Tứ diệu đế là gì? Tứ diệu đế của phật giáo gồm những gì?

Tứ diệu đế được coi là cốt tủy, là nền tảng cơ bản của hệ thống giáo lý trong đạo Phật. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu tứ diệu đế là gì? Tứ diệu đế gồm những gì? Ý nghĩa của nó là như thế nào? Sau đây, mời bạn cùng với muahangdambao.com khám phá về điều này nhé!

Tứ diệu đế của Phật giáo hiện diện từ khi nào?

Đạo Phật đã được hình thành khi Thái tử Tất Đạt Đa đắc đạo ở dưới cội cây Bồ Đề và trở thành một vị Phật Toàn Giác trên thế gian. Tại nơi đây, Ngài đã phát hiện ra những chân lý của vũ trụ nhân sinh cũng như của muôn loài chúng hữu tình, hay còn gọi là Tứ diệu đế hoặc Tứ thánh đế.

Tứ diệu đế trong Phật giáo xuất hiện từ khi nào?
Tứ diệu đế trong Phật giáo xuất hiện từ khi nào?

Tứ diệu đế cũng chính là bài Pháp đầu tiên khi Đức Phật chuyển bánh xe Pháp Luân, thuyết Pháp cho 5 anh em của ông Kiều Trần Như. Từ đó, xuyên suốt 49 năm hoằng Pháp, Ngài đã tiến hành thuyết giảng Tứ diệu đế với tất cả chúng sinh hữu duyên. Bởi đây chính là con đường thuộc về chân lý, giúp chúng sinh thấu hiểu được sự khổ và đưa chúng sinh thoát khổ.

Vậy tứ diệu đế là gì?

“Tứ” ở đây mang ý nghĩa là bốn, “diệu” chính là sự quý báu, còn “đế” có nghĩa là sự thật. Nói tóm lại, “Tứ diệu đế” được hiểu đơn giản chính là 4 sự thật quý bát mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã phát hiện ra. Trong Tứ diệu đế sẽ bao gồm:

  • Khổ đế: Những sự thật về sự đau khổ.
  • Tập đế: Nguyên nhân căn bản của sự đau khổ.
  • Diệt đế: Chấm dứt nỗi đau khổ đi kèm với việc chấm dứt sự tham ái.
  • Đạo đế: Là con đường giải phóng chúng ta khỏi những khổ đau trên cuộc đời này.

Có thể thấy Phật pháp tựa như một phương thuốc chữa bệnh vô cùng thần kỳ. Hai chân lý đầu tiên được nói đến trong Tứ diệu vấn đề là nguyên nhân dẫn đến những sự đau khổ ở con người. Chân lý thứ 3 sẽ giúp ta ngộ ra được sự thật và tìm ra được những phương thức đúng đắn nhất để chấm dứt nó. Chân lý cuối cùng chính là tự kê đơn thuốc, giúp giải thoát con người khỏi nỗi đau chồng chất. Những giáo lý này đã bao gồm cả lý thuyết và thực hành.

Tứ diệu đế tiếng Anh nghĩa là gì?

Trong tiếng Anh, “Tứ diệu đế” chính là “The Four Noble Truths”. Hiểu theo nghĩa đen chính là “Bốn sự thật cao quý nhất.”

Xem thêm: Nhân sinh quan là gì? Tìm hiểu nhân sinh quan Triết học và Phật giáo

Tứ diệu đế của Phật giáo gồm những gì?

Như đã nói tóm tắt ở trên thì Tứ diệu đế sẽ bao gồm khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo đế. Cụ thể ý nghĩa của chúng ra sao? Mời bạn tham khảo nội dung sau:

Khổ đế có nghĩa là gì?

Đức Phật đã nói đời khổ, và đó là sự thật. Sinh, già, bệnh, chết đều là khổ, hay yêu mà phải xa, ghét nhau nhưng vẫn phải gặp mặt, cầu mong không được toại nguyện là khổ và ngũ ấm xí thạnh cũng là khổ. Đó được coi là 8 nỗi khổ lớn mà chúng sinh nào cũng sẽ gặp phải trong đời. Dẫu chúng ta có được làm vua chúa, làm tướng,… thì cũng đều có những cái khổ riêng, đều phải chịu quy luật vô thường mà bắt buộc khổ. Vậy 8 nỗi khổ ấy gồm những gì?

Sơ đồ tứ diệu đế
Sơ đồ tứ diệu đế
  • Thứ nhất, sinh là khổ

Khi mang thai, người mẹ cùng với thai nhi trong bụng đều sẽ phải chịu đau khổ. Thai nhi ở trong bụng mẹ giống như ở trong ngục tù suốt chín tháng tối tăm, nhầy nhụa, phải chịu đủ mọi thứ nóng lạnh. Mẹ ăn nóng thì con cũng bị nóng, mẹ ăn lạnh thì con cũng bị lạnh. Nhưng người mẹ cũng vất vả, nặng nề và mệt nhọc không kém.

Và chúng ta đều biết rằng cửa sinh chính là cửa tử, cho nên rất nhiều người phụ nữ đã không qua khỏi khi sinh con. Lúc đứa con ra đời, được tiếp xúc với môi trường bên ngoài khiến nó cảm thấy đau rát, khác lạ nên khóc vì khổ. Sau khi sinh ra 1 thời gian thì chúng ta sẽ phải làm việc vất vả, làm ngày làm đêm để có thể nuôi sống thân mình. Vậy nên nhà Phật mới dạy rằng sinh ra đời là khổ.

  • Thứ hai, già là khổ

Khi đến tầm 50, 60 hoặc 70 tuổi thì chúng ta sẽ bắt đầu thấm thía già là khổ như thế nào với những biểu hiện như: Tai điếc, mắt mờ, tay chân run rẩy, gối chùn, lưng còng, lú lẫn, mất trí nhớ,… Bởi vì về già con người đã mất hết giá trị nên già sẽ là khổ và chắc hẳn trong chúng ta không ai thích tuổi già cả.

  • Thứ ba, bệnh là khổ

Mắc bệnh chắc chắn là khổ, cực khổ như vậy nên không ai muốn bị bệnh cả. Chúng ta có thể mắc những bệnh do virus gây ra, môi trường ô nhiễm bên ngoài xâm nhập vào hoặc có bệnh do tự thân mình hành khổ khiến chúng ta cảm thấy vô cùng đau đớn. Không một ai là không trải qua bệnh tật, không bệnh nọ thì cũng là bệnh kia, điều đó khiến chúng ta rất đau khổ và vô cùng sợ hãi.

  • Thứ tư, chết là khổ

Chết cũng là lúc chấm hết cuộc đời, buông bỏ mọi thứ, để lại hết tất cả, hai tay trắng ra đi nhưng lại vô cùng mịt mờ về con đường phía trước không biết mình sẽ đi về đâu. Việc chết cũng giống như đang giữa đêm có người đuổi bạn ra khỏi nhà mà bản thân lại không biết mình sẽ phải đi đâu thì chắc chắn sẽ thấy rất sợ. Ngược lại, nếu đuổi đi mà ta biết rõ nơi mình sẽ đến, biết đường đi rõ ràng thì sẽ không còn sợ nữa. Mặt khác, chết cũng là bỏ lại tất cả như công danh, sự nghiệp, địa vị, tài sản, gia đình, thân thể mình. Cho nên, chết chính là một sự khổ lớn trong cuộc đời chúng sinh. Tuy nhiên sự thật là ai cũng phải chết.

  • Thứ năm, cầu bất đắc khổ

Chúng ta mong đợi cả trăm nghìn điều, đi đền, chùa, đi phủ khấn vái nhưng cũng không được toại nguyện. Vì không được như ý cho nên chúng ta khổ mà chúng ta thường gặp phải rất nhiều điều không như ý trong cuộc sống. Có khi cầu lại nhận về những điều trái ngược, không được như ý thì khổ càng thêm khổ mà thôi. Những mong muốn ở đời như là công danh, tiền bạc, tình yêu, con cái,… mà không được như ý cũng đều khiến chúng ta đau khổ.

Cầu không được cũng là một cảm giác đau khổ
Cầu không được cũng là một cảm giác đau khổ
  • Thứ sáu, ái biệt ly khổ

Những người mà mình yêu thương, quý mến nhưng lại phải xa lìa cũng là khổ. Trong gia đình cha mẹ ly dị; bạn bè, người yêu đến 1 nơi xa,… mình cũng đều khổ cả. Bản thân chúng ta luôn muốn người thân, người yêu ở bên cạnh mình mãi mãi, nhưng sự đời không được như thế mà luôn trái ý mình khiến mình đau đớn.

  • Thứ bảy, oán tắng hội khổ

Có nghĩa là ghét nhau, không ưa nhau nhưng lại phải ở gần nhau. Chúng ta có thể thấy rất rõ điều này ở trong cuộc sống hàng ngày. Nhiều lúc không biết nhân duyên ông trời sắp đặt ra sao khiến cho những con người không ưa nhau thì rất hay có duyên phải ở với nhau? Và đó chính là cái khổ mà chúng ta phải chịu.

  • Thứ tám, ngũ ấm xí thịnh khổ

Ngũ ấm sẽ bao gồm: sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Nếu ngũ ấm cường thịnh quá cũng khổ mà suy quá thì cũng khổ. Chúng ta bị chính thân này thiêu đốt mỗi ngày mỗi đêm, nó thiêu đốt hàng ngày bởi tất cả những dục vọng ham muốn trong cuộc sống làm cho chúng ta khổ.

Ví dụ: Lưỡi lúc nào cũng thèm một mùi vị gì đó (tức là cảm thọ cường thịnh) thì khổ, mà nếu lưỡi không thể nếm được mùi vị cũng là khổ. Hoặc trong đầu có nhiều suy nghĩ, tư tưởng quá thì cũng loạn, mà ít quá lại không thể có được tư duy thông thoáng, không ra vấn đề cũng khổ,…

Để cảm nhận, thấu tỏ rõ ràng được những sự khổ ở đời trong khổ đế chúng ta sẽ cần phải tư duy, nhận biết và hiểu sâu sắc hơn về những nỗi khổ mà chúng ta gặp phải trong cuộc đời này. Những điều mà chúng ta cho là vui sướng, khoái lạc hay hạnh phúc thật sự đều là giả trá, giả tạm và không hề có thật. Nó chỉ là 1 biến thể của cái khổ, giảm khổ mà thôi, không phải là hạnh phúc thật.

Tập đế có nghĩa là gì?

Sự thật thứ hai được đề cập chính là Tập đế. “Tập” ở đây là những nguyên nhân được tích tụ, huân tập lâu ngày mà hình thành, còn “đế” mang nghĩa ám chỉ sự thật. “Tập đế” chính là sự thật về các nguyên nhân dẫn đến sự đau khổ của chúng sinh trên đời.

Nguyên nhân dẫn đến đau khổ chính là vô minh và ái dục. Ái dục là tham đắm, bám víu vào rồi thì ngũ dục lục trần. Vô minh chính là chấp thủ về cái ta, cái của bản thân ta; chấp thủ về tôi, những cái của tôi; bám chấp, cho rằng cái của tôi là sự thật. Vô minh và ái dục là những gốc gác sâu xa để sinh ra quả khổ cho chúng ta ở trong đời này.

Diệt đế có nghĩa là gì?

Chân lý thứ ba được nói tới đó chính là Diệt dế. Chữ “diệt” có nghĩa là chết, diệt hết, không còn bất cứ thứ gì; tức là sự thật về diệt hết mọi đau khổ trong cuộc đời này.

Diệt đế có thể hiểu như thế nào?
Diệt đế có thể hiểu như thế nào?

Đạo đế là gì?

Đạo đế là để chỉ con đường để đi đến Niết bàn, đạo là con đường để ta có thể đi đến chỗ diệt hết khổ đau, là phương pháp, là cách thức tốt nhất để đi đến chỗ diệt hết mọi nỗi lo trong cuộc sống. Đức Phật từng dạy rằng: Sự thật thứ tư chính là con đường diệt khổ cho mọi chúng sinh trong thiên hạ. Gọi là con đường thực hành tám điều – tức chính là Bát Chính Đạo.

– Thứ nhất đó là chính chi kiến, tức là hiểu biết chân chính, nhận thức mọi chuyện một cách chân chính, đúng đắn nhất.

– Thứ hai là chính tư duy, nghĩa là suy nghĩ đúng đắn dựa trên cơ sở vững chắc của chính kiến, từ nhận thức ban đầu chính kiến chúng ta phải đưa ra những tư duy đúng đắn nhất.

– Thứ ba là chính ngữ nghĩa là những lời nói chân chính. Từ tư duy cho đến ngôn ngữ phải tư duy chân chính mới có thể nói được lời chân chính, lợi ích; không nói những lời ác hay lời tổn hại đến người khác.

– Thứ tư là chính nghiệp, tức là tạo tgabfg nghiệp chân chính. Chúng ta có ba nghiệp ở nơi thân tâm này là thân nghiệp, khẩu nghiệp và cuối cùng là ý nghiệp.

– Thứ năm là chính mạng, nghĩa là nuôi sống mạng sống của mình 1 cách chân chính mà không phải bằng những nghề nghiệp ác, nghề nghiệp tà đạo.

– Thứ sáu là chính tinh tấn có nghĩa là những nỗ lực, chăm chỉ một cách đúng đắn của con người chúng ta.

– Thứ bảy là chính niệm có nghĩa là suy nghĩ, nhớ và nghĩ những điều đúng đắn.

– Thứ tám ở đây là chính định.

Xem thêm: Quy y là gì? 5 quan niệm sai lầm về Quy y Tam Bảo bạn cần biết

Ý nghĩa tứ diệu đế là gì?

Những chân lý của Tứ diệu đế sẽ không thể tồn tại trong những thứ bên ngoài như cỏ, gỗ và đá mà chúng nằm chính trong cơ thể của chúng ta, được cấu tạo bởi nhiều yếu tố vật chất cùng với các yếu tố tinh thần của nó, chẳng hạn như là ý thức và tri giác của nó.

Bởi vì như Đức Phật đã từng nói: “Trong cơ thể này, với nhận thức cũng như ý thức của nó, tôi tuyên bố thế giới của nỗi đau, nguồn gốc của nó, sự chấm dứt của nó và cả sự thực hành dẫn đến sự chấm dứt của nó ”.

Trong bốn chân lý nói trên thì chân lý thứ nhất để xác định nỗi đau thể chất và tâm lý bẩm sinh hay nỗi khổ sở từ bẩm sinh. Nỗi đau đớn và khổ đau của con người thường gắn liền với kết cấu của cuộc sống; thứ hai xác định nguồn gốc cũng như nguyên nhân của cơn đau; cái thứ ba là xác định được tình huống mà cơn đau và nguyên nhân của nó chấm dứt. Và phương pháp thứ tư sẽ thiết lập một quá trình thực hành hướng tới trạng thái chấm dứt này.

Tứ diệu đế có một vai trò vô cùng quan trọng
Tứ diệu đế có một vai trò vô cùng quan trọng

Do đó, bài giảng Tứ diệu đế sẽ bắt đầu với việc phân tích khái niệm về nỗi đau, sự khốn cùng cũng như đau khổ mà tất cả chúng ta đều phải gánh chịu và nguồn gốc của nó là ước muốn mà chúng ta có trong mình. Do mong muốn ấy và để cảm thấy an toàn và yên tâm hơn, chúng ta đã không ngừng nỗ lực để có thêm những kinh nghiệm nhằm tạo ra cảm giác dễ chịu. Chúng ta tránh bất cứ điều gì có thể khiến chúng ta cảm thấy đau đớn và cố gắng điều khiển hoàn cảnh cũng như mọi người ở xung quanh theo hướng chúng ta mong muốn. Tuy nhiên, vì phần còn lại của thế giới chẳng bao giờ ổn định, hiếm khi hòa hợp với những gì mà chúng ta muốn nên chúng ta thường bị tổn thương và cảm thấy vô cùng thất vọng.

Nhưng nếu chúng ta có thể vượt qua được ham muốn của bản thân mình thì chúng ta sẽ cảm thấy hài hòa hơn với bản thân cũng như thế giới xung quanh và nỗi đau này sẽ được loại bỏ 1 cách từ từ.

Tứ diệu đế và 37 phẩm trợ đạo

37 phẩm trợ đạo sẽ được chia ra làm 7 phần như sau:

  • Tứ niệm xứ (tức Tứ niệm trụ).
  • Tứ Chánh Cần.
  • Tứ Như Ý Túc.
  • Ngũ Căn.
  • Ngũ Lực.
  • Thất Giác Chi.
  • Bát Chánh đạo.

Nội dung cụ thể của từng phần thường bao hàm các điều sau:

Tứ niệm xứ

Tứ Niệm xứ hay còn được gọi là Tứ Niệm trụ, tứ ý chỉ, tứ niệm có nghĩa là 4 phạm trù chính thân – thọ – tâm – pháp. Bốn phạm trù này cũng chính là mấu chốt quan trọng để người tu hành có thể tập trung ý niệm của mình khi tiến hành tu tập.

Tứ chánh cần

“Cần” ở đây có nghĩa là tinh cần để đoạn trừ những cái ác, sự biếng nhác của bản thân trên con đường hướng thiện. “Tứ chánh cần” là để chỉ bốn phương tiện như sau:

Nỗ lực ngăn ngừa ác tâm nhưng chưa được sinh ra.

Không tái phạm và vượt qua được những việc ác đã lỡ xảy ra.

Thực hành làm những điều thiện đã có từ đầu.

Thực hành làm cho những điều thiện được phát sinh nhiều thêm.

Tứ Như Ý Túc

“Như ý” nghĩa là đạt được như ý muốn của mình, “Túc” nghĩa là chân, sự nương tựa hay sự đầy đủ. “Tứ Như Ý Túc” có nghĩa là 4 phương tiện này sẽ giúp chúng ta đạt được thành tựu như ước nguyện. 4 phương tiện đó sẽ bao gồm: Dục Như Ý túc, Nhất tâm tứ Như Ý túc, Tinh tấn Như Ý túc và Quán Như Ý túc.

37 phẩm trợ đạo của Tứ diệu đế
37 phẩm trợ đạo của Tứ diệu đế

Ngũ căn

“Ngũ căn” có nghĩa là năm nền tảng căn bản để phát sinh thiện và pháp, là con đường đưa con người ta về với chánh đạo. Năm can ấy sẽ bao gồm: Tín căn, Tấn căn, Niệm căn, Định căn cùng với Huệ căn.

Ngũ lực

“Ngũ lực” là để chỉ sức mạnh được sinh ra trong quá trình tu hành, giúp duy trì sự kiên định liên tục cho con người để đạt đến sự giải thoát cao nhất. Nếu ví ngũ căn như 5 cánh tay thì ngũ lực cũng chính là sức mạnh lớn nhất của 5 cánh tay.

Thất Giác Chi

Đây là 7 phương tiện giúp cho chúng sinh đi đến giải thoát giác ngộ. Cụ thể đó là:

  • Niệm giác chi: Tiêu diệt tà niệm và vọng tâm.
  • Trạch pháp giác chi: Phân tích khách quan để có thể nhận ra thật, giả.
  • Tinh tấn giác chi: Đề cao tầm quan trọng của việc kiên trì, nỗ lực.
  • Hỷ giác chi: Nói đến tinh thần phấn chấn trên con đường tu hành gian khổ.
  • Khinh an giác chi: Tức là tâm an tịnh, không bị giao động.
  • Định giác chi: Tập trung trí tuệ để đạt đến sự giải thoát giác ngộ.
  • Xả giác chi: Thản nhiên trước mọi nghịch cảnh.

Bát chánh đạo

  • Là con đường bao gồm 8 nhánh (hoặc 8 con đường đúng đắn) đưa chúng sinh đạt tới sự giải thoát tối cao.

Hy vọng những thông tin chúng tôi đã cung cấp trong bài viết trên đây có thể giúp bạn đọc hiểu được Tứ diệu đế là gì cũng như ý nghĩa của Tứ diệu đế đối với chúng sinh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *