CEO là gì trong công ty? Vai trò và nhiệm vụ của CEO là gì?

Dưới mắt nhìn của mọi người thì CEO là những người được hiểu đơn giản là có quyền và có tiền, cũng bởi vậy CEO ngành hot mà các bạn trẻ hướng tới. Đương nhiên, không phải cứ muốn là bạn có thể trở thành CEO. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu CEO là gì trong công ty, công việc mà CEO phải làm, các tiêu chí giúp bạn trở thành một CEO tốt hay học ngành gì để trở thành một CEO trong tương lai?

CEO là gì? Được viết tắt của từ gì?

Vậy CEO nghĩa là gì? CEO là viết tắt của từ Chief Executive Officer, Hiểu đơn giản, CEO dịch ra là Giám đốc điều hành. Bên cạnh đó, CEO còn được sử dụng để chỉ các chức danh trong đơn vị, tổ chức cụ thể như Tổng Giám đốc,Giám đốc công ty, Tổng Giám đốc điều hành,…

CEO là gì?
CEO là gì?

CEO là gì trong công ty?

Trong công ty, Ceo là người “đa di năng” nhất, có tầm nhìn rộng nhất. CEO là người nắm quyền điều hành cao nhất, vạch ra phương hướng, chiến lược để phát triển công ty. Một Công ty không có CEO như “rắn mất đầu”, bộ máy vận hành sẽ không có quy củ, tổ chức.Với các doanh nghiệp lớn, CEO chịu sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị, thực hiện phương hướng và mục tiêu mà họ đề ra. Với các doanh nghiệp nhỏ hơn, CEO cũng chính là Chủ tịch hội đồng quản trị, trực tiếp đề xuất phương hướng phát triển doanh nghiệp

CEO là giám đốc điều hành
CEO là giám đốc điều hành

Mô tả công việc của CEO

Công việc của CEO gồm 4 đầu mục chính:

Lập kế hoạch và định hướng chiến lược hoạt động

  • CEO là người lên kế hoạch, xác định mục tiêu tầm nhìn chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp
  • Trực tiếp chỉ đạo và điều hành hoạt động sản xuất của doanh nghiệp theo phương hướng đã đề ra
  • Xây dựng mục tiêu chung cho từng phòng ban, bộ phận, hướng đến hoàn thành mục tiêu chung cho doanh nghiệp.

Thiết lập bộ máy quản lý nhân sự và quản trị mọi hoạt động

  • Thiết lập bộ máy nhân sự từ cấp cao nhất đến từng bộ phận phòng ban nhỏ lẻ
  • Vạch ra kế hoạch nhân sự cho mục tiêu ngắn hạn và dài hạn
  • Trực tiếp tham gia vào quá trình tuyển dụng các nhân sự cấp cao và các cấp quan trọng liên quan
  • Xây dựng quy trình hoạt động hiệu quả của bộ máy nhân sự, đảm bảo mỗi tập thể, cá nhân đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
  • Giám sát và chỉ đạo Phòng ban tài chính để đảm bảo chế độ lương thưởng cho toàn bộ nhân viên của doanh nghiệp, phù hợp với mục tiêu đề ra.

Lập kế hoạch kinh doanh, marketing và tổ chức điều hành theo kế hoạch

  • Hoạch định chiến lược Marketing cụ thể
  • Trực tiếp chỉ đạo và giám sát các chiến lược Marketing tầm nhìn ngắn và dài hạn cho doanh nghiệp
  • Kịp thời đánh giá hiệu quả các hoạt động Marketing, đưa ra những nhận định để điều chỉnh hoạt động Marketing sao cho phù hợp với mục tiêu đề ra.

Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh và kết quả hoạt động của doanh nghiệp

  • Trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp
  • Chỉ đạo các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp nhằm đảm bảo mục tiêu và doanh số đề ra
  • Đảm bảo tiến độ hoạt động sản xuất cho doanh nghiệp
  • Chỉ đạo các vấn đề tài chính liên quan tới huy động vốn cho doanh nghiệp, kiểm soát và sử dụng vốn hiệu quả
  • Đánh giá thường niên để theo sát tiến độ vận hành bộ máy kinh doanh của doanh nghiệp để kịp thời có những thay đổi và điều chỉnh phù hợp
  • Giải quyết khiếu nại cấp dưới quyền và đối tác
  • Thực hiện báo cáo định kỳ theo yêu cầu của HĐQT

Đánh giá vai trò, nhiệm vụ của CEO

Vai trò của CEO

Nói đến đây thì phần nào các bạn đã hiểu CEO là gì cũng như trọng trách mà các CEO phải gánh. Vậy thì vai trò của CEO trong doanh nghiệp là gì?

Vai trò của CEO
Vai trò của CEO
  • Đề ra chiến lược nhằm đưa doanh nghiệp phát triển theo đúng định hướng cốt lõi
  • Lập kế hoạch và chịu trách nhiệm cho hướng đi của doanh nghiệp
  • Trực tiếp triển khai kế hoạch kinh doanh dưới sự chỉ đạo của HĐQT
  • Đảm bảo chỉ số lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được theo mục tiêu đề ra
  • Phân tích, đánh giá về đưa ra các ý kiến để hoàn thiện bộ máy doanh nghiệp
  • Phát triển và quảng bá và nâng tầm  hình ảnh doanh nghiệp
  • Xây dựng văn hóa “đẹp” trong doanh nghiệp
  • Thẩm định và phê duyệt các dự án của doanh nghiệp
  • Trực tiếp đàm phán và mang về các hợp đồng “béo bở” cho doanh nghiệp
  • Phê duyệt các vấn đề liên quan đến tài chính, điều chỉnh phù hợp để cân đối ngân sách doanh nghiệp.
  • Nhìn nhận, đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời đưa ra hướng giải quyết kịp thời phù hợp.
  • Chịu trách nhiệm về kế hoạch quản lý nhân sự, phê duyệt những chính sách bổ nhiệm, miễn nhiệm, lương thưởng cho nhân viên.
  • Tổ chức cơ cấu, thiết lập và vận hành bộ máy quản lý nhân sự hiệu quả.

Trên đây là các vai trò mà một CEO phải đảm nhiệm trong doanh nghiệp. Để đảm đương toàn bộ những vai trò kể trên, CEO phải là người có tầm nhìn bao quát hơn các nhân viên khác, có đầu óc nhanh nhạy, tính toán và giải quyết vấn đề trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể để chèo lái con thuyền doanh nghiệp phát triển.

Nhiệm vụ của CEO là gì?

Liệt kê các công việc mà một CEO phải làm quả thực nhiều. Với người không giỏi chịu áp lực hẳn sẽ shock với khối lượng công việc CEO phải đảm nhiệm, để hình dung, dưới đây là thống kê đơn giản nhất giúp bạn có thể hiểu các nhiệm vụ mà một CEO chuyên nghiệp phải làm tại doanh nghiệp

Nhiệm vụ của CEO là rất nặng nề, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp
Nhiệm vụ của CEO là rất nặng nề, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp
  • Hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp
  • Phát triển và đẩy mạnh sản phẩm mới
  • Xây dựng thương hiệu
  • Kiểm soát các vấn đề tài chính doanh nghiệp
  • Đưa ra các quyết định đầu tư khôn ngoan
  • Phê duyệt các chính sách của doanh nghiệp
  • Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp
  • Đưa ra các quy chế, quyết định trong doanh nghiệp

 

 

Tiêu chí để trở thành một CEO tốt

Muốn ngồi ở vị trí nhiều người muốn ngồi thì bạn phải chịu được áp lực mà không phải ai cũng chịu đựng nổi. Với đặc thù tính chất công việc phức tạp và quan trọng, tiêu chí để trở thành một CEO tốt cũng cao và khó hơn nhiều. Dưới đây là các tiêu chí để trở thành một CEO tốt và phần trăm mức độ quan trọng của tiêu chí đó với cương vị CEO, cùng xem bạn đạt được bao nhiêu tiêu chí nhé!

Bạn có phải người thông minh nhanh nhạy?(Chiếm 50%)

Thông minh đôi khi là do “trời phú”, nhiều bạn từ ngày đi học đã thông minh hơn các bạn cùng trang lứa, không cần quá chăm chỉ nhưng kết quả học tập bao giờ cũng cao. Cũng có những người thể hiện sự thông minh bằng nhiều cách khác – không qua thành tích học tập, trước các vấn đề khó khăn gặp phải trong cuộc sống, họ có cách xử trí nhanh hơn người khác, thường họ đưa ra các phương án logic, hợp lý, hợp tình,…

Là người thông minh nhanh nhạy
Là người thông minh nhanh nhạy

Thông minh thôi chưa đủ mà điều bạn cần là bộ đôi thông minh+nhanh nhạy: cùng một bài toán, bạn và người ta đều có đáp án chính xác nhưng người ta chỉ mất 10 phút để tìm ra kết quả trong khi bạn cần tới 30 phút.

Cùng gặp vấn đề khó khăn, người ta biết tìm sự trợ giúp từ những người giỏi hơn mình còn bạn bất lực ngồi đó chờ người tới giúp,…. cái thông minh nhanh nhạy thể hiện ở đó. Thử đánh giá xem mình có lọt TOP người Thông minh nhanh nhạy để bước một chân tới cương vị CEO trong tương lai không nhé!

Bạn có Kỹ năng quản trị?(Chiếm 20%)

Đây là kỹ năng mà mọi nhà lãnh đạo đều phải có nếu muốn thành công. Kỹ năng quản trị là khả năng, kinh nghiệm và mức độ thành thạo trong việc thực hiện công việc thuộc các lĩnh vực, chức năng quản trị doanh nghiệp, trong điều kiện và hoàn cảnh nhất định. Nhánh con của Kỹ năng quản trị bao gồm:

  • Kỹ năng chuyên môn: là những hiểu biết chuyên sâu về kiến thức chuyên môn công việc mà bạn đang làm
  • Kỹ năng nhân sự:là khả năng làm việc cùng mọi người, biết dung hòa mối quan hệ giữa các đồng nghiệp
  • Kỹ năng tư duy là khả năng tư duy hệ thống, phân tích vấn đề một cách logic
CEO nghĩa là người quản trị
CEO nghĩa là người quản trị

CEO nghĩa là người quản trị, một người quản trị giỏi thì kỹ năng quản trị là công cụ không thể thiếu, cần phải dành thời gian, tâm huyết để học hỏi và liên tục cập nhật các kiến thức mới để bắt kịp xu hướng quản trị hiệu quả. Kỹ năng quản trị thay đổi theo sự phát triển của xã hội, theo chuẩn mực đạo đức con người, CEO nghĩa là luôn phải bắt kịp xu hướng mới nhất, bằng kiến thức chuyên môn, chuẩn hóa và hệ thống.

Bạn có nhiều Trải nghiệm thực tế (Chiếm 20%)

Người dày dặn vốn sống thường sẽ thành công hơn khi trở thành một CEO. Những va vấp sẽ giúp họ tích lũy thêm kinh nghiệm, biết cách đối nhân xử thế, cũng để rèn luyện những đức tính tốt phục vụ cho công việc.

CEO là người cần có nhiều trải nghiệm thực tế nhằm tích lũy kiến thức
CEO là người cần có nhiều trải nghiệm thực tế nhằm tích lũy kiến thức

Bạn là người khỏe cả về Thể chất và Tinh thần? (Chiếm 5%)

 Dưới những áp lực mà công việc mang đến, bạn cần có sức khỏe tốt, một tinh thần thép, kiên trì và bền bỉ để chống chọi với vô vàn khó khăn thử thách mà nghề CEO gặp phải. Nếu trước khó khăn bạn nhanh nản chí và đầu hàng thì hẳn bạn không phù hợp để trở thành CEO đâu.

Bạn là người sinh ra đã mang tố chất để trở thành một CEO giỏi? (Chiếm 5%)

Lại một tiêu chí thiên phú nữa. Ngoài việc trải qua quá trình đào tạo và học tập bài bản thì để trở thành một CEO giỏi, bạn cần quan tâm đến các yếu tố sau: Chỉ số  chỉ số cảm xúc (EQ),thông minh (IQ), tư duy khoa học, khả năng quan sát, tổng hợp, phân tích, sáng tạo. Sự nhanh nhạy và quyết đoán trong xử lý công việc. Đó là tố chất bẩm sinh quyết định bạn có hợp để trở thành CEO không.

Những bạn đang mơ ước trong tương lai trở thành một CEO giỏi, thử chấm xem bạn đạt mấy tiêu chí phù hợp để trở thành một CEO. Những bạn đã và đang làm CEO xem bản thân đã phù hợp và còn thiếu sót những gì để hoàn thiện bản thân hơn nữa trong cương vị CEO.

 

 

Muốn trở thành CEO học ngành gì?

CEO là nghề Hot và Kén người, Những ai đam mê kinh doanh và khởi nghiệp hẳn biết đến các chương trình như Chìa khóa thành công, Thương vụ bạc tỷ (Shark tank), nhìn các Shark đầy quyền lực, nắm trong tay khối tài sản lớn, được mọi người ngưỡng mộ ai mà không mơ một ngày mình được như họ.

Vậy muốn trở thành CEO cần học ngành gì? Định hướng chính xác sẽ giúp ước mơ trở thành CEO của bạn trở thành hiện thực.

Sinh viên muốn trở thành CEO học ngành Quản trị kinh doanh
Sinh viên muốn trở thành CEO học ngành Quản trị kinh doanh

Khối A, A1 và D1 là các khối mà ngành Quản trị kinh doanh định hướng tuyển. Theo ngành Quản trị kinh doanh, bạn sẽ được cung cấp nhiều kiến thức phù hợp nhất để trở thành CEO tài ba trong tương lai

Phần lớn các CEO đều theo học ngành Quản trị kinh doanh. Ngành Quản trị kinh doanh cung cấp cho bạn những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về cách điều hành doanh nghiệp, quản lý tài chính, quản trị nhân lực, marketing, kỹ năng lãnh đạo,…

Ngoài việc học trên trường, các bạn cũng cần trau dồi thêm kiến thức xã hội, tạo dựng các mối quan hệ, “học thầy không tày học bạn”, sự chỉ dẫn từ những người có chuyên môn đi trước bao giờ cũng hiệu quả và là con đường ngắn nhất để đi tới thành công

Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, rèn luyện sự thích nghi trong môi trường tập thể giúp bạn có thêm bản lĩnh, rèn luyện thêm các kỹ năng giao tiếp, phân tích, tổ chức, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề,…Đây là các kỹ năng bổ trợ đắc lực cho nghề CEO mà bạn mong muốn.

Nếu đang tìm một ngôi trường đào tạo các CEO, bạn có thể tham khảo các gợi ý sau: Đại học Ngoại Thương, Học viện Tài chính, Đại học Kinh tế TPHCM,Đại học Quốc tế, Đại học Ngoại ngữ – Tin học TPHCM (HUFLIT), Đại học Tài chính – Marketing, Đại học Tôn Đức Thắng, …

Đại học Ngoại thương - Cái nôi của nhiều CEO nổi tiếng
Đại học Ngoại thương – Cái nôi của nhiều CEO nổi tiếng

Mức lương của CEO hiện nay là bao nhiêu?

Mức lương của CEO hiện nay là rất cao so với mặt bằng chung lương các nghề nghiệp khác, nhưng bạn đã nắm rõ cụ thể, lương một CEO là bao nhiêu chưa?

Mức lương siêu khủng của CEO hiện nay
Mức lương siêu khủng của CEO hiện nay
  • Mức lương của CEO làm việc tại các doanh nghiệp trong nước rơi vào khoảng từ 25 – 50 triệu đồng/ tháng.
  • Mức lương của CEO làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào khoảng từ 40 – 150 triệu đồng/ tháng. Đặc biệt, một số doanh nghiệp chi trả mức lương hàng trăm triệu đồng/tháng cho các CEO.

Với mức lương hấp dẫn như vậy xứng đáng để CEO trở thành nghề được săn đón nhất hiện nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *