Tuổi mụ là gì? Hướng dẫn cách tính tuổi mụ chuẩn nhất 2022

Trong văn hoá phương Đông thì tuổi mụ đã không còn quá xa lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ tuổi mụ là gì? Đâu là cách để tính chính xác tuổi mụ? Mời bạn đọc tham khảo những thông tin hữu ích sau cùng với muahangdambao.com nhé!

Tìm hiểu tuổi mụ là gì?

Thế nào là tuổi mụ?
Thế nào là tuổi mụ?

Tuổi mụ là một trong hai loại tuổi truyền thống bắt nguồn từ người Trung Quốc nhưng lại có ảnh hưởng mạnh mẽ tới nền văn hóa của một số nước châu Á khác như là Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc và Triều Tiên. Tuổi này còn được gọi là tuổi âm lịch hay tuổi ta. Nó được tính dựa trên cơ sở đơn vị là năm và khác với tuổi thực hiện tại. Tuổi Mụ theo tiếng Hán là “Hư tuế”, “hư” ở đây là ảo, không có thật.

Theo quan niệm của Phật giáo thì khi thai nhi ở trong bụng mẹ được 9 tháng 10 ngày đã được coi là một sinh linh rồi. Do vậy bé sẽ được tính là một tuổi từ trong bụng mẹ. Trong khi ở các nước phương Tây thường sẽ chỉ tính tuổi từ lúc em bé chào đời hay còn được gọi là tuổi quốc tế, tuổi dương lịch. Chính vì vậy, tuổi mụ có thể được hiểu đơn giản chính là tuổi bắt đầu tính từ trong bụng mẹ.

Hiện nay người ta sẽ tính tuổi dựa trên tuổi thực nhưng ở thời xưa thì tuổi mụ là cách tính tuổi duy nhất. Nếu nhắc đến tuổi tác của những người lớn tuổi thuộc thế hệ đi trước thì chắc chắn họ sẽ nói tuổi mụ chứ không hề phân vân giữa hai loại tuổi mụ và tuổi thực như hiện nay.

Bên cạnh việc tính tuổi mụ thì đứa trẻ khi vừa mới sinh ra cũng sẽ được tính tuổi dựa theo ngày như là 10 ngày tuổi, 1 tháng tuổi,… nhưng nếu qua 100 ngày thì sẽ tính tuổi theo đơn vị là năm.

Theo lý luận trên thì ví dụ một người sinh vào ngày 15/3/1990 cho đến trước lúc giao thừa Tết năm 1991 đã được ghi nhận là 1 tuổi. Vừa sang năm 1991 thì người đó đã là 2 tuổi rồi. Như vậy, vào khoảng thời gian trước ngày 15/3/2000 thì tuổi thực của người đó thực chất mới là 9 tuổi, nhưng tuổi mụ đã là 11, sai số giữa hai cách tính trên là 2 tuổi.

Vì sao lại xuất hiện cách tính tuổi mụ?

Cách tính tuổi mụ này thực chất có liên quan mật thiết đến cách tính thiên văn của người Trung Quốc thời xưa. Khái niệm ngày sẽ được hiểu là sau một chu trình sáng tối của mặt trời. Một tháng là chu trình tuần hoàn của mặt trăng còn 1 năm là chu trình đông qua rồi lại đến mùa xuân.

Cách tính tuổi mụ có nguồn gốc từ người Trung Quốc thời xa xưa
Cách tính tuổi mụ có nguồn gốc từ người Trung Quốc thời xa xưa

Một ngày của hiện nay sẽ được chia thành 24 giờ nhưng ở thời xưa lại được chia thành 12 canh và dùng 12 địa chi lần lượt là: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi để tính toán. Người xưa chỉ quan tâm tới giờ sinh mà không quá chú trọng vào ngày sinh, dẫn đến họ thường không nhớ ngày sinh nhật cũng như cách tính tuổi như hiện tại.

Yếu tố sinh thần – tức là cầm tinh con giáp gì cũng được người xưa rất coi trọng, họ dùng 12 động giáp để tương ứng với 12 địa chi. Do vậy người xưa thường nhớ con giáp mà họ sinh ra hơn là nhớ năm sinh của mình.

Xem thêm: Nháy mắt trái, Giật mắt trái ở Nữ và Nam điềm báo gì?

Những hạn chế còn tồn tại của tuổi mụ

Mặc dù vẫn còn phổ biến tới ngày nay tại các nước Á Đông nhưng cách ghi nhớ tuổi này vẫn tồn tại một số vấn đề. Đầu tiên là việc người xưa dùng năm làm đơn vị, mỗi năm lại tương ứng với một con giáp mà không hề quan tâm đến yếu tố ngày tháng hay thời thần.

Thứ hai, nếu chúng ta tính theo cách này thì một người sinh ra vào ngày cuối cùng của năm cũng sẽ có chung con giáp với những người sinh ở giữa năm hoặc đầu năm. Tuổi mụ chính là kết quả cuối cùng của cách ghi nhận tuổi này.

Hiện tại rất nhiều người trẻ tuổi không có hiểu biết về tuổi mụ. Họ cho rằng có tuổi mụ cũng chỉ là kết quả của quan niệm “xấp xỉ” hay “tương đối” của người Trung Quốc tạo ra mà thôi.

Họ luôn cho rằng người Trung Quốc không có tinh thần khoa học, mọi thứ cứ “tương đối” như vậy là được rồi. Chính vì vậy, vấn đề tuổi tác chỉ cần tính toán 1 cách đại khái chứ không cần chính xác từng li từng tí một. Cho nên, người ta sẽ dùng năm chứ không tính ngày và kể cả tháng.

Lại có người cho rằng đây là do tâm lý “muốn chiếm lợi ích” của người Trung Quốc gây ra. Bởi vì “tuổi mụ” sẽ cao hơn “tuổi thực” cho nên tuổi thọ của người nào đó sẽ cao hơn và người đó sẽ cảm thấy tâm trạng vui vẻ, thỏa mãn hơn. Còn có người cũng cho rằng, đây là do sự bất đồng của các nền văn hoá về thời điểm tính toán sự bắt đầu của một sinh mệnh.

Cách tính tuổi mụ gây ra nhiều khó khăn đối với các bạn trẻ
Cách tính tuổi mụ gây ra nhiều khó khăn đối với các bạn trẻ

Người hiện đại đang dùng thời điểm sinh ra để tính thời điểm bắt đầu của 1 sinh mệnh còn người cổ đại lại dùng thời điểm bắt đầu người mẹ mang thai để tính. Bởi vì một đứa trẻ đã tồn tại ở trong bụng mẹ của chúng 10 tháng tuổi rồi. Tuy nhiên, những giả thuyết này cũng đều là kết quả của sự suy đoán chứ không hề có căn cứ được ghi chép lại trong lịch sử.

Cách tính tuổi theo tuổi mụ tại Nhật Bản có tên là kazoedoshi, tức là làm tăng tuổi của một người vào ngày đầu của năm mới đã bị luật pháp cho là lỗi thời vào năm 1902. Khi ấy Nhật Bản đã chính thức áp dụng quy định tính tuổi hiện đại, trong tiếng Nhật đọc là man nenrei. Tuy nhiên, cách tính tuổi theo kiểu truyền thống vẫn được sử dụng tương đối phổ biến. Chính vì vậy vào năm 1950 một đạo luật khác đã được ra đời để nhằm khuyến khích mọi người sử dụng hệ thống tính tuổi theo kiểu hiện đại.

Hướng dẫn cách tính tuổi mụ chuẩn nhất 2022

Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ thắc mắc về cách tính tuổi mụ theo ngày tháng năm sinh. Như đã nói thì tuổi mụ sẽ được tính theo lịch  m còn tuổi quốc tế sẽ tính theo lịch Dương.

Tuy nhiên, các bạn lưu ý rằng là không phải ai cũng mặc định được cộng thêm 1 năm tuổi mụ đâu nhé! Bởi nguyên nhân là do thai nhi sẽ có thời gian ở trong bụng mẹ hơn chín tháng nên có thể sẽ phát sinh hai trường hợp tính tuổi mụ như sau:

Trường hợp 1: Nếu bạn được sinh ra vào khoảng từ giữa tháng 9 cho đến cuối tháng 12 thì sẽ coi như bạn đã được hình thành ở trong bụng mẹ trọn vẹn trong năm đó. Do đó sẽ không được cộng thêm 1 năm tuổi mụ. Ví dụ: Giả sử bạn sinh vào 1 ngày nào đó trong tháng 12 năm 1990 (tức năm Canh Ngọ) thì có thể khẳng định là bạn đã xuất hiện trong bụng mẹ trong khoảng từ tháng 3 năm 1990 nên bạn sẽ không được cộng thêm tuổi mụ nữa.

Trường hợp 2: Nếu bạn được sinh ra từ tháng 1 cho đến trước đầu tháng 9, ở trường hợp này bạn đã được hình thành bên trong bụng mẹ ở vào năm trước đó. Do vậy những tình huống như này này sẽ được cộng thêm năm trước đó vào khi tính tuổi mụ. Ví dụ: Nếu bạn được sinh vào tháng 6 năm 1990 thì có thể khẳng định bạn đã bắt đầu được hình thành ở trong bụng mẹ mình vào khoảng tháng 9 năm 1989 (năm Kỷ Tỵ). Do vậy, nên khi tính tuổi mụ thì bạn sẽ được cộng thêm 1 năm tuổi mụ.

Nếu đã hiểu thì việc tính tuổi mụ sẽ không quá khó khăn
Nếu đã hiểu thì việc tính tuổi mụ sẽ không quá khó khăn

Xem thêm: Đầu tháng mùng 1 kiêng ăn gì, nên ăn món gì để cả tháng may mắn

Hy vọng bài viết trên của chúng tôi đã có thể giúp bạn đọc hiểu được tuổi mụ nghĩa là gì, cách tính ra sao cũng như tuổi mụ tính theo lịch  m hay Dương. Nếu còn những thắc mắc băn khoăn nào cần được giải đáp, vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để được chúng tôi trả lời nhanh nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *