Chó mặt xệ là gì? Cẩm nang hướng dẫn nuôi chó mặt xệ

Chó mặt xệ hay chó PUG được khá nhiều gia đình Việt yêu thích và lựa chọn để nuôi nấng bởi kích thước nhỏ nhắn, dễ nuôi. Hãy cùng với muahangdambao.com tìm hiểu thêm về chó mặt xệ là gì, đặc điểm, cách nuôi hiện nay nhé!

Nguồn gốc của loài chó mặt xệ

Chó mặt xệ hay Pug thuộc nhóm chó cảnh có nguồn gốc từ Trung Quốc. Chúng được coi là giống thú cảnh quý tộc, sống 1 cuộc đời xa hoa bởi chủ nhân của chúng hầu hết là hoàng thân, quốc thích Trung Quốc.

Hình ảnh thực tế của một chú chó Pug cái
Hình ảnh thực tế của một chú chó Pug cái

Tới thế kỷ 16, khi Trung Quốc bắt đầu giao thương mạnh hơn với Châu Âu thì những thương nhân người Hà Lan đã đến Trung Quốc buôn bán và khi trở về họ có mang theo những chú chó Pug. Cũng từ đây mà thời kỳ chó Pug đã phát triển nhanh chóng và trở nên thịnh vượng tại Châu Âu.

Những chú chó này còn trở thành thú cưng của Nữ Hoàng Victoria. Đến thế kỷ 19, chó Pug đã được đưa đến Mỹ và được nuôi khá phổ biến tại đây. Năm 1885, Hiệp hội chó giống Mỹ AKC đã chính thức công nhận Pug là một giống chó riêng. 

Đặc điểm về ngoại hình và tính cách của chó Pug

Về ngoại hình 

Giống chó này có khá nhiều nếp nhăn trên khuôn mặt, sở hữu đôi mắt tròn và lồi, đuôi xoăn, mõm ngắn cùng bộ lông mềm mịn với rất nhiều màu khác nhau. Cơ thể chúng khá là ngắn, chỉ cao từ 26 đến 42 cm, trông khá giống một cục thịt tròn “di động”; cân nặng dao động trong khoảng từ 6 đến 8kg.

Theo tiêu chuẩn của hiệp hội American Kennel Club thì chó Pug được công nhận với 2 màu lông phổ biến hiện nay là màu nâu vàng và đen. Tuy nhiên theo tiêu chuẩn của FCI thì chó Pug còn có thể có tới 4 màu mà bạn thường thấy như: Nâu vàng, mơ, đen và màu bạc.

Chó Pug có 2 màu cơ bản thường thấy là đen và vàng
Chó Pug có 2 màu cơ bản thường thấy là đen và vàng

Về tính cách

Pug là giống chó rất hiền lành và rất hòa đồng, thân thiện với con người, vật nuôi nên chúng thường không được giao trách nhiệm giữ nhà. Chó mặt xệ cực kỳ thông minh, trung thành, đặc biệt nếu được trải qua quá trình huấn luyện thì chúng có thể học hỏi, nhận thức rất nhanh. 

Về cơ bản thì chúng rất hòa đồng nhưng thường ăn, ngủ, chơi nhiều nên sẽ dẫn đến việc bị thừa cân, do đó bạn nên thường xuyên dắt chúng đi dạo và tập luyện nhé!

Vì nguồn gốc là giống chó quý tộc nên Pug rất thích được cưng nựng và nuông chiều, quấn quýt với chủ nhân nên rất cần sự quan tâm từ người nuôi. Chó Pug cũng hay ghen tỵ, giận dỗi nếu như bạn để ý những vật nuôi khác nhiều hơn chúng.

Một điều đặc biệt nữa ở loại chó Pug này là chúng không bao giờ cắn xé hay phá phách đồ đạc khi bạn vắng nhà mặc dù Pug thường xuyên được nuôi nhốt trong nhà.

Chó mặt xệ là giống chó tình cảm, hiểu được tâm tư của chủ nhân
Chó mặt xệ là giống chó tình cảm, hiểu được tâm tư của chủ nhân

Giống chó Pug có mấy loại?

Dựa vào đặc điểm ngoại hình, bố mẹ của chó Pug mà chúng ta có thể chia chúng thành 2 loại là Pug thuần chủng và chó Pug lai.

Với dòng chó Pug thuần chủng

Pug thuần chủng có thân hình cân đối, chiều cao tương đối thấp, vuông vắn. Loại này có bộ khung xương to, vai rộng hơn hông nên trông khá giống quả lê. Phần lưng của chó mặt xệ rất thẳng, không bị lõm xuống hay gồ ghề, đuôi khá ngắn và cuộn thành vòng nằm gọn gàng ở trên lưng.

Với dòng chó Pug lai

Pug được lai với rất nhiều loại chó khác nhau nhưng phổ biến nhất phải kể đến những giống như sau:

  • Pug lai với Bull Pháp: Pug và Bull Pháp có ngoại hình tương đồng nên đời con lai cũng có kích thước khá nhỏ nhắn, gương mặt to, tròn; đôi tai hơi cụp giống chó Pug nhưng lại không còn những vết nhăn đặc trưng.
  • Pug lai với Husky: Pug lai Husky sẽ tạo ra đời con có ngoại hình cao lớn giống Husky, gương mặt dài, đôi tai lớn và dựng thẳng đứng. Tuy nhiên phảng phất trên gương mặt của đời con lai này cũng có các nếp nhăn nhỏ mang đặc trưng của Pug.
Con lai giữa Pug và Husky trông khá hài hước
Con lai giữa Pug và Husky trông khá hài hước
  • Pug lai với lạp xưởng: Pug lai lạp xưởng tạo ra kết quả đời con cũng không thể thoát khỏi kiếp “chân lùn đáng yêu”. Khuôn mặt to tròn, phần mõm nhỏ nhắn và hằn những vết nhăn giống của chó Pug.

Hướng dẫn bạn cách nuôi chó Pug hiệu quả

Thức ăn cho chó Pug

Chó Pug rất cần bổ sung protein, chất béo từ những thực phẩm như là nội tạng, thịt, trứng,… hay từ các loại hạt và đồ đóng hộp. Nếu lo ngại chúng thiếu chất béo thì bạn có thể bổ sung vào thức ăn của chó chút mỡ cá, mỡ gà hoặc dầu thực vật.

Pug rất tham ăn nên không khó để bổ sung vitamin, chất xơ từ các loại rau củ như: Rau xanh, đậu xanh, khoai tây, bông cải xanh, bí xanh, đậu hà lan, cà rốt, khoai lang, bí đỏ, các loại trái cây,…

Dưới đây là khẩu phần ăn cho Pug theo từng giai đoạn mà bạn có thể tham khảo:

  • Thức ăn cho chó Pug con (2 – 3 tháng tuổi): Chó Pug 2 tháng nặng bao nhiêu? Khi được 2 tháng thì chúng sẽ có cân nặng dao động từ 1.814kg đến 2kg. Đây là giai đoạn Pug con mới bắt đầu tập ăn, do đó bạn nên cho chúng ăn đồ loãng và xay nhỏ. Sau bữa ăn, có thể cho chúng uống thêm chút sữa ấm. Khẩu phần ăn ở giai đoạn này là 4 bữa/ ngày và thời gian giữa mỗi bữa ăn phải cách đều nhau. Tuyệt đối không cho chúng ăn đồ sống, xương, tôm, cua, cá,…
Pug con cần được cho ăn thật cẩn thận và kỹ lưỡng
Pug con cần được cho ăn thật cẩn thận và kỹ lưỡng
  • Thức ăn cho Pug 3 – 6 tháng: Với giai đoạn này Pug vẫn chưa thể ăn được xương. Do hệ tiêu hoá chưa ổn định nên bạn cũng đừng cho chúng ăn quá nhiều nhé. Những chú chó mặt xệ này chỉ nên được ăn 2 đến 3 bữa/ ngày, thức ăn cho chó Pug có thể bao gồm: Cơm nhão, rau, củ, quả được xay nhuyễn, tôm, cua, cá hay thịt băm nhỏ.
  • Thức ăn cho Pug trưởng thành: Giai đoạn này chó Pug rất dễ bị béo phì, vậy nên bạn cần phải kiểm soát lượng thức ăn của chúng bởi chúng rất tham ăn. Thông thường, bạn chỉ cần cho Pug ăn 2 bữa/ ngày là đã quá đủ.

Cách chăm sóc và vệ sinh sạch sẽ chó Pug

  • Lau các nếp gấp trên mặt của chó mỗi tuần một lần. Những nếp gấp này có thể bị dính nước bọt, bụi bẩn cũng như thức ăn gây kích ứng cho chó và khiến chúng bốc mùi hôi khó chịu. Bạn chỉ cần dùng tăm bông thấm 1 chút nước ấm sau đó lau dọc theo các nếp gấp quanh mũi và mắt của nó là được.
  • Chải lông cho chó mặt xệ 1 đến 2 lần/ tuần. Giống chó này rất dễ bị rụng lông và để giữ cho chúng có bộ lông thật khỏe mạnh thì bạn nên chải lông chúng mỗi tuần một hoặc hai lần. Bạn có thể dùng lược chải lông hoặc bàn chải chuyên dùng dành cho chó khi rụng lông.
Thường xuyên chải lông cho chó để tránh bị rụng lông
Thường xuyên chải lông cho chó để tránh bị rụng lông
  • Làm vệ sinh sạch sẽ tai cho chó bằng dung dịch đặc biệt một lần/ tuần. Tai của chó Pug là điểm rất dễ tích tụ bụi bẩn. Do vậy, bạn cần vệ sinh tai cho chúng mỗi tuần một lần bằng cách nhỏ 1 ít dung dịch đặc biệt vào tai chó, tiếp đến dùng bông gòn lau sạch nhẹ nhàng. Bạn cần chú ý không đẩy bông gòn quá sâu vào trong tai chó vì điều này sẽ dẫn đến tổn thương cho tai của chúng.
  • Cách nuôi chó Pug không hôi là tắm cho chúng 1 lần/tháng. Dù chó của bạn không có mùi hôi hay dính bụi bẩn thì bạn vẫn cần tắm cho chúng mỗi tháng. Bạn hãy dùng xà phòng chuyên tắm chó để tắm cho chúng để tránh bị kích ứng nhé!
  • Vì chó Pug không mài móng nên bạn phải định kỳ cắt móng cho chúng. Bạn cần dùng kìm bấm móng dành riêng cho chó để tránh làm hỏng móng; khi cắt, bạn cắt vào bên dưới phần mềm ở giữa móng được gọi là tủy móng.

Các vấn đề liên quan đến sức khoẻ mà chó Pug thường gặp

  • Do cấu trúc của hộp sọ nên việc khó thở là điều thường thấy ở loài chó Pug khi trời quá nóng hoặc chạy nhảy nhiều. Khi thấy mũi và miệng chó sủi bọt thì bạn nên nhanh chóng đưa chó đến cơ sở thú y để được khám kịp thời.
Nên cho chó đi dạo thường xuyên để tránh bị béo phì
Nên cho chó đi dạo thường xuyên để tránh bị béo phì
  • Bên cạnh đó, bạn cũng nên vệ sinh da của chó thường xuyên, nhất là với các nếp nhăn bởi sẽ rất dễ gây bệnh về da ở sâu bên trong những nếp nhăn.
  • Chó Pug thường gặp các vấn đề liên quan đến mắt như: Đục thủy tinh thể, khô mắt, viêm kết giác mạc dẫn đến mù lòa và hay bị những vật sắc nhọn gây tổn thương.
  • Do giống chó Pug ăn khá nhiều nên vấn đề béo phì là điều không thể tránh khỏi, khiến chúng lười vận động và trở nên ục ịch. Vì vậy bạn cần cho chúng đi dạo thường xuyên hơn và điều chỉnh 1 chế độ ăn phù hợp nhất.
  • Cũng giống như những loài chó khác, chó Pug cũng gặp các vấn đề với bọ chét làm xuất hiện vết trầy xước quá mức, chó thường xuyên liếm hay cắn lông, rụng lông.

Những lưu ý quan trọng khi nuôi chó Pug

  • Không nên để chó Pug tiếp xúc với thời tiết cực đoan (quá nóng, quá lạnh).
  • Dùng đai yếm cho chó Pug để đảm bảo an toàn.
  • Tạo 1 khoảng không gian riêng tư cho chó Pug trong nhà.
  • Cố định lịch sinh hoạt hàng ngày cho chó để nó có thể quen dần.
  • Nên đưa chó Pug đi khám hai lần/năm và tiêm phòng ngừa đầy đủ.
  • Và điều cuối cùng là đừng bao giờ để chó con ở một mình bạn nhé. Chó pug là loài sinh vật cực kỳ tò mò và nó có thể gây ra những chuyện mà bạn không tưởng tượng ra đấy.
Định kỳ cho Pug đi khám 2 lần/năm 
Định kỳ cho Pug đi khám 2 lần/năm

Trên đây là những nội dung quan trọng liên quan đến chó mặt xệ Pug là gì. Hy vọng từ những kiến thức này thì người nuôi chó đã có thêm nhiều thông tin hơn để lựa chọn được các chăm sóc tốt và phù hợp nhất. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *