Trong lĩnh vực thiết bị mạng hiện nay thì Switch là một thiết bị vô cùng quen thuộc. Vậy Switch là gì? Switch có vai trò và chức năng như thế nào? Bài viết dưới đây, chúng ta sẽ đi tìm hiểu những thắc mắc trên nhé.
Switch là gì?
Switch là gì hay thiết bị chuyển mạch là gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Switch hay còn gọi là thiết bị chuyển mạch, Switch mạng là bộ phận vô cùng quan trọng trong hệ thống mạng. Nó có chức năng kết nối các đoạn mạng với nhau theo mô hình mạng sao ( mô hình mạng nội bộ).
Switch làm việc giống như một Bridge nhiều cổng. Bridge là thiết bị dùng để ghép nối 2 mạng khác nhau để tạo nên một mạng lớn duy nhất.
Switch đóng vai trò như một thiết bị trung tâm, tất cả các máy tính đều được kết nối về đây trong hệ thống mạng.
Một Switch chia mạng có khả năng nối thẳng các máy tính nguồn, đích hay các thiết bị nối – chuyển khác cùng dùng chung
Switch tiếng Anh là gì?
Trong tiếng Anh từ Switch có khá nhiều nghĩa.
Switch (danh từ): công tắc điện/ sự thay đổi đột ngột
Switch (động từ): bật/ tắt điện
Phân loại Switch mạng
Switch không được quản lý
Switch loại này thiết kế để có thể sử dụng ngay mà không cần phải cài đặt. Nhưng nó không thể cấu hình nên tính năng bị hạn chế và dung lượng mạng cũng ít hơn so với Switch được quản lý.
Switch không được quản lý chỉ cần cắm dây cáp nguồn, cáp đích và nguồn điện là có thể sử dụng. Nó thường được dùng trong các kết nối cơ bản như mạng gia đình, trong văn phòng, công ty, phòng thí nghiệm hoặc nơi cần thêm một vài cổng mạng.
Switch được quản lý
Khác với loại Switch trên, Switch được quản lý có thể cấu hình được nên vì thế bảo mật tốt hơn, thông minh và linh hoạt hơn. Nó cũng cho phép tùy chỉnh cũng như cấu hình giúp kiểm soát và bảo mật mạng tốt hơn cũng như đem lại trải nghiệm cho người truy cập mạng tốt hơn.
Loại Switch này được dùng chủ yếu trong doanh nghiệp và được quản lý bởi quản trị viên chuyên nghiệp.
Đặc điểm của Switch
Switch phân chia kết nối riêng biệt trên từng đoạn mạng. Nó chia hệ thống mạng ra thành các đơn vị cực nhỏ có tên là microsegment. Cho nên, nhiều người dùng trên các segment khác nhau có thể giao tiếp và gửi dữ liệu cùng lúc mà không gây chậm các hoạt động của mạng.
Switch cung cấp băng thông nhiều hơn cho người dùng bằng cách tạo ra các miền đụng độ nhỏ hơn. Nó chia nhỏ mạng LAN thành nhiều đoạn mạng (segment) nhỏ. Và mỗi segment này lại là một kết nối riêng giống như một làn đường riêng.
Vai trò của Switch
Sau khi tìm hiểu được Switch là gì rồi thì đến phần này chúng ta sẽ đi phân tích Switch dùng để làm gì hay chính là vai trò của Switch là gì? Dưới đây chúng ta sẽ cùng liệt kê vai trò của Switch và cũng là chức năng của Switch.
- Switch có vai trò làm cho các host có thể hoạt động ở chế độ song công nghĩa là có thể đọc – ghi, nghe – nói cùng lúc trên cùng một thiết bị.
- Switch có khả năng tạo đường truyền ảo để kết nối riêng biệt giữa hai thiết bị, giúp đảm bảo cung cấp trọn băng thông.
- Switch được sắp xếp vào thiết bị layer 2 do quyết định chuyển frame dựa trên địa chỉ MAC. Và chính nhờ vào Switch có khả năng lựa chọn đường để quyết định chuyển mạng frame nên mạng LAN có thể hoạt động hiệu quả hơn
- Switch có cơ chế tự kiểm tra lỗi frame nên có thể giảm tỷ lệ lỗi trong frame.
- Các thiết bị được kết nối gián tiếp thông qua các cổng port của switch.
- Switch có thể nhận biết máy nào kết nối với cổng của nó qua cách học địa chỉ MAC nguồn trong frame mà nó nhận được. Và nó có ưu điểm vượt trội hơn là không phải chia sẻ băng thông giống như các thiết bị tương tự khác nên không gây ảnh hưởng đến kênh truyền khác cũng như không bị ảnh hưởng chúng.
- Mỗi Switch lại hoạt động như một bộ điều khiển trung tâm, cho phép các thiết bị kết nối đến nó có thể giao tiếp một cách hiệu quả. Và thông qua việc chia sẻ thông tin và phân bổ nguồn nhân lực giúp tiết kiệm tiền cho doanh nghiệp và còn tăng năng năng suất làm việc của nhân viên.
Bài viết vừa trên, muahangdambao.com đã cung cấp cho bạn thông tin về Switch. Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn hiểu được Switch là gì? Thiết bị chuyển mạch là gì cũng như đặc điểm và vai trò của thiết bị này.