Trong thể thao, khái niệm sức bền là gì đã không còn quá xa lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến vấn đề này. Vậy hãy cùng khám phá những bí ẩn đằng sau sức bền với bài viết ngay sau đây của muahangdambao.com các bạn nhé!
Sức bền là gì?
Theo định nghĩa sức bền là gì thể dục 9 thì đây là một loại sức mạnh tiềm ẩn trong cơ thể của mỗi con người. Nguồn sức mạnh này được bộc phát từ cơ bắp và tim mạch.
Nếu hai bộ phần này có thể hoạt động bền bỉ trong suốt quá trình vận động của cơ thể thì chúng sẽ tạo thành sức bền, cho phép cơ thể bạn kéo dài thêm thời gian tập thể dục thể thao mà không cảm thấy sự mệt mỏi hay hao hụt sức lực quá nhiều.
Sức bền không tự nhiên mà có, nó cần thông qua rèn luyện bằng việc vận động thường xuyên. Ví dụ, một người luôn chạy bộ mỗi ngày sẽ có sức bền cao hơn hẳn những người lười tập thể dục. Một khi bạn duy trì được sức bền dai dẳng thì thể lực chắc chắn sẽ tăng lên rất nhiều. Từ đó, tạo điều kiện để có những đột phá thành tích trong thể thao. Chính vì thế, sức bền chính là một yếu tố vô cùng quan trọng giúp cho những vận động viên chuyên nghiệp tạo nên kỳ tích trong các giải đấu.
Như đã nói ở trên thì sức bền được cấu thành bởi 2 yếu tố, đó chính là sức bền cơ bắp và sức bền tim mạch.
– Sức bền tim mạch: Là khả năng bơm máu từ tim rồi vận chuyển oxy từ phổi. Khi sức bền tim mạch mạnh mẽ thì việc duy trì nhịp tim tăng cao trong 1 khoảng thời gian dài cũng sẽ không gây ảnh hưởng đến thể trạng. Không những vậy, máu và oxy sẽ liên tục được vận chuyển tới toàn thân với áp lực cao, vì thế tạo nên nguồn sức mạnh lớn cho cơ bắp.
– Sức bền cơ bắp: Là khả năng hoạt động liên tục của cơ bắp mà bạn không cảm thấy đau mỏi hay kiệt sức. Với những người tập gym thì sức bền cơ bắp là yếu tố rất quan trọng để thực hiện những bài nâng tạ nặng. Sức bền cơ bắp thường đến từ nguồn năng lượng dự trữ trong cơ bắp (ATP), lượng máu cũng như oxy luân chuyển đến cơ và hàm lượng creatine sẵn có bên trong cơ thể hoặc bổ sung bằng những sản phẩm creatine tinh khiết khác.
Qua đây, có thể dễ dàng nhận thấy sức bền tim mạch và sức bền cơ bắp luôn song hành với nhau. Hệ thống tim mạch có hoạt động bền bỉ mạnh mẽ thì cơ bắp mới có thể bộc phát được tối đa năng lượng.
Có mấy loại sức bền chính?
Sức bền có rất nhiều loại và đa dạng, phụ thuộc vào cơ chế mệt mỏi do các hình thức vận động gây nên. Nhưng dựa vào khả năng chuyển sức bền từ các hoạt động này sang các hoạt động khác mà chúng ta có thể chia sức bền thành hai loại là: Sức bền chung và sức bền chuyên môn. Vậy sức bền chung, sức bền chuyên môn là gì?
- Sức bền chung: Là loại sức bền thường xuất hiện trong các hoạt động kéo dài với cường độ thấp, có sự tham gia của phần lớn các hệ cơ của cơ thể.
- Sức bền chuyên môn: Là loại sức bền có khả năng duy trì khả năng vận động cao trong một số loại hình bài tập chuyên nghiệp nhất định.
Nói tóm lại, sức bền là khả năng con người có thể thực hiện một hoạt động với cường độ cho trước hay năng lực để duy trì khả năng vận động trong 1 thời gian dài nhất mà cơ thể có thể chịu đựng được.
Xem thêm: Kỹ năng sống là gì? Tổng hợp 10+ kỹ năng giúp bạn thành công
Mách bạn những phương pháp tăng sức bền hiệu quả nhất
Để có thể đạt được sức bền như ý muốn, bạn bắt buộc phải có chế độ luyện tập thường xuyên và nghỉ ngơi hợp lý. Bạn cũng nên nhớ rằng, sức bền không hề cố định. Nếu bạn dừng luyện tập giữa chừng thì sức bền sẽ ngày càng giảm xuống theo thời gian. Chính vì thế nếu muốn cơ thể được dẻo dai, sức lực bền bỉ lâu dài thì 5 phương pháp tăng sức bền sau đây đây sẽ hỗ trợ bạn rất hiệu quả đấy!
Luyện tập thể dục mỗi ngày
Bên cạnh những ngày có giáo án tập cố định thì bạn cũng nên chủ động dành ra 20 đến 30 phút mỗi ngày để thực hiện các bài tập tăng sức bền khác như là chống đẩy, lên xà hay chạy nâng cao đùi. Ngoài ra, các tư thế yoga đơn giản cũng là bài tập tốt để cơ thể được dẻo dai và làm tăng sức bền đáng kể.
Luyện tập thể thao với cường độ tăng dần
Dựa vào nguyên tắc quá tải, nếu chúng ta tiến hành nâng cường độ tập luyện lên một mức cao hơn sẽ đồng nghĩa với việc cơ thể phải chịu những thay đổi nhất định để thích ứng. Từ đó mà sức bền cũng sẽ tăng lên. Bạn có thể chạy nhanh hơn, chạy được dài hơn, chống đẩy nhiều cái hơn,… so với trước đây. Đó chính là cách để có thể nâng cao khả năng chịu đựng của cơ thể ngày từng ngày.
Bổ sung nhiều nước và điện giải đầy đủ
Hao hụt nước và điện giải cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho thể lực của chúng ta bị bào mòn và dẫn đến đau mỏi cơ bắp. Để thể lực luôn ở trạng thái bền bỉ thì hãy nhớ bổ sung thêm nước và điện giải đầy đủ, nhất là khi bạn vừa tập luyện ra mồ hôi và khi phải lao động nặng nhọc.
Có thời gian nghỉ ngơi hợp lý
Không chỉ luyện tập, nghỉ ngơi đúng cách cũng là phương pháp để đảm bảo sức bền cho thể lực. Trong khi bạn nghỉ ngơi, cơ bắp sẽ được tái tạo và phục hồi, nhờ đó mà nguồn sức mạnh cũng được gia cố thêm phần vững chắc hơn. Một tuần bạn nên dành ra ít nhất 1 ngày để nghỉ ngơi hoặc tập nhẹ nhàng để cơ thể có thời gian thả lỏng.
Sử dụng thêm các loại thực phẩm bổ sung có lợi
Để tăng cường tối đa sức bền bộc phát, các gymer thường sử dụng thêm các sản phẩm pre-workout. Ngoài ra các sản phẩm whey protein cũng như BCAA cũng giúp hỗ trợ tăng sức bền cơ bắp bằng cách cung cấp những dưỡng chất cho cơ, giúp chống lại dị hóa và tăng khả năng phục hồi, tăng trưởng cơ nhanh chóng.
Mặc dù những sản phẩm này có tác dụng để tăng thể lực, tăng sức mạnh, tổng hợp lại năng lượng để tăng cao năng suất luyện tập nhưng bạn cũng không nên quá phụ thuộc bởi chúng có chứa chất cafein, dùng nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.
Hi vọng những thông tin hữu ích mà muahangdambao.com giới thiệu trên đây đã giúp bạn hiểu được sức bền là gì và nắm được các phương pháp tăng sức bền hiệu quả nhất.