Agile là một phương pháp toàn diện trong lĩnh vực phát triển phần mềm, đã đưa lĩnh vực này tiến lên một tầm cao mới. Vậy Agile là gì, Agile có những đặc điểm như thế nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về phương pháp này qua bài viết sau đây nhé.
Tìm hiểu khái niệm về phương pháp Agile là gì?
Agile (viết tắt của Agile Software Development) là tên của một phương pháp phát triển phần mềm linh hoạt. Phương pháp này được áp dụng trong quá trình phát triển phần mềm với mục tiêu đưa thành phẩm đến tay người dùng trong thời gian sớm nhất.
Về bản chất, Agile giống như một phương pháp luận, một triết lý dựa trên các nguyên tắc vòng lặp và phát triển.
Hiện nay, phương pháp Agile đã vượt ra khỏi lĩnh vực phát triển phần mềm truyền thống để góp phần chuyển đổi phương thức làm việc, quản lý và sản xuất trong nhiều lĩnh vực khác nhau như dịch vụ, bán hàng, tiếp thị, giáo dục… và các ngành khác. Nó đã dần trở thành phương pháp quản lý dự án phổ biến nhất hiện nay.
Lịch sử ra đời của Agile là gì?
Vào đầu những năm 1990, khi máy tính PC bắt đầu phổ biến trong doanh nghiệp, việc phát triển phần mềm gặp phải một cuộc khủng hoảng. Vào thời điểm đó, nó được gọi rộng rãi là “cuộc khủng hoảng phát triển ứng dụng” hay “độ trễ phân phối ứng dụng”.
Nhu cầu phát triển các hoạt động phần mềm đã dẫn đến cuộc họp Snowbird nổi tiếng ở Utah vào đầu năm 2001. Nhưng đó không phải là lần đầu tiên nhóm các nhà lãnh đạo phần mềm này gặp nhau. Họ đã gặp nhau tại Rogue River Lodge ở Oregon vào mùa xuân năm 2000.
Nhóm này bao gồm Kern, Kent Beck và Ward Cunningham, Arie van Bennekum, Alistair Cockburn và 12 người khác, tất cả đều nổi tiếng trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất phần mềm. Chính họ đã lập ra Agile hay còn gọi là phương pháp lightweight với hệ thống giá trị và nguyên tắc riêng.
Hệ thống giá trị và nguyên tắc trong phương pháp Agile
Phương pháp Agile về cơ bản bao gồm 4 giá trị và 12 nguyên tắc chính.
Bốn giá trị của phương pháp Agile
- Quan tâm nhiều hơn đến giá trị của con người và sự tương tác của họ hơn là các quy trình và công cụ.
- So với các tài liệu phổ biến khác nhau, hãy chú ý nhiều hơn đến giá trị của phần mềm có thể chạy được.
- So với đàm phán hợp đồng, hãy quan tâm nhiều hơn đến giá trị hợp tác với khách hàng.
- Quan tâm đến giá trị của việc đáp ứng những thay đổi của nhu cầu hơn là hành động theo kế hoạch.
Các nguyên tắc hướng dẫn của phương pháp Agile
- Sự hài lòng của người dùng sẽ được ưu tiên hàng đầu trong quá trình cung cấp, sửa chữa và nâng cấp phần mềm để người dùng vận hành.
- Dùng thái độ tích cực để chấp nhận các thay đổi, cho dù những thay đổi xảy ra trong giai đoạn đầu hay giai đoạn cuối của quá trình phát triển. Các quy trình linh hoạt và tận dụng sự thay đổi để đạt được lợi thế cạnh tranh nhất định.
- Theo chu kỳ vài tuần đến vài tháng, cung cấp phần mềm chạy được nhanh nhất có thể và liên tục cho người dùng sử dụng.
- Trong quá trình thực hiện dự án, tốt nhất là nhân viên kinh doanh và nhà phát triển nên làm việc cùng nhau.
- Thành lập một nhóm dự án tập trung vào những nhân viên tích cực, tạo cho họ môi trường và sự hỗ trợ họ cần, đồng thời trao cho họ sự tin tưởng hoàn toàn trong công việc.
- Trong nhóm dự án, phương tiện trao đổi thông tin hữu ích và hiệu quả nhất là đối thoại trực tiếp.
- Cơ sở chính để đo lường tiến độ dự án là phần mềm có thể vận hành được.
- Quá trình Agile coi trọng sự phát triển bền vững. Các nhà tài trợ dự án, nhà phát triển và người dùng sẽ có thể luôn đồng hành cùng nhau.
- Luôn chú ý đến kỹ thuật và thiết kế hợp lý, điều này có thể cải thiện hiệu quả của phần mềm.
- Đơn giản hóa, giảm bớt công việc không cần thiết càng nhiều càng tốt.
- Các khuôn khổ, yêu cầu và thiết kế tốt nhất xuất hiện từ các nhóm dự án tự tổ chức.
- Nhóm dự án nên thường xuyên báo cáo về hoạt động của mình, đưa ra các đề xuất cải tiến và thực hiện các điều chỉnh phù hợp.
Các đặc điểm của phương pháp Agile là gì?
Tính vòng lặp (Iterative)
Một dự án thực hiện theo phương pháp Agile sẽ được thực hiện trong các phân đoạn lặp đi lặp lại, thường trong các khung thời gian ngắn hơn t(1-4 tuần). Trong mỗi phân đoạn, nhóm phát triển thực hiện tất cả các công việc cần thiết như lập kế hoạch, thiết kế, phân tích yêu cầu, triển khai, thử nghiệm để tạo ra một phần nhỏ của sản phẩm.
Tính tăng trưởng và phát triển (Incremental Evolutionary)
Vào cuối mỗi phân đoạn, nhóm phát triển tạo ra một tập con của sản phẩm cuối cùng, thường là những phần hoàn chỉnh, đã được thử nghiệm và đảm bảo hoạt động tốt. Theo thời gian, các phần nhỏ này này sẽ được tích lũy dần, phát triển cho đến khi tất cả các nhu cầu của khách hàng được đáp ứng.
Tính thích nghi (adaptive)
Do các phân đoạn sẽ hoàn thành trong thời gian ngắn và việc lập kế hoạch được điều chỉnh liên tục, do đó những thay đổi trong quá trình phát triển (thay đổi về công nghệ, thay đổi về yêu cầu, thay đổi về định hướng mục tiêu…) có thể được giải quyết theo cách phù hợp hơn.
Các nhóm hoạt động theo hướng tự tổ chức và đa chức năng
Các cấu trúc nhóm này phân phối công việc trong nhóm một cách linh hoạt mà không phân cấp quá rõ ràng. Các nhóm tự tổ chức có đủ kỹ năng để đưa ra quyết định, quản lý nhóm và tổ chức công việc của họ để đạt hiệu quả tối đa cho tập thể.
Kiểm soát quy trình theo thực nghiệm
Các nhóm Agile hoạt động và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu thực tế chứ không phải dựa vào tính toán trên lý thuyết. Agile rút ngắn vòng đời phản hồi để dễ dàng thích ứng và tăng tính linh hoạt của quy trình kiểm soát cũng như tăng năng suất của nhân viên.
Giao tiếp trực tiếp
Agile không phản đối tài liệu, mà coi trọng giao tiếp trực tiếp qua giấy tờ. Agile khuyến khích các nhóm phát triển nói chuyện trực tiếp để hiểu rõ hơn những gì khách hàng thực sự muốn. Trong giao tiếp nội bộ nhóm, Agile khuyến khích giao tiếp trực tiếp và thỏa thuận về thiết kế hệ thống và việc triển khai chung hệ thống thành chức năng mong muốn.
Phát triển dựa trên giá trị
Một trong những nguyên tắc cơ bản của Agile là “một sản phẩm hoạt động tốt là thước đo của sự tiến độ”. Các nhóm trong Agile thường làm việc trực tiếp với khách hàng để hiểu yêu cầu nào có mức độ ưu tiên cao hơn và mang lại nhiều giá trị hơn cho dự án nhanh nhất có thể.
Phương pháp Scrum là gì?
Scrum là một phương pháp Agile được thiết kế để phát triển sản phẩm trong một môi trường dễ bị thay đổi. Trong Scrum, các chu kỳ phân phối được gọi là “sprint” và thường kéo dài từ một đến bốn tuần. Mỗi phần nhiệm vụ của Scrum được nâng cao dần dần và được xây dựng trên những trước đó. Các nhóm Scrum thường nhỏ, có từ ba đến chín người, bao gồm một Scrum master và một product Owner. Sự giao tiếp với các thành viên trong nhóm và các bên liên quan luôn nhất quán để phản hồi liên tục và thay đổi cho phù hợp. Scrum là phương pháp Agile được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Ba trụ cột của Scrum
Ba trụ cột của Scrum là tính minh bạch, sự kiểm tra và khả năng thích ứng. Đây là cốt lõi của khung Scrum và sự thiếu sót bất kỳ trụ cột nào trong ba trụ cột này thì khung Scrum không còn hoạt động bình thường nữa.
- Minh bạch: Thứ nhất, các thông tin liên quan đến quá trình phát triển phải được công khai minh bạch. Thông tin này có thể là: tầm nhìn sản phẩm, yêu cầu của khách hàng, tiến độ công việc, khó khăn phát sinh… Từ đó, các thành viên ở các vai trò khác nhau có tất cả thông tin cần thiết để đưa ra quyết định có giá trị và hiệu quả hơn. Mỗi công đoạn của Scrum phải đảm bảo thông tin minh bạch cho tất cả các bên.
- Kiểm tra: Kiểm tra liên tục các hoạt động Scrum để đảm bảo rằng các vấn đề và giải pháp được xác định để truyền đạt thông tin đa dạng, hữu ích cho các bên liên quan phát triển. Đánh giá toàn diện và liên tục là cơ chế để cải tiến liên tục công việc và sản phẩm.
- Thích ứng: Dựa trên thông tin minh bạch từ quá trình nghiệm thu và công việc, Scrum có thể chủ động phản ứng với các thay đổi để sản phẩm phát triển hoàn thiện hơn. Sự minh bạch và kiểm tra nhằm dẫn đến sự thích ứng nhanh chóng và hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm:
Phần mềm tống tiền ransomware là gì? Cách khắc phục khi nhiễm ransomware
Serverless là gì? Tổng quan về nền tảng điện toán đám mây không máy chủ
Trên đây là những kiến thức về Agile là gì và đặc điểm của phương pháp này. Agile là một phương pháp phát triển phần mềm nhưng đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống. Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn sẽ có thêm những thông tin thú vị và bổ ích cho bản thân mình.