Mỗi khi có điểm sau các kì thi thì từ phúc khảo luôn được các bạn học sinh nhắc đến rất nhiều. Vậy thì phúc khảo là gì? Có nên phúc khảo lại điểm thi? Hôm nay muahangdambao.com sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật các thắc mắc liên quan đến vấn đề này nhé!
Khái niệm phúc khảo là gì?
Phúc khảo là một từ mượn của Hán Việt mà trong đó “phúc” mang ý nghĩa là lặp lại hoạt động nào đó một lần nữa còn “khảo” nghĩa là khảo sát, đưa ra đánh giá.
Tuy nhiên, ta có thể hiểu đơn giản phúc khảo là việc tiến hành kiểm tra, đánh giá lại một bài thi đã được chấm trước đó. Tức, học sinh sau khi có được kết quả thi nếu cảm thấy kết quả này là không đúng với thực tế bài thi mà mình làm cũng như khả năng làm bài thi của mình và chắc chắn rằng kết quả bài thi có sự chênh lệch so với kết quả mình đã tính trước đó thì hoàn toàn có thể làm hồ sơ phúc khảo để đề nghị hội đồng chấm thi xem xét lại kết quả chấm xem đã chính xác hay chưa.
Khi tiến hành phúc khảo, điểm thi của bạn có thể sẽ được thay đổi theo 3 diễn biến là: Điểm tăng, điểm giảm và điểm được giữ nguyên như ban đầu. Trước khi quyết định có nên phúc khảo hay không, bạn cần phải đánh giá lại bài làm của mình một cách thật chắc chắn.
Điểm phúc khảo có nghĩa là gì?
Điểm phúc khảo chính là số điểm sau khi chấm phúc khảo và sẽ là điểm thi mới – điểm thi cuối cùng của thí sinh sau khi tiến hành thực hiện phúc khảo. Khi tiến hành các thủ tục phúc khảo điểm phúc khảo so với số điểm ban đầu của thí sinh có thể sẽ giữ nguyên, tăng lên hoặc là giảm xuống.
Đơn phúc khảo là gì?
Đơn xin phúc khảo có thể được hiểu là đơn yêu cầu của thí sinh muốn nộp đến hội đồng chấm thi với yêu cầu kiểm tra, chấm lại bài thi của mình khi cảm thấy rằng kết quả được nhận không đúng với khả năng làm bài thi của mình trước đó.
Chấm phúc khảo là gì?
Chấm phúc khảo là hành động chấm lại bài thi theo yêu cầu của học sinh, người thực hiện chấm sẽ là hội đồng chấm thi.
Kết quả phúc khảo là gì?
Kết quả phúc khảo là kết quả cuối cùng mà bạn sẽ nhận được sau quy trình chấm lại bài thi.
Xem thêm: Tín chỉ là gì? 1 tín chỉ bao nhiêu tiền và những thông tin liên quan khác
Phúc khảo bài thi đem lại lợi ích gì?
Ngay sau đây là những lợi ích mà việc phúc khảo bài thi có thể mang đem lại cho các thí sinh:
- Bảo vệ quyền lợi cho các thí sinh: Phúc khảo được đánh giá là một hình thức bảo vệ lợi ích cho các thí sinh, giúp đảm bảo sự công bằng cho những kỳ thi. Khi một thí sinh nào đó cảm thấy không hài lòng với điểm số mà mình đã nhận được thì thí sinh đó hoàn toàn có thể nộp đơn xin phúc khảo bài thi. Phúc khảo bài thi có thể được áp dụng cho các bài thi mang tính quốc gia, quốc tế hoặc thậm chí là cả những bài thi trên lớp học thông thường.
- Có thể làm thay đổi điểm số ban đầu của bài thi: Tất nhiên điểm phúc khảo có thể sẽ tăng hoặc giảm thấp đi, tuy nhiên nhìn chung xác suất cải thiện được kết quả sau phúc khảo sau cùng thường cao hơn.
- Đánh giá được sự chuyên nghiệp của hội đồng thi: Nếu như hội đồng khảo thí thực sự chuyên nghiệp, có trách nhiệm cao thì việc phúc khảo bài thi cho thí sinh sẽ được diễn ra nhanh chóng hơn, thuận tiện và không gặp phải khó khăn. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng để đánh giá sự chuyên nghiệp của cả 1 hội đồng thi.
Vậy chúng ta có nên phúc khảo điểm thi hay không?
Nhiều người cho rằng phúc khảo điểm thi mang tính may rủi rất lớn nên tốt nhất là không nên phúc khảo, điều này liệu có đúng? Nói chung, cũng phải tùy vào từng trường hợp, từng loại bài thi cũng như kết quả nhận được mà thí sinh có thể cân nhắc để lựa chọn có nên làm phúc khảo hay không.
Với những bài thi quan trọng như là bài thi vào lớp 10, bài thi THPT Quốc gia hay thi TOEIC thì xác suất có thí sinh phúc khảo điểm là khá cao. Có rất nhiều trường hợp, điểm sau khi phúc khảo tăng từ 3 đến 4 điểm so với điểm chấm ban đầu giúp thí sinh hoàn thành nguyện vọng thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng như mong muốn.
Nhưng cũng có rất nhiều trường hợp thí sinh bị tụt điểm so với mức ban đầu. Vậy nên, khi đã tương đối chắc chắn về bài làm của mình có thể được điểm cao hơn điểm gốc thì bạn nên làm đơn phúc khảo. Lưu ý, kiểm tra thật kỹ bài làm của mình và so lại thật cẩn thận với đáp án chính xác do Bộ giáo dục cung cấp. Nếu nhận thấy bài làm của mình đang bị chấm thiếu điểm thì bạn nên đi phúc tra ngay. Tuy nhiên nếu bạn thấy điểm của mình chỉ chênh lệch nhỏ hơn 0,25 điểm thì tốt nhất không nên phúc khảo.
Phúc khảo tiếng Anh là gì?
Trong Tiếng Anh, chúng ta có thể sử dụng check examination papers hoặc là reexamine để nói về hành động phúc khảo bài thi.
Ví dụ 1: How much time does a university professor take to check an exam paper? (Dịch Việt: Giáo sư đại học sẽ tốn bao nhiêu thời gian để phúc khảo một bài thi?)
Ví dụ 2: I want reexamine the results of this test (Dịch Việt: Tôi muốn phúc khảo lại kết quả của bài kiểm tra này.)
Quy trình chấm phúc khảo bài thi diễn ra như thế nào?
– Đối với bài thi theo kiểu tự luận:
+ Mỗi bài thi tự luận sẽ do 2 cán bộ chấm thi chấm phúc khảo và phải được chấm lại bằng mực có màu khác so với màu mực được dùng chấm ban đầu trên bài làm của thí sinh.
+ Trong khi tiến hành các công việc có liên quan đến phúc khảo, phải có ít nhất từ 2 thành viên trong Ban Phúc khảo bài thi tự luận trở lên và có sự giám sát nghiêm ngặt của thanh tra.
Trong đó:
+ Nếu như kết quả chấm thi của cả 2 cán bộ chấm phúc khảo giống nhau thì sẽ lấy kết quả đó làm điểm phúc khảo cuối cùng và giao bài thi cho hai cán bộ chấm thi chấm phúc khảo ký cũng như xác nhận.
+ Nếu kết quả chấm của cả 2 cán bộ chấm thi có sự chênh lệch khác nhau thì sẽ rút bài thi giao cho Trưởng ban Phúc khảo bài thi tự luận cho cán bộ chấm thi chấm phúc khảo thứ ba để chấm trực tiếp trên bài làm của thí sinh bằng 1 loại mực màu khác.
+ Nếu kết quả chấm của 2 trong 3 cán bộ chấm thi chấm phúc khảo giống với nhau thì lấy điểm giống nhau làm điểm phúc khảo cuối cùng.
+ Nếu kết quả chấm của cả 3 cán bộ chấm thi chấm phúc khảo khác nhau thì Trưởng ban Phúc khảo của bài thi tự luận sẽ lấy điểm trung bình cộng của cả ba lần chấm này làm tròn đến hai chữ số thập phân làm điểm phúc khảo rồi ký tên và xác nhận.
+ Nếu bài thi có điểm phúc khảo lệch so với điểm chấm đợt đầu (đã được công bố) từ 0,25 điểm trở lên thì sẽ được điều chỉnh điểm.
Trong trường hợp điểm phúc khảo lệch so với điểm chấm đợt ban đầu từ 0,5 điểm trở lên thì sẽ phải tổ chức 1 buổi đối thoại trực tiếp giữa những cán bộ chấm thi đợt đầu với cán bộ chấm thi chấm phúc khảo (có ghi lại biên bản).
– Đối với việc chấm phúc khảo lại bài thi dạng trắc nghiệm:
+ Khi có mặt đầy đủ các thành viên được giao nhiệm vụ chấm phúc khảo bài thi trắc nghiệm thì mới được tiến hành mở niêm phong túi bài thi; Hội đồng thi có số lượng bài thi phúc khảo lớn thì có thể chia thành các nhóm nhỏ để thực hiện. Việc chấm phúc khảo phải đảm bảo nguyên tắc mở túi nào chấm phúc khảo dứt điểm ngay túi đó, niêm phong trở lại rồi mới tiếp tục được mở túi khác.
+ Thực hiện đối chiếu cẩn thận từng câu trả lời đã tô trên Phiếu trả lời trắc nghiệm của học sinh với hình ảnh đã quét lưu trong máy tính, nếu có những sai lệch phải xác định rõ nguyên nhân của nó; thực hiện in kết quả chấm từ phần mềm chấm thi trước và sau khi đã sửa lỗi để lưu thành hồ sơ.
Mẫu đơn xin phúc khảo bài thi 2022 như thế nào?
Sau khi biết được kết quả thi tốt nghiệp, kì thi học sinh giỏi hay kì thi vào cấp 3…. Nếu các em học sinh cảm thấy không hài lòng vì điểm thi thấp hơn so với dự kiến hoặc điểm thi không đúng với khả năng làm bài của mình trước đó thì các em hoàn toàn có thể nộp đơn phúc khảo bài thi để được chấm lại bài, giúp cải thiện điểm số.
Trong thủ tục xin phúc khảo này sẽ không thể thiếu “Đơn xin phúc khảo bài thi”, là mẫu đơn quan trọng để gửi lên Hội đồng coi thi theo đúng các quy định được đề ra của Bộ giáo dục. Mời các bạn tham khảo kỹ hơn với mẫu đơn xin phúc khảo dưới đây nhé!
Xem thêm: Ngành thiết kế đồ họa là gì? Thi khối nào? Học trường nào thì tốt?
Giải đáp một số câu hỏi khác liên quan đến phúc khảo bài thi
Sau đây là một số câu hỏi thường thấy trong quá trình phúc khảo bài thi mà bạn có thể gặp phải.
Thực hiện phúc khảo có bị hạ điểm hay không?
Khi điểm số cao thì rõ ràng cơ hội đỗ tốt nghiệp cũng như cơ hội trúng tuyển vào các trường đại học hay cao đẳng cũng sẽ cao hơn. Do đó, khi bạn nhận được điểm thi thấp hơn so với dự tính mà mình đã tính toán và dẫn đến nguy cơ trượt tốt nghiệp hoặc trượt đại học, cao đẳng thì các bạn thí sinh thường nghĩ đến việc phúc khảo lại bài thi tốt nghiệp THPT quốc gia.
Khi tiến hành phúc khảo, điểm thi của các thí sinh có thể thay đổi theo chiều hướng tăng lên, giảm đi hoặc có thể được giữ nguyên. Nếu điểm thi sau phúc khảo tăng lên thì đó dĩ nhiên là điều tốt. Nhưng nếu điểm thi bị giảm đi thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc xét tốt nghiệp cũng như việc xét tuyển vào các trường của thí sinh. Chính điều này đã khiến cho nhiều thí sinh mang tâm lý e ngại không biết có nên làm phúc khảo hay không.
Thực hiện phúc khảo có tăng điểm không?
Như đã nói ở trên thì việc phúc khảo vừa có thể khiến bài thi tăng điểm mà cũng có thể khiến điểm thi bị giảm. Do đó, cần cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng của bản thân.
Nộp đơn phúc khảo như thế nào?
Theo quy chế của từng cuộc thi thì thí sinh đăng ký dự thi ở đâu thì sẽ tiến hành nộp đơn phúc khảo ở nơi đó. Thời gian công bố và gửi kết quả bài thi phúc khảo cho thí sinh sẽ là 15 ngày kể từ thời điểm hết hạn nhận đơn phúc khảo.
Điều kiện để làm phúc khảo bài thi là gì?
Mọi người tham gia thi đều có quyền được xin phúc khảo bài thi. Thí sinh cần phúc khảo bài thi nếu nhận thấy kết quả bài thi không đúng với năng lực làm bài trước đó thì phải có đơn xin phúc khảo bài thi trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết quả của kỳ thi được niêm yết.
Điểm phúc khảo sẽ chỉ được công nhận khi điểm chấm lại chênh lệch so với điểm chấm ban đầu từ 1 điểm trở lên. Khi đó Hội đồng phúc khảo sẽ đưa ra kết luận điểm mới cho bài thi của thí sinh.
Hội đồng phúc khảo sẽ bắt đầu làm việc chậm nhất 15 ngày kể từ ngày niêm yết kết quả kỳ thi công khai. Thời gian làm việc của Hội đồng phúc khảo thường sẽ không kéo dài quá 10 ngày. Kết quả phúc khảo cuối cùng sẽ được niêm yết công khai ngay sau khi Hội đồng phúc khảo hoàn tất mọi công việc.
Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn học sinh hiểu phúc khảo là gì và rút ra được những kinh nghiệm quý báu nếu muốn phúc khảo điểm thi để tránh bị thiệt so với điểm ban đầu nhé!