tính sẽ sử dụng các máy chủ DNS tìm kiếm một tên máy (hostname) để tìm địa chỉ IP.

Ví dụ, khi nhập tên một trang web vào trình duyệt như muahangdambao.com, yêu cầu tải trang này được gửi đến các máy chủ DNS tìm kiếm tên máy chủ (muahangdambao.com) để tìm địa chỉ IP tương ứng. Nếu không có địa chỉ IP, máy tính sẽ không có “đầu mối” để tìm kiếm.

 

Cách tra cứu địa chỉ IP

Tìm địa chỉ IP công cộng

Sử dụng các trang web như ipchicken.com, whatsmyip.org hoặc WhatIsMyIPAddress.com để tìm IP công cộng trên router. Thích hợp với mọi thiết bị kết nối mạng hỗ trợ trình duyệt web như điện thoại thông minh, iPod, máy tính bảng, laptop, PC.

Trang web Whatsmyip.org
Trang web Whatsmyip.org

Tìm địa chỉ IP nội bộ

Tìm địa chỉ IP của thiết bị thông qua Command Prompt, sử dụng lệnh ipconfig trong Windows.

Trong Linux, dùng cửa sổ terminal và nhập lệnh hostname -I (chữ i viết hoa), ifconfig hoặc ip show addr. Đối với Mac OS X thì sử dụng lệnh ifconfig.

Đối với iPhone, iPad và iPod touch, truy cập vào menu Wifi trong Settings, sau đó nhấn nút “i” nhỏ bên cạnh mạng được kết nối. Căn cứ vào việc địa chỉ IP được gán bằng DHCP hay được nhập thủ công, bạn sẽ nhìn thấy tab DHCP hay tĩnh.

Đối với Android, truy cập Settings >> Wireless Controls >> Wi-Fi settings, sau đó chạm vào mạng trên cửa sổ mới hiển thị bao gồm địa chỉ IP nội bộ.

Trên đây là thông tin tổng quan về Internet Protocol từ đó chắc hẳn bạn đã nắm vững khái niệm Internet Protocol là gì rồi phải không? . IP đóng vai trò quyết định trong việc kết nối và giao tiếp của người dùng trên mạng. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã biết được cách khai thác dữ liệu trực tuyến tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *