Rừng đặc dụng là gì? Ý nghĩa, vai trò của rừng đặc dụng

Ngoài rừng phòng hộ thì rừng đặc dụng cũng đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường, phục vụ khoa học. Hãy cùng muahangdambao.com khám phá xem rừng đặc dụng là gì? Ý nghĩa, vai trò của rừng đặc dụng đối với cuộc sống của chúng ta nhé!

Tìm hiểu rừng đặc dụng là gì?

Bạn biết gì về những khu rừng đặc dụng tại nước ta hiện nay?
Bạn biết gì về những khu rừng đặc dụng tại nước ta hiện nay?

Rừng đặc dụng được giải thích là loại rừng được thành lập với mục đích chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, các mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng, phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo vệ các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phục vụ nghỉ ngơi du lịch, khám phá thiên nhiên kết hợp với phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái rừng.

Rừng đặc dụng bao gồm những loại rừng nào?

Dựa theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 117/2010/NĐ-CP thì hệ thống rừng đặc dụng sẽ bao gồm các loại rừng như sau:

Vườn quốc gia

  • Đây là vùng đất tự nhiên được thành lập với nhiệm vụ chính là bảo vệ lâu dài một hay nhiều hệ sinh thái và chúng phải đáp ứng những yêu cầu như sau:
  •  Vùng đất tự nhiên sẽ bao gồm các mẫu chuẩn của nhiều hệ sinh thái cơ bản còn nguyên vẹn hoặc ít bị tác động bởi con người, các khu rừng đem lại giá trị cao về văn hóa và du lịch.
  •  Phải đủ rộng để có thể chứa được một hay nhiều hệ sinh thái và không bị thay đổi bởi những tác động xấu do con người gây ra.
  •  Tỷ lệ diện tích hệ sinh thái cần được bảo tồn phải đạt từ khoảng 70% trở lên.
  •  Điều kiện giao thông, di chuyển phải tương đối thuận lợi.

Khu bảo tồn thiên nhiên

Khu bảo tồn thiên nhiên hay còn được gọi là khu dự trữ tự nhiên và khu bảo toàn các loài sinh cảnh. Là 1 vùng đất tự nhiên được thành lập nên nhằm mục đích đảm bảo diễn thế sinh thái, tự nhiên và đáp ứng các yêu cầu sau đây:

  •  Vùng đất tự nhiên phải có dự trữ tài nguyên thiên nhiên cũng như có giá trị đa dạng sinh học cao.
  •  Đem lại giá trị cao về khoa học, giáo dục và lĩnh vực du lịch.
  •  Có những loài động thực vật đặc hữu hay là nơi cư trú, ẩn náu, kiếm ăn của các loài động vật hoang dã quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng hoặc nằm trong sách đỏ.
  •  Đảm bảo đủ diện tích để chứa được một hay nhiều hệ sinh thái khác nhau, tỷ lệ cần bảo tồn phải trên 70%.

Khu bảo vệ cảnh quan gồm rừng văn hóa – lịch sử – môi trường

Là khu vực gồm một hay rất nhiều cảnh quan có giá trị thẩm mỹ cao và tiêu biểu, có giá trị văn hóa – lịch sử nhằm phục vụ cho các hoạt động văn hóa, du lịch hoặc là để nghiên cứu, bao gồm những tiêu chí sau:

 Khu vực có các danh lam thắng cảnh trên đất liền, ven biển hay ở hải đảo.

 Khu vực có di tích lịch sử – văn hóa đã được nhà nước xếp hạng.

Khu bảo vệ cảnh quan cho di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn (Quảng Nam)
Khu bảo vệ cảnh quan cho di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn (Quảng Nam)

Khu rừng dùng để nghiên cứu, thực nghiệm khoa học

Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học chính là những khu rừng hoặc có một phần diện tích đất ngập nước, biển đã được xác lập để thực hiện nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, phát triển các công nghệ cao và đào tạo.

Ý nghĩa của rừng đặc dụng như thế nào đối với chúng ta?

Rừng đặc dùng đóng vai trò quan trọng trong nhiều công tác bảo tồn thiên nhiên của mỗi quốc gia. Nếu không có rừng đặc dụng, các cá thể động vật, thực vật sẽ gặp phải nguy hiểm do các tác động xấu từ môi trường mà đặc biệt là từ chính con người chúng ta.

Xem thêm: Ô nhiễm môi trường là gì? Nguyên nhân – Thực trạng – tác hại và biện pháp khắc phục

Rừng đặc dụng có vai trò gì?

Chức năng của rừng đặc dụng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ nguồn gen, đảm bảo đa dạng sinh vật trong các vườn quốc gia cũng như là các khu bảo tồn thiên nhiên.

Không chỉ là động vật mà các loài thực vật cũng sẽ được bảo tồn để tránh được tình trạng khai thác quá mức làm tuyệt chủng giống loài. Rừng đặc dụng phải dựa theo mẫu chuẩn của hệ sinh thái, đảm bảo được những yếu tố bắt buộc. Đất rừng đặc dụng còn có thể bảo vệ các di tích lịch sử của đất nước đồng thời duy trì các địa danh nổi tiếng.

Không những thế, các loại đất trong rừng đặc dụng còn phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học. Hiện nay, rừng đặc dụng còn được sử dụng để triển khai thành những khu thăm quan, nghỉ dưỡng,… nhằm đem lại nguồn lợi trong lĩnh vực du lịch. Như vậy bạn đã có thể biết rừng đặc dụng có chức năng gì rồi phải không nào?

Vai trò của rừng đặc dụng là như thế nào?
Vai trò của rừng đặc dụng là như thế nào?

Đất rừng đặc dụng là gì?

Đất đang được thống kê, kiểm kê vào mục đích rừng đặc dựng là đất đang có rừng và đất này đang được sử dụng để phát triển rừng cho mục đích chủ yếu là bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, các nguồn gen sinh vật rừng, phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo tồn những di tích lịch sử – văn hóa, tín ngưỡng cũng như danh lam thắng cảnh kết hợp với du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí ngoại trừ các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; cung ứng các dịch vụ môi trường rừng như là vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn các loài – sinh cảnh quý hiếm; khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; rừng bảo vệ môi trường đô thị, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; rừng tín ngưỡng, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; vườn thực vật của quốc gia; rừng giống quốc gia.

Đất rừng đặc dụng sẽ bao gồm: Đất có rừng đặc dụng là rừng tự nhiên, đất có rừng đặc dụng là rừng được trồng và đất đang được sử dụng để bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng.

Nguyên tắc sử dụng rừng đặc dụng ở Việt Nam là gì?

Các khu rừng đặc dụng phải đáp ứng tốt được những tiêu chí như sau:

Đối với vườn quốc gia

  •  Phải có ít nhất 1 hệ sinh thái tự nhiên đặc trưng của một vùng hay của quốc gia, quốc tế hoặc có ít nhất 1 loại sinh vật đặc hữu của Việt Nam hoặc có trên 5 loài thuộc vào Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý và hiếm.
  •  Cần phải có giá trị đặc biệt nào đó về phương diện khoa học, giáo dục; có những cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo từ tự nhiên, đem lại giá trị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cũng như giải trí.
  •  Đảm bảo có diện tích liền vùng tối thiểu là 7.000 ha, trong đó ít nhất 70% diện tích chính là các hệ sinh thái rừng.

Đối với khu dự trữ thiên nhiên

  •  Phải có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc là đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên nào đó.
  •  Là sinh cảnh tự nhiên của ít nhất là 5 loài thuộc vào Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng  nguy cấp, quý hiếm cần được bảo tồn.
  •  Có giá trị đặc biệt trên phương diện khoa học, giáo dục hoặc lĩnh vực du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí.
  •  Diện tích liền vùng tối thiểu phải đạt 5.000 ha, trong đó ít nhất 90% diện tích là hệ sinh thái rừng.

Đối với khu bảo tồn các loài – sinh cảnh

  •  Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo các mùa của ít nhất 1 loài sinh vật đặc hữu hoặc loài thuộc vào Danh mục các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm cần bảo tồn.
  •  Phải bảo đảm đầy đủ các điều kiện sinh sống, thức ăn, sinh sản để bảo tồn bền vững cho các loài sinh vật đặc hữu hoặc loài thuộc vào Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng trong nhóm nguy cấp, quý hiếm.
  •  Có giá trị nghiên cứu đặc biệt về khoa học và giáo dục.
  •  Có diện tích liền vùng đáp ứng được những yêu cầu về bảo tồn bền vững của loài trong Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm cần bảo tồn.
Hình ảnh các loài chim quý hiếm tại khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng
Hình ảnh các loài chim quý hiếm tại khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng

Khu rừng bảo vệ cảnh quan

 Rừng bảo tồn các di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh sẽ phải đáp ứng các tiêu chí là có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo xuất phát từ tự nhiên; có những di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng hoặc có 1 vài đối tượng thuộc vào danh mục kiểm kê di tích theo quy định của pháp luật về lĩnh vực văn hóa; có giá trị về khoa học, giáo dục và khai thác du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

 Rừng tín ngưỡng phải đáp ứng được các tiêu chí là có cảnh quan môi trường, những nét đẹp độc đáo trong tự nhiên; khu rừng phải gắn với niềm tin cũng như phong tục, tập quán của cả 1 cộng đồng dân cư sống dựa vào khu rừng.

 Rừng đặc dụng để bảo vệ môi trường đô thị, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu sản xuất kinh tế, khu công nghệ cao đáp ứng các tiêu chí: Khu rừng phải có chức năng phòng hộ, bảo vệ các cảnh quan, môi trường; được quy hoạch hợp lý gắn liền với những khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu chế tạo công nghệ cao.

Đối với những khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học

 Có 1 hệ sinh thái đáp ứng tốt được các yêu cầu liên quan đến quy trình nghiên cứu, thực nghiệm khoa học của các tổ chức khoa học và công nghệ Nhà nước, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp có chức năng, đảm nhận nhiệm vụ nghiên cứu, thực nghiệm khoa học trong lâm nghiệp.

Tiêu chí rừng đặc dụng được quy định như thế nào?
Tiêu chí rừng đặc dụng được quy định như thế nào?

 Có quy mô diện tích phải thực sự phù hợp với mục tiêu, yêu cầu nghiên cứu, thực nghiệm khoa học nhằm mục đích phát triển công nghệ, đào tạo ngành lâm nghiệp lâu dài.

Đối với vườn thực vật quốc gia

Khu rừng thuộc kiểu lưu trữ, sưu tầm các loài thực vật ở Việt Nam và trên thế giới nhằm mục đích phục vụ nghiên cứu, tham quan cũng như giáo dục phải đảm bảo có số lượng loài thân gỗ từ 500 loài trở lên với diện tích tối thiểu ;là 50 ha.

Đối với rừng giống quốc gia

– Phải là khu rừng giống chuyển hóa, rừng giống trồng của những loại cây thuộc vào Danh mục giống cây trồng chính trong lâm nghiệp.

– Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tiêu chuẩn quốc gia liên quan đến rừng giống, có diện tích tối thiểu là 30 ha.

Xem thêm: Môi trường là gì? Vai trò và biện pháp bảo vệ môi trường

Mục tiêu quy hoạch rừng đặc dụng ở Việt Nam năm 2020 – 2030

Dựa theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ đã ký:

– Đến năm 2020, chúng ta phải đưa được diện tích hệ thống rừng đặc dụng hiện có từ 2,2 triệu ha lên con số 2,4 triệu ha để phù hợp với mục tiêu Chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng, các khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa Việt Nam cho đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 tại Quyết định số 218/QĐ-TTg vào ngày 7 tháng 2 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.

– Rà soát, điều chỉnh cũng như bổ sung quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng theo các tiêu chí đã được quy định tại Điều 5 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ký vào ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về việc tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng.

– Hoàn thành việc xác định ranh giới, cắm mốc những phân khu chức năng và vùng đệm của các cánh rừng đặc dụng; phân định rõ ràng phần diện tích đất quy hoạch cho các mục đích khác với diện tích quy hoạch cho những hệ thống rừng đặc dụng nhằm đảm bảo sự phát triển hài hòa trong công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên cũng như bảo tồn các loài sinh vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm sắp tuyệt chủng.

Điểm qua các khu rừng đặc dụng Việt Nam

  • Vườn quốc gia đặt tại Mũi Cà Mau.
  • Vườn quốc gia U Minh Thượng đặt tại tỉnh Kiên Giang.
  • Vùng đất ngập nước Bàu Sấu đặt ở tỉnh Đồng Nai.
  • Vườn quốc gia Ba Bể đặt tại tỉnh Bắc Kạn.
  • Vườn quốc gia Cát Tiên đặt tại tỉnh Đồng Nai.
  • Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đặt tại tỉnh Quảng Bình.
  • Vườn quốc gia Cúc Phương đặt tại tỉnh Ninh Bình.

Rừng đặc dụng được trồng ở đâu?

Đây là một loại rừng được hình thành ở những vùng đất tự nhiên có nhiệm vụ bảo vệ lâu dài một hoặc nhiều hệ sinh thái.

Tìm hiểu về thủ tục thành lập rừng đặc dụng

Nguyên tắc cơ bản

– Đã có dự án thành lập khu rừng đặc dụng phù hợp với các quy hoạch lâm nghiệp ở cấp quốc gia, không thuộc vào đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 của Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 do Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một vào điều của Luật Đa dạng sinh học.

Rừng quốc gia Cúc Phương là rừng đặc dụng nhằm khai thác du lịch
Rừng quốc gia Cúc Phương là rừng đặc dụng nhằm khai thác du lịch

– Đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đối với từng loại rừng đặc dụng dựa theo quy định tại Điều 6 của chính Nghị định này.

Nội dung chính của dự án thành lập khu rừng đặc dụng

– Đánh giá các điều kiện tự nhiên, hiện trạng của rừng, các hệ sinh thái tự nhiên; các giá trị về sự dạng sinh học, nguồn gen của sinh vật; giá trị về lịch sử, văn hóa, cảnh quan, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, giải trí; khoa học, thực nghiệm, giáo dục môi trường và cung cấp các dịch vụ môi trường rừng.

– Đưa ra những đánh giá về hiện trạng quản lý, quy trình sử dụng rừng, đất đai, mặt nước của vùng dự án.

– Đánh giá về tình hình hiện trạng dân sinh, kinh tế và xã hội.

– Xác định chính xác những mục tiêu khi thành lập khu rừng đặc dụng để có thể đáp ứng tốt các tiêu chí về rừng đặc dụng.

– Xác định cụ thể phạm vi ranh giới, diện tích của khu rừng đặc dụng, các phân khu cũng như những vùng đệm trên bản đồ.

– Những chương trình hoạt động, phương án đưa ra phải ổn định được đời sống dân cư vùng đệm cùng những giải pháp thực hiện, tổ chức quản lý thích hợp.

– Xác định khái toán số vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư để xây dựng khu rừng đặc dụng; kinh phí thường xuyên cho những hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn đồng thời nâng cao đời sống tinh thần cho người dân; hiệu quả đầu tư cao.

– Tổ chức, thực hiện cũng như phân bổ các dự án.

Bộ hồ sơ đầy đủ thành lập khu rừng đặc dụng bao gồm những gì?

Một bộ hồ sơ hoàn chỉnh sẽ bao gồm những giấy tờ như sau:

– Tờ trình để thành lập khu rừng đặc dụng (bản chính).

– Dự án hoàn thiện về việc thành lập khu rừng đặc dụng (bản chính).

– Bản đồ hiện trạng của khu rừng đặc dụng (bản chính) với tỷ lệ 1/5.000, 1/10.000 hoặc là 1/25.000 theo hệ quy chiếu VN2000. Nói chung sẽ còn tùy theo quy mô diện tích của khu rừng đặc dụng mà người dùng muốn khai thác.

– Tổng hợp lại những ý kiến của các cơ quan, tổ chức và các cá nhân có liên quan đến rừng đặc dụng cần thành lập.

– Những kết quả thẩm định cần thiết.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp trên đây đã có thể giúp bạn đọc hiểu được thế nào là rừng đặc dụng, ý nghĩa cũng như vai trò của chúng đối với môi trường hiện nay. Nếu còn thắc mắc nào cần được hỗ trợ giải đáp, vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận ngay dưới bài viết nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *