Giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong công việc cũng như trong cuộc sống của mỗi người. Tất cả mọi khía cạnh của cuộc sống đều phụ thuộc vào khả năng giao tiếp của bạn. Vậy định nghĩa giao tiếp là gì? Vai trò, chức năng và cách cải thiện khả năng giao tiếp như thế nào?
Giao tiếp là gì?
Khái niệm giao tiếp là gì?
Giao tiếp chính là quá trình truyền đạt thông tin giữa các cá nhân hoặc là tổ chức khác nhau bằng cách sử dụng các phương tiện như: lời nói, văn bản, hình ảnh hoặc là âm thanh.
Giao tiếp được coi là một kỹ năng cơ bản và đóng vai trò quan trọng trong đời sống cá nhân và công việc. Bởi nó cho phép chúng ta có thể trao đổi thông tin, ý tưởng cũng như cảm xúc với nhau.
Giao tiếp được biểu hiện tương đối đa dạng, bao gồm có: trao đổi thông tin, xây dựng các chiến lược hoạt động phối hợp, tri giác và tìm hiểu người khác. Tương ứng với các yếu tố đó thì giao tiếp được nhìn nhận với 3 góc độ khác nhau, đó chính là giao lưu, tác động qua lại và tri giác.
Ngại giao tiếp là gì?
Ngại giao tiếp là một hội chứng rất phổ biến và chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp nhiều người.
Một số người có thể cảm thấy hơi lo lắng khi bản thân nghĩ đến việc phải nói chuyện trước đám đông. Hay một số khác thậm chí cảm thấy hoảng loạn hay sợ hãi khi phải giao tiếp trước nhiều người. Vậy nên họ thường tìm cách để né tránh các tình huống phải giao tiếp trước công chúng.
Trong trường hợp bất khả kháng, phải nói chuyện hay thuyết trình trước nhiều người thì họ thường sẽ có những biểu hiện như: tay chân run rẩy, giọng nói trở nên yếu ớt hơn (hụt hơi), cơ thể đổ mồ hôi nhiều…
Văn hóa giao tiếp là gì?
Văn hóa giao tiếp là một bộ phận trong tổng thể văn hóa, được dùng để chỉ ra các quan hệ giao tiếp giữa người với người trong cuộc sống. Nó chính là tổ hợp của các thành tố như: cử chỉ, lời nói, hành vi, thái độ, cách ứng xử trong giao tiếp…
Văn hóa giao tiếp có xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống như: nơi làm việc, nơi công cộng, trong gia đình…
Phân loại giao tiếp là gì?
Giao tiếp là quá trình truyền đạt thông tin, ý kiến hay cảm xúc giữa các cá nhân hoặc các nhóm trong một tình huống giao tiếp. Có rất nhiều loại hình giao tiếp phổ biến được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là một số loại hình giao tiếp phổ biến nhất:
- Giao tiếp bằng ngôn ngữ
Giao tiếp bằng ngôn ngữ chính là hình thức giao tiếp phổ biến nhất, tức sử dụng ngôn ngữ để truyền đạt thông điệp. Nó bao gồm việc sử dụng từ ngữ, ngữ điệu, giọng điệu hay cử chỉ để truyền tải ý nghĩa. Ví dụ: Khi hai người nói chuyện với nhau thì họ sử dụng ngôn ngữ để trao đổi thông tin và ý kiến.
Bên cạnh đó, giao tiếp bằng ngôn ngữ cũng có thể xảy ra trong hình thức viết như: bài viết, email, tin nhắn văn bản…
- Giao tiếp phi ngôn ngữ
Giao tiếp phi ngôn ngữ là hình thức giao tiếp mà không sử dụng ngôn ngữ đi kèm. Nó chủ yếu dựa trên các yếu tố phi ngôn ngữ như: biểu cảm khuôn mặt, cử chỉ, âm thanh, hình ảnh hay ký hiệu. Ví dụ: Trong giao tiếp hàng ngày, bạn có thể sử dụng cử chỉ tay để chỉ đường, biểu cảm trên khuôn mặt để thể hiện cảm xúc, hoặc sử dụng các hình ảnh, biểu đồ để truyền đạt thông tin rõ ràng hơn…
- Giao tiếp bằng văn bản
Giao tiếp bằng văn bản được hiểu là hình thức giao tiếp sử dụng các văn bản được viết hoặc là gõ trên các phương tiện truyền thông như: thư từ, email, soạn tin nhắn văn bản, bài viết… Điều này cho phép chúng ta truyền đạt thông điệp một cách chính xác và cụ thể hơn. Vậy nên nó thường được sử dụng trong việc truyền đạt thông tin chính xác và chuyên môn. Ví dụ: Khi bạn gửi email cho đồng nghiệp để yêu cầu thông tin hoặc là viết một bài blog để chia sẻ kiến thức về một chủ đề cụ thể nào đó.
- Giao tiếp bằng hình ảnh
Giao tiếp bằng hình ảnh tức là sử dụng các hình ảnh hoặc biểu đồ để truyền đạt thông điệp. Đây cũng là một hình thức giao tiếp mạnh mẽ bởi hình ảnh có khả năng truyền tải thông tin một cách nhanh chóng và trực quan hơn.
Ví dụ: Trong quảng cáo, biểu đồ thống kê hoặc là các biểu đồ hướng dẫn thì hình ảnh được sử dụng để truyền đạt sẽ ý nghĩa và thu hút sự chú ý của người xem hơn.
>>> Kỹ năng giao tiếp là gì? Rèn luyện kỹ năng giao tiếp tốt nhất
Vai trò của giao tiếp là gì?
- Hình thành nên nhân cách
Giao tiếp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành cũng như là phát triển nhân cách của một cá nhân. Đây cũng là phương thức thể hiện nhân cách của mỗi người khác nhau. Quá trình này sẽ được rèn luyện và điều chỉnh từ gia đình, nhà trường cũng như toàn xã hội. Con người sẽ phải trải qua quá trình uốn nắn, giáo dục cùng với sự quan tâm khác nhau từ khi còn nhỏ.
- Tạo ra các mối quan hệ xã hội
Bạn sẽ luôn có những mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, người thân… trong cuộc sống cũng như trong công việc. Mục đích giao tiếp thường là để trao đổi thông tin, thuyết phục hoặc là giải quyết các vấn đề khác nhau. Các hoạt động giao tiếp này cũng sẽ giúp hình thành, phát triển được các mối quan hệ xã hội của bạn và mọi người. Vậy nên giao tiếp sẽ giúp chúng ta thiết lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội.
- Giúp con người thành công
Quá trình giao tiếp khác nhau sẽ giúp bạn tích lũy được kỹ năng giao tiếp để làm chủ trong các cuộc trò chuyện. Ngoài ra, giao tiếp còn giúp bạn có được thêm nhiều kinh nghiệm và kiến thức để bản thân trở nên tự tin và bản lĩnh hơn. Thông qua giao tiếp, bạn sẽ biết được cách giải quyết các vấn đề một cách hài hòa, linh hoạt. Từ đó giúp bạn nâng cao được sự uy tín của bản thân.
- Phát triển xã hội văn minh
Giao tiếp cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển một xã hội văn minh. Một xã hội được xây dựng dựa trên các mối quan hệ giao tiếp tốt đẹp thì sẽ có nền tảng phát triển bền vững. Hoạt động giao tiếp cũng cho phép con người truyền đạt được kinh nghiệm, kiến thức thông qua nhiều thế hệ khác nhau. Điều này được thể hiện mạnh mẽ thông qua quá trình truyền đạt, tiếp nhận kiến thức, kinh doanh, buôn bán…
Chức năng của giao tiếp là gì?
Giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Nó không chỉ giúp chúng ta truyền đạt được thông tin mà nó còn thể hiện cảm xúc, tạo ra những nhận thức và đánh giá, tự điều chỉnh hành vi và phối hợp với người khác.
- Chức năng thông tin
Chức năng thông tin chính là một trong những chức năng cơ bản của giao tiếp. Khi giao tiếp thì chúng ta sẽ trao đổi thông tin, chia sẻ các kiến thức và truyền đạt ý tưởng. Thông qua việc truyền đạt thông tin, giao tiếp giúp cho chúng ta hiểu và được hiểu, mở rộng thêm kiến thức và tạo nền tảng cho sự tiến bộ, phát triển cá nhân.
- Chức năng cảm xúc
Giao tiếp không chỉ là việc chúng ta truyền đạt thông tin mà còn là cách để chúng ta thể hiện và chia sẻ cảm xúc. Bằng cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể, giọng điệu hay từ ngữ mà chúng ta có thể diễn tả được những cảm xúc như vui mừng, buồn bã, hạnh phúc hay bất mãn. Chức năng cảm xúc của giao tiếp cũng giúp chúng ta xây dựng được các quan hệ gần gũi và tạo sự gắn kết với những người khác.
- Chức năng nhận thức – đánh giá
Giao tiếp cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra nhận thức và đánh giá của chúng ta về thế giới quan xung quanh. Thông qua việc trao đổi thông tin và ý kiến với người khác, chúng ta có thể tiếp cận được với những quan điểm khác nhau và mở rộng thêm kiến thức của mình. Giao tiếp sẽ giúp chúng ta phát triển khả năng suy nghĩ phản biện, đánh giá thông tin một cách tỉ mỉ và xây dựng được các quan điểm riêng.
- Chức năng tự điều chỉnh hành vi
Giao tiếp có thể giúp cho chúng ta điều chỉnh và cải thiện được hành vi của mình. Khi chúng ta trao đổi ý kiến và phản hồi với người khác thì chúng ta nhận được thông tin về việc làm hay cách ứng xử của mình. Thông qua việc tiếp thu các phản hồi và tư vấn từ người khác, chúng ta có thể nhận ra được những khuyết điểm và điều chỉnh hành vi để phát triển bản thân.
- Chức năng phối hợp
Giao tiếp cũng là một yếu tố quan trọng trong việc phối hợp và làm việc nhóm. Khi mà chúng ta giao tiếp hiệu quả thì chúng ta có thể truyền đạt được những ý kiến, lắng nghe ý kiến của người khác hay đạt được sự đồng thuận. Từ đó tạo ra được môi trường làm việc tích cực, khuyến khích sự hợp tác cũng như đồng lòng để đạt được mục tiêu chung.
Làm sao để cải thiện kỹ năng giao tiếp?
- Trau dồi thêm kiến thức
Khi giao tiếp thì bạn càng có hiểu biết rộng càng dễ nói chuyện. Bởi vậy việc trau dồi thêm kiến thức là điều rất cần thiết. Khi bạn đã có kiến thức thì thông tin mà bạn truyền đạt sẽ có giá trị hơn.
- Rèn luyện sự tự tin
Sự tự tin chính là yếu tố quan trọng trong kỹ năng giao tiếp. Tự tin có thể đến từ rất nhiều yếu tố như: có sự chuẩn bị tốt, tâm lý thoải mái hay có nhiều kiến thức xã hội… Một số người thường rất ngại thuyết trình trước đám đông bởi họ không tự tin. Tuy nhiên, nếu như bạn học cách thuyết trình, diễn thuyết thì khả năng giao tiếp của bạn có thể được cải thiện rất nhanh.
Khi giao tiếp với khách hàng, đối tác thì bạn hãy luôn eyes contact – giao tiếp bằng ánh mắt. Như vậy sẽ chứng tỏ rằng bạn đang tập trung và rất chú ý vào nội dung của cuộc trò chuyện.
- Cải thiện giọng nói
Cải thiện giọng nói ở đây bao gồm cải thiện chất giọng và âm lượng khi nói. Hãy lựa chọn chất giọng tự nhiên với một âm lượng vừa phải đủ để mọi người có thể nghe rõ. Như vậy thì sẽ làm cho người nghe cảm thấy thoải mái khi giao tiếp với bạn.
- Thay đổi ngôn ngữ cơ thể
Với nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ luôn cảm thấy thiếu tự tin thì việc vận dụng ngôn ngữ cơ thể sẽ mất khá nhiều thời gian. Tuy nhiên, khi bạn có thể sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách tự tin thì bạn sẽ không cảm thấy ngượng ngùng trong khi giao tiếp. Đôi khi chỉ có “body language” mới có thể lột tả được hết ý của từ mà bạn đang cần diễn tả. Đồng thời nó cũng khiến cho cuộc trò chuyện trở nên thu hút hơn rất nhiều.
- Củng cố kỹ năng mềm
Các kỹ năng mềm sẽ bổ trợ cho kỹ năng giao tiếp của bạn, cụ thể như: kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng ra quyết định… Khi mà bạn kết hợp với kỹ năng giao tiếp thì sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong công việc và cuộc sống.
>>> Kỹ năng mềm là gì? Kỹ năng mềm được thể hiện như thế nào?
Trên đây là những thông tin liên quan đến giao tiếp là gì cũng như tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp. Hãy cải thiện ngay khả năng giao tiếp của mình để có thể tự tin trong mọi cuộc trò chuyện, đàm phán hay thuyết trình nhé!