Tam Bảo là gì? Tất tần tật về Tam Bảo trong Phật giáo

Với những người muốn trở thành một tu sĩ Phật giáo hay thường xuyên đến chùa nghe Kinh Phật chắc hẳn không còn xa lạ gì với khái niệm Tam Bảo. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ Tam Bảo là gì? Cúng dường Tam Bảo? Quy y Tam Bảo? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết về Tam Bảo ngay sau đây nhé!

Tam Bảo là gì?

“Tam” chính là ba, “Bảo” là quý báu. Như vậy, Tam Bảo được hiểu là “ba ngôi báu”, bao gồm có Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo.

Tam Bảo - Phật, Pháp, Tăng
Tam Bảo – Phật, Pháp, Tăng
  • “Phật” chính là bậc giác ngộ tối thượng. Đức Phật ra đời với một mục đích duy nhất đó là khai ngộ tri kiến cho chúng sinh và đưa cho chúng sinh sự hiểu biết đúng đắn về chân lý. Vậy nên Phật rất quý báu.
  • “Pháp” chính là lời dạy của Đức Phật đưa mọi chúng sinh đến với hạnh phúc, an vui. Dựa vào giáo Pháp, chúng ta có th     ể tu học, thực hành để đến với sự giác ngộ, giải thoát, chấm dứt mọi khổ đau trong đời. Do đó mà Pháp của Phật được tôn xưng là ngôi báu thứ hai.
  • “Tăng” chính là đoàn thể những người đã xuất gia và thực hành lời Phật dạy để đạt được thành tựu là tâm giải thoát, giác ngộ; khiến cho bản thân và chúng sinh đến chỗ hạnh phúc, an vui và chấm dứt đau khổ. Cho nên đó sẽ là những con người đáng quý.

Cúng dường Tam Bảo là gì?

“Cúng dường” ở đây có nghĩa là cung cấp, nuôi dưỡng. Hiểu một cách đơn giản thì “Cúng dường Tam Bảo’’ chính là cung cấp, nuôi dưỡng ba ngôi quý báu đó là: Phật, Pháp và Tăng.

Cúng dường Tam Bảo - nuôi dưỡng 3 ngôi quý báu
Cúng dường Tam Bảo – nuôi dưỡng 3 ngôi quý báu
  • Cúng dường Phật bảo

Xây dựng các chùa chiền, thỉnh tượng cúng chùa, đúc chuông, dâng hoa, trầm, hương, đèn, nến hay đóng góp tiền bạc để làm những việc trên hoặc là cúng vào quỹ Tam Bảo, thùng Phước sương. Đó là người Phật Tử bày tỏ sự biết ân cũng như để hoằng dương đạo Phật, làm cho ngôi Phật bảo được huy hoàng và trang nghiêm. Nhờ đó mà tăng thêm lòng thành kính cho những người đi chùa hay lễ Phật…

  • Cúng dường Pháp bảo

Nhờ giáo lý của Đức Phật mà những người Phật tử biết được đâu là khổ, đường nào tu học để nhận được phước báo, để được giải thoát. Đáp lại ân đức ấy thì người Phật tử phải đem giáo lý của Đức Phật cho những người khác biết để họ có lòng tin cũng như tu học. Do đó người Phật tử cần phải ấn tống kinh sách, băng thuyết pháp (cassette hoặc video). 

  • Cúng dường Tăng bảo

Thánh Tăng ngày xưa thường chỉ lo tu học kinh kệ trong chùa, vậy nên người Phật tử cần phải cúng dường chư Tăng bao gồm có: Y phục, thức ăn, giường hay các vật trải giường nằm, thuốc thang… Bốn thứ đó được gọi chung là Tứ Sự Cúng Dường. Ngày nay thì khoa học đã tiến bộ, Phật tử có thể dâng cúng chư Tăng, Ni những phương tiện để giúp phục vụ cho sự hành đạo được dễ dàng hơn…

Ban Tam Bảo là gì?

Ban Tam Bảo chính là nơi đặt nhiều loại tượng Phật có ý nghĩa và mang những triết lý đạo Phật khác nhau. Đây cũng là gian thờ quan trọng trong các chùa ở Việt Nam. Hầu hết các Phật tử khi đến chùa thì sẽ đến thắp hương thờ cúng tại ban này. Việc sắp xếp các tượng thờ Tam Bảo cũng phải theo quy tắc riêng, đặt trên các bệ xây từ cao xuống thấp. Đó cũng chính là triết lý vô thường của Phật giáo được đặt ở hàng đầu, thể hiện thông qua tam thân Phật (Pháp thân, Báo thân và Ứng Thân).

Ban thờ Tam Bảo
Ban thờ Tam Bảo

Quy y Tam Bảo là gì?

“Quy” có nghĩa là quay về, còn “Y’’ có nghĩa là nương tựa, cậy nhờ. Như vậy, “Quy y Tam Bảo’’ hiểu đơn giản chính là quay về, hướng về nương tựa ba ngôi quý báu đó là Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo. Ba ngôi báu này tạo nên sự nương tựa nơi Tam Bảo (Quy y Tam Bảo) cho những ai mà theo đạo Phật.

Khi một người chọn quy y tam bảo thì cũng có nghĩa là họ chính thức bước những bước đi đầu tiên trên con đường học Phật. Họ tin vào đạo và sẽ trở thành những phật tử chân chính. Quy y Tam Bảo cũng chính là con đường định hướng đức tin của một người. Khi lựa chọn bước trên hành trình đến với đạo thì đồng nghĩa là cần nỗ lực hơn trong cuộc đời để có thể học hỏi, thực hành và thể hiện đức tính của Đức Phật, Pháp và Tăng.

Quy y Tam Bảo - hướng về 3 ngôi quý báu
Quy y Tam Bảo – hướng về 3 ngôi quý báu
  • Quy y Phật: Thông thường thì Đức Phật sẽ đại diện cho sự giác ngộ trong nhân thức của con người. Họ đã xác định được rõ bản chất thực sự của cuộc sống rồi từ đó lựa chọn con đường quy y vào cửa Phật. Đó cũng như là sự gửi gắm niềm tin, thân xác cùng tâm trí của mình cho Đức Phật.
  • Quy y Pháp: Phật pháp chính là những lời răn dạy của Đức Phật đến với chúng sinh. Pháp cũng giống như ngọn đèn dẫn lối để con người biết làm thế nào để tìm kiếm được chân lý cùng sự giác ngộ của cuộc sống.
  • Quy y Tăng: Nhà sư, nữ tu hay là những nhà giảng Phật pháp đều được gọi chung đó là Tăng. Tất cả đều hướng tới việc học tập cũng như thực hành các giáo lý Phật pháp.

Ý nghĩa của quy y Tam Bảo nằm ở chỗ hướng tâm của mọi chúng sinh tìm đến với trí tuệ, với giải thoát. Mà Phật Pháp Tăng chính là ba ngôi báu mà chúng sinh cần phải nhất mực tuân theo và kính ngưỡng.

Tam Bảo sau khi Đức Phật niết bàn

  • Phật Bảo

Các ghi chép đã cho thấy rằng Tam Bảo đã xuất hiện cách đây hơn 2500 năm. Sau 49 năm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hoằng hóa trên khắp Ấn Độ thì Phật Bảo không còn nhìn thấy được trên cõi trần nữa. Thay vào đó thì hình thức nối tiếp của Phật Bảo đó là ngọc xá lợi mà Phật để lại và được các Phật tử thờ kính.

Hình ảnh Đức Phật niết bàn
Hình ảnh Đức Phật niết bàn

Bên cạnh đó thì còn có hình tượng, tranh vẽ được tôn trí trong chùa hoặc là tại gia. Tuy nhiên, Đức Phật cũng từng nói rằng Ngài không là vị Phật duy nhất đã đạt đến cảnh giới của sự giác ngộ. Trong quá khứ trước đây thì đã có vô số chư Phật đã đạt được đến sự giác ngộ hoàn toàn như Ngài và tương lai lâu xa cũng sẽ có vô số chư Phật sẽ thành đạt đến giác ngộ giống như Ngài.

Mặt khác thì Ngài cũng nói không chỉ có riêng 1 cõi thế giới Ta Bà là nơi chúng ta đang sống. Nếu như đi thật xa về các phương trong 10 phương không gian thì chúng ta sẽ gặp vô số các cõi thế giới khác nữa. Tại những cõi thế giới này cũng có vô số các vị Phật khác đang thuyết giảng giáo Pháp. Như vậy có thể nói rằng, Phật bảo không chỉ nói đến Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mà là tất cả các chư Phật trong 10 phương. 

  • Pháp Bảo

Sau khi Đức Phật nhập niết bàn thì nguy cơ việc thất truyền các lời dạy của Phật là rất lớn. Chính vì thế mà các chư Tăng đã tập hợp lại để ghi chép tất cả những gì mà mà họ còn nhớ được khi Đức Phật thuyết giảng. Sự kiện ghi chép này còn được gọi là “kết tập kinh điển”.

Đây cũng chính là viên đá đầu tiên để xây dựng nên Tam Tạng Kinh điển trong Phật Giáo. Tam Tạng Kinh bao gồm có 3 quyển kinh là: Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng. Đây cũng được xem là hình dạng lưu truyền cụ thể của Pháp Bảo sau 25 thế kỷ. 

  • Tăng Bảo 

Sự kế thừa tiếp nối của Tăng bảo sau 25 thế kỷ chính là các thế hệ chư Tăng và Tăng Đoàn ngày nay. 

Có thể bạn quan tâm:

Quy y là gì? 5 điều Quy y Tam Bảo bạn cần biết

Cúng dường Tam Bảo là gì? Vật phẩm lễ cúng dường gồm những gì?

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về Tam Bảo trong Phật giáo. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến Tam Bảo, hãy để lại bình luận ngay bên dưới nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *