Giảm phát là gì? Ảnh hưởng như nào đến nền kinh tế quốc gia

Giảm phát là thuật ngữ được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ giảm phát là gì? Nguyên nhân? Mức độ ảnh hưởng? Cách đối phó với giảm phát như thế nào? Tất cả những thắc mắc này sẽ được muahangdambao.com bật mí ngay sau đây!

Giảm phát là gì? Cho ví dụ

Giảm phát (Deflation) là tình trạng suy giảm mức giá chung của các hàng hóa hay dịch vụ và nó thường có liên quan đến sự giảm cung tiền cũng như tín dụng. Thị trường chứng khoán sẽ phải đối mặt với sự biến động cao nên các nhà đầu tư sẽ có xu hướng thận trọng hơn trong đầu tư. Họ thường thiên về đầu tư ngắn hạn hoặc đầu tư hữu hình như đầu tư quỹ tương hỗ, cho vay ngang hàng, trái phiếu kho bạc… Giảm phát cũng là dấu hiệu của một cuộc suy thoái kinh tế sắp diễn ra.

Giảm phát (Deflation)
Giảm phát (Deflation)

Hiểu một cách đơn giản hơn là khi giảm phát xảy ra thì người dân có thể mua hàng hoá với mức giá rẻ hơn rất nhiều so với trước đây. Tức là cùng với một khoản tiền thì bạn có thể mua được nhiều thứ hơn và đồng tiền trở nên có giá trị. Điều này đối với người dân là tốt nhưng đối với nền kinh tế trong lâu dài thì sẽ là cả một vấn đề lớn.

Giảm phát thường được đo lường bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI. Khi CPI của một thời kỳ thấp hơn so với thời kỳ trước đó thì cũng có nghĩa là nền kinh tế đang trải qua giảm phát.

Ví dụ: Bình thường để mua một ổ bánh mì thì bạn sẽ phải mất 20.000 đồng. Tuy nhiên khi giảm phát xảy ra, ổ bánh mì lúc này sẽ chỉ có giá là 10.000 đồng. Như vậy, với số tiền là 20.000 đồng thì bạn có thể mua được 2 ổ bánh mì.

Nguyên nhân gây ra giảm phát là gì?

Sự suy giảm của tổng cầu

Nguyên nhân thường thấy nhất gây ra giảm phát là do tổng nhu cầu quốc gia suy giảm. Điều này sẽ dẫn đến nguồn cung lớn hơn nguồn cầu và tình trạng dư thừa hàng hóa sẽ xảy ra. Từ đó dẫn đến giá hàng hóa sẽ giảm đi. Tuy nhiên, lượng sản phẩm thừa này sẽ là một bài toán lớn cho nền kinh tế và có thể tạo ra hậu quả rất nghiêm trọng.

Dư thừa hàng hóa
Dư thừa hàng hóa

Năng suất được cải thiện

Một nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến giảm phát đó chính là việc năng suất lao động tăng lên. Tuy nhiên thì đây là một nguyên nhân tích cực. Khi các công nghệ khoa học kỹ thuật mới được áp dụng vào trong sản xuất khiến cho năng suất lao động tăng lên, chi phí giảm đi thì doanh nghiệp có thể sẽ giảm thiểu được giá bán sản phẩm. Qua đó thì người lao động sẽ nhận được lợi ích lớn hơn.

Năng suất lao động tăng cao
Năng suất lao động tăng cao

Dù vậy thì tình trạng này hiếm khi xảy ra do doanh nghiệp rất ít khi tự giảm giá bán. Mọi thương nhân đều sẽ có mục tiêu lợi nhuận nên để giảm giá khi chi phí giảm là một điều khó có thể xảy ra được.

Cấu trúc thị trường vốn thay đổi

Các doanh nghiệp luôn có xu hướng tìm cách để tối ưu hóa sản xuất và giảm thiểu chi phí. Sự thay đổi trong cấu trúc thị trường vốn có thể giúp cho họ làm được điều này. Đặc biệt, nếu như Nhà nước có chính sách hỗ trợ các khoản vay với mức lãi suất thấp, có nhiều ưu đãi thì sẽ là điều kiện tốt để cho các doanh nghiệp có thêm vốn đầu tư và tăng năng suất lao động của mình. Từ đó, giá cả của các mặt hàng cũng sẽ giảm đáng kể và tạo ra tình trạng giảm phát.

Cấu trúc thị trường vốn thay đổi
Cấu trúc thị trường vốn thay đổi

Nguồn cung tiền giảm

Khi suy thoái kinh tế xảy ra thì Nhà nước thường sẽ giảm cung tiền để thắt chặt mức chi tiêu. Nó thường gắn liền với các hoạt động của Ngân hàng Trung ương như là bán trái phiếu chính phủ hoặc là thay đổi chính sách về thị trường vốn.

Nguồn cung tiền giảm
Nguồn cung tiền giảm

Khi nguồn cung tiền giảm sẽ làm giá trị đồng tiền tăng lên tương ứng. Do đó, đồng tiền cũng trở nên có giá hơn và giá cả cũng bị kéo xuống. Cuối cùng, điều này cũng sẽ tạo nên tình trạng giảm phát.

Tác động của giảm phát đến nền kinh tế

Lợi ích

Người dân thường sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn khi sống trong nền kinh tế giảm phát, có thể kể đến như:

  • Sản lượng tăng cao: Khi giảm phát xuất hiện do công nghệ phát triển tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất thì sản lượng sẽ tăng cao. Nền kinh tế sẽ có điều kiện tiếp cận được với lượng hàng hóa nhiều hơn. Như vậy thì cơ hội lựa chọn cũng như sử dụng hàng hóa chất lượng cũng cao hơn.
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh: Đối với các doanh nghiệp thì giảm phát tạo môi trường kinh doanh tự do hơn, hạn chế tình trạng độc quyền và lũng đoạn kinh tế. Các công ty hoạt động trong môi trường này cũng sẽ có cơ hội tối ưu được các nguồn lực, góp phần nâng cao hiệu quả cạnh tranh.
Giảm phát giúp nâng cao năng lực cạnh tranh
Giảm phát giúp nâng cao năng lực cạnh tranh
  • Người tiêu dùng nhận được nguồn lợi lớn: Mức giá ngày càng giảm thì người dân sẽ có điều kiện tiếp cận được với các sản phẩm có giá rẻ nhưng chất lượng cao hơn. Điều này có nghĩa là cùng một số tiền thì người dân sẽ có sự lựa chọn đa dạng hơn.

Hậu quả

Bên cạnh một số điểm lợi thì giảm phát được coi là “cơn ác mộng” đối với nhiều nền kinh tế hiện nay. Chính phủ các nền kinh tế này sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ lớn như:

  • Hạn chế sản lượng sản xuất trong thời gian dài: Trong nền kinh tế giảm phát thì giá cả ngày càng giảm sẽ làm cho các doanh nghiệp không có động lực để sản xuất. Trong dài hạn sẽ làm cho sản lượng nền kinh tế có nguy cơ bị sụt giảm nghiêm trọng, bất chấp các biện pháp cải thiện của Chính phủ.
  • Tỷ lệ thất nghiệp cao: Sản lượng giảm sẽ dẫn tới tình hình sản xuất bị thu hẹp. Để có thể đáp ứng nhu cầu hạn chế chi tiêu của người dân thì hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ ngày càng thu hẹp về quy mô. Điều này cũng dẫn tới dư thừa lao động, doanh nghiệp sẽ phải sa thải nhân công khiến cho tình trạng thất nghiệp tăng cao và tạo nên gánh nặng cho nền kinh tế. 
Giảm phát làm tỷ lệ thất nghiệp tăng cao
Giảm phát làm tỷ lệ thất nghiệp tăng cao
  • Suy thoái kinh tế: Đồng tiền ngày càng có giá hơn thì nhà đầu tư sẽ lựa chọn giữ tiền, hạn chế đầu tư vào các kênh. Doanh nghiệp sẽ phải điều tiết để bù trừ các thiệt hại do giảm phát. Người lao động cũng không được tăng lương, thậm chí là còn bị giảm lương. Khi giảm phát kéo dài khiến cho nền kinh tế bị trì trệ, tình trạng vỡ nợ, thất nghiệp, phá sản, giảm lợi nhuận hay thậm chí là suy thoái kinh tế chính là những hậu quả mà giảm phát gây ra.

Biện pháp chống giảm phát là gì?

Để chống lại những tác hại tiêu cực của quá trình giảm phát thì Chính phủ các nước thường áp dụng những giải pháp “ngược chiều” với chống lạm phát, cụ thể như:

  • Giảm giới hạn dự trữ ngân hàng

Trong hệ thống ngân hàng, dự trữ phân đoạn các ngân hàng sẽ sử dụng tiền gửi để tạo ra các khoản vay mới. Theo như quy định thì các ngân hàng dự trữ chỉ được phép làm như vậy trong phạm vi giới hạn dự trữ. Giới hạn đó thường được đặt ở mức khoảng 5 – 10%.

Giới hạn dự trữ ngân hàng
Giới hạn dự trữ ngân hàng
  • Hoạt động thị trường mở

Các ngân hàng trung ương có thể kích thích tăng cung tiền cũng như khuyến khích mọi người chi tiêu nhiều hơn bằng cách đó là mua chứng khoán quỹ trên thị trường mở và đổi lại hay phát hành tiền mới cho người bán. Cũng giống như bất kỳ hàng hóa nào khác, giá tiền sẽ được xác định bởi cung và cầu của nó. Nếu như cung tiền tăng lên thì nó sẽ bị mất giá.

  • Giảm lãi suất mục tiêu

Các ngân hàng trung ương cũng có thể hạ lãi suất mục tiêu đối với các khoản tiền ngắn hạn được cho vay trong cũng như ngoài khu vực tài chính. Việc hạ lãi suất sẽ làm cho việc vay tiền trở nên rẻ hơn và khuyến khích việc đầu tư mới bằng cách sử dụng tiền đi vay. Bên cạnh đó cũng khuyến khích các cá nhân mua nhà hoặc là các tài sản khác bằng cách giảm chi phí hàng tháng.

Hạ lãi suất mục tiêu
Hạ lãi suất mục tiêu
  • Nới lỏng định lượng

Khi lãi suất danh nghĩa được hạ xuống hoàn toàn bằng 0 thì các ngân hàng trung ương sẽ phải sử dụng các công cụ tiền tệ độc đáo. Nới lỏng định lượng là khi mà chứng khoán tư nhân được mua trên thị trường mở, ngoài kho bạc. Điều này không chỉ bơm thêm tiền vào hệ thống tài chính mà nó còn làm tăng giá của các tài sản tài chính và khiến chúng không giảm thêm nữa.

  • Lãi suất âm

Một công cụ độc đáo khác đó chính là đặt lãi suất danh nghĩa âm. Chính sách lãi suất âm cũng có nghĩa là người gửi tiền phải trả thay vì nhận lãi từ tiền gửi. Khi việc gửi tiền tại ngân hàng trở nên tốn kém thì người dân sẽ có xu hướng đó là sử dụng số tiền mình có vào việc tiêu dùng hoặc là đầu tư vào các tài khoản hoặc dự án thu được lợi nhuận tích cực hơn.

Lãi suất âm
Lãi suất âm
  • Tăng chi tiêu của Chính phủ

Các nhà kinh tế học theo trường phái Keynes rất ủng hộ việc sử dụng chính sách tài khóa để thúc đẩy tổng cầu cũng như kéo một nền kinh tế ra khỏi thời kỳ giảm phát. Nếu như các cá nhân và doanh nghiệp ngừng chi tiêu thì sẽ không có động lực để sản xuất hay tuyển dụng người lao động.

Vậy nên, Chính phủ có thể tham gia với tư cách đó là người chi tiêu cuối cùng để duy trì các hoạt động sản xuất và việc làm. Chính phủ thậm chí còn phải vay tiền để chi tiêu bằng cách gây ra thâm hụt tài chính. Lúc này thì các doanh nghiệp và nhân viên cũng sẽ sử dụng số tiền Chính phủ đó để chi tiêu hoặc đầu tư cho đến khi giá bắt đầu tăng trở lại theo như nhu cầu.

Có thể bạn quan tâm:

Phát triển là gì? Bản chất và ý nghĩa của phát triển theo Mác-Lênin

Công nghiệp là gì? Cách mạng công nghiệp phát triển từ khi nào?

Giảm phát nếu diễn ra trong thời gian ngắn thì có thể đem lại lợi ích cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến cho nền kinh tế bị ảnh hưởng tiêu cực và sa sút một cách nghiêm trọng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *