Cơ sở dữ liệu quan hệ là gì? Vai trò và ưu nhược điểm

Cơ sở dữ liệu quan hệ là khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tuy nhiên không phải ai cũng thực sự hiểu rõ cơ sở dữ liệu quan hệ là gì? Ưu và nhược điểm của hệ cơ sở dữ liệu quan hệ là gì? Cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết về vấn đề này nhé!

Cơ sở dữ liệu quan hệ là gì?

Cơ sở dữ liệu (CSDL) quan hệ chính là một loại cơ sở dữ liệu tổ chức dữ liệu thành một hoặc nhiều bảng hoặc quan hệ. Mỗi bảng sẽ có một tên duy nhất và bao gồm một tập hợp gồm các hàng và cột. Dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quan hệ được cấu trúc và tổ chức, giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm, truy xuất cũng như quản lý.

CSDL quan hệ
CSDL quan hệ

Dữ liệu thường được lưu trữ dưới dạng chuẩn hóa trong cơ sở dữ liệu quan hệ. Dữ liệu được chia ra thành các bảng nhỏ hơn, có liên quan với nhau và mỗi bảng sẽ có khóa hoặc là mã định danh duy nhất. Mối quan hệ giữa các bảng này sẽ được xác định thông qua việc sử dụng các khóa ngoại. Khóa ngoại sẽ liên kết dữ liệu trong một bảng với dữ liệu trong một bảng khác.

Cơ sở dữ liệu quan hệ được sử dụng rất rộng rãi trong các ứng dụng khác nhau, bao gồm như: hệ thống kinh doanh và tài chính, nghiên cứu khoa học và thương mại điện tử… Chúng cung cấp một cách linh hoạt và có thể mở rộng để lưu trữ cũng như quản lý lượng lớn dữ liệu trong khi vẫn đảm bảo tính toàn vẹn và tính nhất quán của dữ liệu thông qua các ràng buộc.

Các ràng buộc của CSDL quan hệ

  • Ràng buộc khóa chính 

Đây chính là ràng buộc xác định trường dữ liệu duy nhất để xác định mỗi bản ghi trong bảng. Khóa chính sẽ đảm bảo tính duy nhất của mỗi bản ghi và giúp ngăn chặn sự trùng lặp.

Ràng buộc khóa chính
Ràng buộc khóa chính
  • Ràng buộc khóa ngoại

Ràng buộc khóa ngoại là xác định quan hệ giữa hai bảng trong cơ sở dữ liệu. Tiện ích này đảm bảo rằng giá trị ở trong trường khóa ngoại của bảng con phải tồn tại bên trong trường khóa chính của bảng . Điều này sẽ giúp duy trì tính nhất quán cũng như quan hệ giữa các bảng.

  • Ràng buộc kiểm tra 

Ràng buộc kiểm tra sẽ xác định một điều kiện hoặc quy tắc mà các giá trị dữ liệu phải tuân thủ. Nếu như giá trị không thỏa mãn điều kiện thì hệ thống sẽ không cho phép thêm hoặc là cập nhật dữ liệu. Ví dụ: ràng buộc kiểm tra có thể đảm bảo rằng tuổi tác phải là giá trị dương, hay giá trị ngày thì phải thuộc trong một khoảng thời gian nhất định…

  • Ràng buộc xóa 

Ràng buộc xóa sẽ quy định hành vi khi các bản ghi chứa khóa chính của bảng cha được xóa. Có 2 loại ràng buộc xóa phổ biến là: RESTRICT (không cho phép xóa khi tồn tại khóa ngoại phụ thuộc vào bản gốc) và CASCADE  (xóa các bản ghi khóa ngoại phụ thuộc).

Ràng buộc xóa
Ràng buộc xóa
  • Ràng buộc cập nhật 

Ràng buộc cập nhật sẽ quy định hành vi khi khóa chính của bản gốc được cập nhật. Có 2 loại ràng buộc cập nhật phổ biến là: RESTRICT (không cho phép cập nhật khi tồn tại khóa ngoại phụ thuộc vào bản gốc) và CASCADE (cập nhật các bản ghi khóa ngoại phụ thuộc).

Các ràng buộc này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính toàn vẹn cũng như tính nhất quán của dữ liệu trong CSDL quan hệ. Từ đó mà chúng ta có thể làm việc với dữ liệu một cách an toàn và đáng tin cậy.

Ưu và nhược điểm của CSDL quan hệ

Ưu điểm

  • Tính linh hoạt

CSDL quan hệ cho phép dễ dàng thêm, sửa đổi hay xóa dữ liệu mà không cần phải thay đổi cấu trúc tổ chức của dữ liệu. Điều này cho phép người dùng có thể thay đổi, mở rộng hoặc làm mới cấu trúc dữ liệu một cách linh hoạt hơn khi có yêu cầu thay đổi kinh doanh.

Tính linh hoạt
Tính linh hoạt
  • Độc lập với dữ liệu

CSDL quan hệ tách rời cấu trúc dữ liệu với dữ liệu thực tế vậy nên cho phép các mô hình dữ liệu hoạt động một cách độc lập. Tiện ích cung cấp khả năng duy trì sự nhất quán cùng tính đúng đắn của dữ liệu mà không cần phải thay đổi các ứng dụng sử dụng dữ liệu đó.

  • Tính nguyên vẹn dữ liệu

CSDL quan hệ cho phép xác thực cũng như bảo vệ tính toàn vẹn của dữ liệu thông qua các ràng buộc khóa và quy tắc. Nó đảm bảo rằng dữ liệu luôn được lưu trữ và truy cập một cách an toàn, đáng tin cậy.

  • Tính tương tác

CSDL quan hệ cho phép truy vấn nguồn dữ liệu một cách linh hoạt và mạnh mẽ. Người dùng có thể truy xuất dữ liệu từ nhiều bảng khác nhau thông qua các câu truy vấn phức tạp, thực hiện các phép toán hoặc là kết hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau.

Tính tương tác
Tính tương tác
  • Tính thống nhất

CSDL quan hệ giúp đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu trong toàn bộ hệ thống. Bất kỳ thay đổi hoặc là cập nhật dữ liệu nào đều được áp dụng đến tất cả các bản sao và các quan hệ liên quan. Điều này giữ cho dữ liệu luôn luôn đồng nhất.

  • Phân quyền truy cập

CSDL quan hệ cung cấp khả năng xác định quyền truy cập dữ liệu cho từng người dùng hoặc là một nhóm người dùng. Bằng cách này thì chỉ những người được phép mới có thể truy cập và sửa đổi dữ liệu. Từ đó đảm bảo tính bảo mật và kiểm soát truy cập.

Nhược điểm

Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm tuyệt vời nhưng cơ sở dữ liệu quan hệ vẫn còn tồn tại một số hạn chế, đó chính là chậm và khó có thể mở rộng thêm được.

Có thể bạn quan tâm:

Database (cơ sở dữ liệu) là gì? Tổng hợp các kiến thức liên quan

Big data là gì? Tổng quan về big data ở Việt Nam

Trên đây là những thông tin liên quan đến cơ sở dữ liệu quan hệ là gì. Đây là một công cụ mạnh mẽ để quản lý lượng lớn dữ liệu theo cách có cấu trúc và tổ chức. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có được thêm những kiến thức thú vị, bổ ích!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *