Tự giác là gì? Học tập, tự giác, tích cực thì đời bạn sẽ thay đổi

Người có tính tự giác thường có được những thành công trong công việc và cuộc sống. Vậy tự giác là gì? Liệu học tập, tự giác, tích cực thì đời chúng ta có thay đổi? Hãy dành thời gian dõi theo bài viết sau của muahangdambao.com để biết thêm những thông tin thú vị.

Tính tự giác là gì?

Tự giác là làm việc gì cũng chủ động, không cần người khác nhắc nhở hay đốc thúc. Người tự giác cũng hiểu rõ về trách nhiệm, vai trò, vị trí và quyền lợi của mình trong gia đình, tổ chức và cộng đồng xã hội.

Kỷ luật tự giác giúp bạn dễ dàng chạm tay vào thành công hơn
Kỷ luật tự giác giúp bạn dễ dàng chạm tay vào thành công hơn

Trên thực tế, tự giác không phải là kỹ năng bẩm sinh tự nhiên mà nó đòi hỏi người đó phải trải qua quá trình giáo dục, học tập, rèn luyện chăm chỉ. Tự giác là sự kết hợp từ chính bản thân và cả những yếu tố bên ngoài, nó biểu hiện qua nhiều góc độ, trong ý nghĩ, hành động, trong ứng xử với chính mình và những người xung quanh.

Kỹ năng tự giác có tầm quan trọng như thế nào?

Tự giác là một trong các kỹ năng mềm cần thiết để chạm tới thành công. Những người có kỹ năng tự giác từ nhỏ cho đến lúc trưởng thành thì khi đi học và làm việc họ sẽ luôn luôn là những người nổi bật. 

Họ cũng được những nhà tuyển dụng, cấp trên hoặc là đồng nghiệp dành sự quan tâm đặc biệt. Nếu như bạn là người có kỹ năng tự giác thì bạn sẽ cảm nhận được cảm giác vui sướng, hạnh phúc biết bao khi được đóng vai trò là một người truyền cảm hứng.

Người tự giác thường đạt được nhiều thành công trong cuộc sống
Người tự giác thường đạt được nhiều thành công trong cuộc sống

Biểu hiện của người có tinh thần tự giác là gì?

Dưới đây là một số biểu hiện của một người có tính tự giác:

  • Luôn chủ động học hỏi, làm việc mà không phải đợi được giao nhiệm vụ. 
  • Luôn tích cực trong mọi vấn đề, chủ động đưa ra những đề xuất, ý tưởng, chia sẻ ý kiến ​​của bản thân và giúp đỡ những người khác để cùng nhau phát triển.
  • Không ngại đặt câu hỏi khi cần tới sự giúp đỡ từ người khác hay khi không hiểu rõ nhiệm vụ được giao.  Luôn tự giác cập nhập thông tin mới nhất liên quan đến những đầu việc được giao.  
  • Có tinh thần trách nhiệm cao, người tự giác là người không bao biện, đổ lỗi của mình sang người khác. Khi mắc lỗi, họ chủ động thừa nhận, chịu trách nhiệm, sửa sai và rút kinh nghiệm cho những lần sau. 
Người tự giác luôn cố gắng, quyết tâm hoàn thành mọi công việc
Người tự giác luôn cố gắng, quyết tâm hoàn thành mọi công việc
  • Người tự giác cũng có khả năng kiểm soát phản ứng của mình đối với những tình huống khó chịu hoặc căng thẳng. Để những phản ứng cảm xúc ấy không gây ảnh hưởng đến công việc và những người xung quanh. 

Làm thế nào để học tập tự giác tích cực hơn?

Thay vì chỉ tự nhủ bản thân là hãy tự giác đi thì bạn hãy thực hiện điều này bằng hành động cụ thể để đạt được những lợi ích cụ thể:

Học cách cân nhắc về việc chần chừ

Mỗi ngày, bạn hãy lên kế hoạch thực hiện một nhiệm vụ nhỏ với thời gian đã định trước, ví dụ:

  • Lên kế hoạch thực hiện một nhiệm vụ nào đó vào buổi sáng và một lần nữa vào buổi tối.
  • Nhiệm vụ đó không nên vượt quá 15 phút.
  • Chờ đợi đến thời gian đã định. Khi đến thời gian thì phải bắt đầu thực hiện nhiệm vụ đó ngay.
Để bản thân chần chừ sẽ khiến bạn không còn tự giác
Để bản thân chần chừ sẽ khiến bạn không còn tự giác
  • Cố gắng duy trì thời khóa biểu mới trong ít nhất là hai đến ba tháng.
  • Việc lên kế hoạch sẽ giúp bạn tập trung vào những thứ cần ưu tiên. Bằng cách chú trọng bắt đầu thực hiện nhiệm vụ hơn là việc hoàn thành chúng, bạn có thể tránh được những sự chần chừ không đáng có.
  • Vào cuối ngày, hãy ghi chép lại những việc đã hoàn thành với thời gian nhiều hơn đã định.

Việc lập bảng ghi chép sẽ giúp bạn dễ dàng theo dõi xem bản thân đã mất bao lâu để làm những công việc đó. Từ đó tự giác điều chỉnh lại cho thích hợp nhất. Nếu bạn có thừa thời gian, hãy lấp đầy khoảng thời gian ấy bằng một số công việc nhỏ và ghi chú lại rồi lên kế hoạch cho những nhiệm vụ khác.

Từ việc rèn luyện tự giác, nghiệm ra cách quản lý thời gian

Quản lý quỹ thời gian có thể là một công việc vô cùng vất vả. Nhưng hãy tự hỏi, nếu bạn không thể quản lý được bản thân thì làm sao mới quản lý được thời gian?

Khi bạn đã kiểm soát được công việc, bạn cần xây dựng ý thức tự giác sau đó sẽ hình thành được cách quản lý thời gian thích hợp, điều đó cũng giúp bạn xây dựng lòng tự tin.

Biết cách quản lý thời gian sẽ giúp bạn tự giác hoàn thành công việc đúng hạn
Biết cách quản lý thời gian sẽ giúp bạn tự giác hoàn thành công việc đúng hạn

Duy trì việc ghi chép lại quá trình rèn luyện ý thức tự giác

Hãy chủ động ghi nhận thời gian bắt đầu và kết thúc của công việc sau đó xem lại những thông tin phản hồi từ quá trình thực hiện.

Dạng nhật ký rèn luyện này sẽ là công cụ quý giá để giúp những hoạt động của bạn tối ưu hơn. Đồng thời nó cũng sẽ giúp bạn phân loại công việc ưu tiên, nhận ra cái nào quan trọng, cái nào không để tự giác thực hiện cũng như ước lượng thời gian thích hợp cho nó.

Vạch ra kế hoạch cụ thể cho ngày làm việc hoặc học tập của bạn

Khi bạn chuẩn bị bắt đầu một ngày làm việc của mình, hãy dành ra vài phút để ghi ra giấy nhớ những công việc mà bạn cần phải hoàn thiện trong ngày hôm ấy. Ví dụ như:

  • Lên danh sách những việc cần ưu tiên làm trước.
  • Bắt tay vào những việc được đánh giá là quan trọng nhất trước tiên.
  • Hãy cố gắng duy trì như thế trong một vài ngày, để thấy sự tự giác giúp ích cho bạn như thế nào.
Lập kế hoạch cụ thể giúp bạn tự giác làm việc hơn
Lập kế hoạch cụ thể giúp bạn tự giác làm việc hơn

Khi bạn hình dung rõ ràng những cái mà bạn muốn đạt được và tự giác làm thì khả năng hoàn thành những công việc đó của bạn sẽ rất cao. 

Phối hợp nhuần nhuyễn thói quen mới với thói quen cũ

Nếu bạn hay uống cà phê vào mỗi sáng thì hãy tự mình có thói quen tự giác đi mua lấy cho mình một tách các phê, đây cũng là một kiểu rèn luyện ý thức tự giác, tự giác với việc việc uống cà phê mỗi ngày chứ không phải là chờ đợi ai mua về cho uống hay lười tới mức không tự giác đi mua cho bản thân.

Có thể bạn quan tâm:

Tự lực cánh sinh nói đến điều gì? Biểu hiện của tự lực cánh sinh

Trực giác là gì? Dấu hiệu và cách phát triển trực giác của bản thân

Bài viết trên đây của chúng tôi đã chia sẻ định nghĩa tự giác là gì cũng như một số cách hữu ích để rèn luyện ý thức tự giác. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến chủ đề này, vui lòng bình luận bên dưới để được hỗ trợ thêm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *