Cây sâm rết là cây gì? Tác dụng của cây sâm rết và cách sử dụng

Cây sâm rết được biết đến là một loại thảo dược quý hiếm, có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ cây sâm chân rết là gì. Hãy tìm hiểu thêm về loại cây này cùng với muahangdambao.com với bài viết chi tiết ngay dưới đây các bạn nhé!

Tìm hiểu đôi nét về cây sâm rết

Sâm chân rết (tên khoa học trong tiếng Anh: Helminthostachys zeylanica (L.) Hook.) thuộc họ sâm chân rết (Helminthostachyaceae), còn có các tên gọi khác là cây sâm bòng bong, sâm rừng, sâm rết, quản trọng, guột sâm.

Cây sâm rết thường mọc ở các tỉnh miền núi ở phía Bắc và miền Trung nước ta
Cây sâm rết thường mọc ở các tỉnh miền núi ở phía Bắc và miền Trung nước ta

Đặc điểm quan trọng của cây sâm rết 

  • Về hình dáng: Đây là 1 loại thảo mộc, thân gỗ mọc đứng, cao từ 30 đến 50cm, rễ to, thân rễ nằm ngang, nhiều rễ phụ trông giống chân rết. Cuống lá dài khoảng 20 đến 30cm, dày, có màu xanh lục hoặc màu cánh gián, lá chẻ thành nhiều thùy hình mác, đầu lá tù hoặc nhọn, có dạng hình bàn tay, hơi giống lá cây bòng bong, mép lá có thể có khía hình răng, lượn sóng hoặc nguyên vẹn.

Phần sinh sản là bông dài từ 10 đến 15cm, rộng 0,5 đến 1cm, ngoằn ngoèo, mọc ở đầu một cái cuống từ gốc của phần không thể sinh sản. Túi bào tử xếp dày đặc quanh trục bôn, bào tử có dạng hình tròn, không màu hoặc có màu hơi vàng nhạt.

  • Bộ phận dùng được: Bộ phận duy nhất có thể dùng được trên cây sâm rết là thân rễ.
  • Nơi phân bố: Loài này thường phân bố ở phía Nam của Trung Quốc và các nước Á châu nhiệt đới. Ở nước ta, cây sâm rết mọc hoang rải rác ở các tỉnh miền núi phía Bắc như là Cao Bằng, Yên Bái, Phú Thọ, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Hà Tĩnh; tại các tỉnh miền Trung  là Quảng Nam, Quảng Ngãi; vùng Tây Nguyên (tỉnh Kon Tum). Thường gặp sâm rết trên đất nương rẫy mới bỏ hoang hoặc trong các đám cỏ mọc thấp ở chân đồi. 
  • Thời điểm thu hái: Sâm rết có thể thu hái quanh năm nhưng thời gian thu hoạch lý tưởng nhất là vào cuối thu và mùa đông. Bạn chỉ cần rửa sạch, giữ nguyên trạng phần rễ hoặc cắt bớt rễ phụ đem phơi khô là được.
Thân rễ là bộ phận duy nhất của cây sâm chân rết có thể dùng được
Thân rễ là bộ phận duy nhất của cây sâm chân rết có thể dùng được

Cách trồng cây sâm rết như thế nào?

Cây chân rết thường được trồng trong chậu, bồn và cho leo để làm cảnh. Các đốt thân đều mọc từ rễ. Cây cũng được nhân giống rất dễ dàng bằng phương pháp giâm cành. Vào mùa xuân, chọn cành bánh tẻ, cắt thành những đoạn có 2 đến 3 đốt đem giâm trong chậu hoặc bồn chứa đất trộn lẫn với một chút phân chuồng mục. Thỉnh thoảng mới cần tưới nước và bón thêm phân vi sinh. Tránh trồng cây ở nơi quá nắng.

Tác dụng của cây sâm rết là gì?

 Loại thảo dược này đã được áp dụng để chữa bệnh ở rất nhiều nơi trên thế giới, ví dụ:

  • Ở Indonesia, Malaysia hay Philippines, người ta thường dùng những chồi non của sâm bòng bong để ăn sống hay nấu chín để thay rau ăn hàng ngày, bởi các chồi non có chứa nhiều photpho và sắt tốt cho sức khỏe.
  • Phần thân rễ thược được dùng để trị ho, cổ họng có nhiều đờm, bệnh hen suyễn và ho lao. Liều dùng khoảng từ 12 đến 20 gram rễ khô sắc nước uống. Có thể dùng ngoài, giã thân rễ tươi rồi đắp vết thương và vết bị rắn độc cắn, đồng thời sắc nước uống cùng để tăng hiệu quả.
  • Ở Malaysia thì dược liệu quý hiếm này cũng được xem như thuốc bổ giúp hạ nhiệt cơ thể, ngừa ho.
Sâm rết phổ biến tại nhiều quốc gia tại châu Á
Sâm rết phổ biến tại nhiều quốc gia tại châu Á
  • Ở đảo Java (Indonesia) sâm chân rết còn được dùng để trị lỵ, xuất huyết và giai đoạn đầu tiên của bệnh lao phổi.
  • Ở Ấn Ðộ lại xem loại thảo dược này giống như vị thuốc giúp nhuận tràng, chống độc và giảm đau. Dùng để trị bệnh đau dây thần kinh tọa rất hiệu quả.

Ngoài ra, ở nước ta cây sâm chân rết còn có những tác dụng như sau:

Chữa ho khan kéo dài

Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại thì khi ăn trầu không, người ta thường cho thêm 1 ít rễ sâm bòng bong vào để vị thêm ngon và có cả khả năng chống ho tốt. 

Chữa mụn nhọt, lở ngứa do cơ thể nóng trong

Lấy phần thân rễ cây sâm rết đem phơi khô khoảng 6 đến 12 tiếng, thái nhỏ rễ sắc cùng với 200ml nước đến khi còn 50ml, dùng uống trong ngày. Nước sắc này có tác dụng giúp thanh nhiệt chữa mụn nhọt, lở ngứa cực kỳ hiệu quả.

Bồi bổ cơ thể đang bị suy nhược, gầy yếu

Đồng bào dân tộc Mông hay Dao Đỏ thường sử dụng thân rễ sâm bòng bong tươi, thái nhỏ ra rồi hầm chung với gà để ăn giúp bồi dưỡng cơ thể đang bị suy nhược, gầy yếu. Đặc biệt hiệu quả với những phụ nữ sau sinh hoặc người mới bị ốm dậy. 

Chữa các bệnh liên quan tới xương khớp, đau lưng, nhức mỏi gân cốt
Chữa các bệnh liên quan tới xương khớp, đau lưng, nhức mỏi gân cốt

Người dân tộc sử dụng sâm rết để chữa bệnh khá nhiều

Người dân tộc Tày và Mường cũng thường lấy thân rễ sâm bòng bong để phơi khô khoảng 100 đến 150 gram, thái mỏng, ngâm với 1l rượu nếp 35 đến 40 độ trong 15 tới 20 ngày là có thể sử dụng được, nhưng nếu để càng lâu thì càng tốt. Ngày bạn chỉ cần uống 2 lần mỗi lần khoảng 30ml để chữa đau lưng, nhức mỏi ở gân xương.

Chữa vết rắn cắn, bị côn trùng đốt

Bằng cách lấy thân rễ cây sâm rết giã nát, đắp lên vết thương bị rắn hay côn trùng đốt là được.

Lưu ý quan trọng khi sử dụng cây sâm rết

Tuy nhiên khi dùng bất cứ 1 loại dược liệu nào thì bạn cũng cần xem xét kỹ lưỡng trước khi sử dụng để tránh nhầm lẫn với những loại dược liệu khác. Không những không đem lại hiệu quả chữa bệnh mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm cho sức khỏe.

Tốt nhất là nên dùng đúng theo định lượng được chỉ định và tuyệt đối không nên lạm dụng quá mức sâm chân rết nói riêng cũng như các vị thuốc khác nói chung.

Chỉ nên dùng sâm rết với liều lượng vừa đủ, không lạm dụng quá nhiều
Chỉ nên dùng sâm rết với liều lượng vừa đủ, không lạm dụng quá nhiều

Có thể bạn quan tâm:

Cây đắng cảy có tác dụng như thế nào? Hướng dẫn sử dụng đúng cách

Tìm hiểu về cây rau dớn, tác dụng và cách chế biến

Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn hiểu rõ cây sâm rết là gì và tác dụng mà loại thảo mộc này mang lại cho sức khỏe của người dùng. Nếu còn câu hỏi thắc mắc nào cần được giải đáp, vui lòng để lại bình luận để chúng tôi có thể trả lời cho bạn ngay nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *