Ô nhiễm môi trường là gì? Nguyên nhân – Thực trạng – tác hại và biện pháp khắc phục

Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng nhất là ở các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Để có các biện pháp khắc phục, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm hiện nay thì bạn cần phải nắm chắc được khái niệm, thực trạng…Vậy, ô nhiễm môi trường là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục ra sao?….Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây của muahangdambao.com, dưới đây là nội dung thông tin chi tiết.

Ô nhiễm môi trường là gì?

Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất, tồn tại xung quanh tất cả chúng ta. Nó ảnh hưởng đến tất cả sự tồn tại và phát triển của con người cũng như các sinh vật sống khác.

Ô nhiễm môi trường là gì?
Ô nhiễm môi trường là gì?

Ô nhiễm môi trường chính là sự biến đổi của các thành phần trong môi trường. Các thay đổi này không phù hợp với những quy chuẩn kỹ thuật về môi trường. Chúng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, vi sinh vật. Và đây cũng chính là nguyên nhân gây ra các thiên tai như bão, lũ lụt,…

Khái niệm ô nhiễm môi trường còn được hiểu là một hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, cùng với đó là các tính chất vật lý, sinh học, hóa học của môi trường bị thay đổi gây ra các tác hại tới sức khỏe của con người và vi sinh vật khác trong tự nhiên.

Các loại ô nhiễm môi trường hiện nay

Ô nhiễm môi trường không khí

Là hiện tượng gây mùi khó chịu và giảm thị lực khi nhìn xa do bụi, do sự có mặt của chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí và làm cho không khí không sạch.

Ô nhiễm không khí tập trung chủ yếu ở các nhà máy, khu sản xuất công nghiệp
Ô nhiễm không khí tập trung chủ yếu ở các nhà máy, khu sản xuất công nghiệp

Ô nhiễm môi trường nước

Môi trường nước bị ô nhiễm khi xuất hiện các chất, hợp chất lạ ở dạng lỏng hoặc rắn. Sự biến đổi này khiến nguồn nước trở nên độc hại đối với con người và động vật. Không những vậy, nó còn làm giảm sự đa dạng trong môi trường. Ô nhiễm môi trường nước có tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng lớn hơn rất nhiều so với không khí.

Ô nhiễm môi trường đất

Ô nhiễm môi trường đất chính là hậu quả của các hoạt động của con người, làm thay đổi các nhân tố sinh thái khi vượt quá giới hạn sinh thái của quần xã sống trong mặt đất. Môi trường đất là nơi sinh sống của con người và các sinh vật trên cạnh, là nền nóng của các công trình dựng dân dụng, văn hóa con người. Nhưng với sự phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa hiện nay làm cho diện tích canh tác bị thu hẹp, chất lượng càng bị suy thoái.

Ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm môi trường đất

Một số loại ô nhiễm môi trường khác

Ngoài 3 loại ô nhiễm cơ bản trên, còn có một số loại ô nhiễm khác, đó là:

  • Ô nhiễm phóng xạ: Là sự lắng đọng của các hợp chất phóng xạ trên bề mặt hoặc trong chất rắn, chất lỏng hay chất khí. Nơi hiện diện của chúng là ngoài ý muốn hoặc không mong muốn của con người.
  • Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn trong môi trường vượt quá ngưỡng nhất định, gây khó chịu cho con người hoặc động vật. Hoạt động ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu từ các phương tiện giao thông, động cơ máy, máy bay hay tàu hỏa,…
  • Ô nhiễm ánh sáng: Đây cũng được coi là một dạng ô nhiễm môi trường phổ biến hiện nay. Là hiện tượng chỉ nguồn sáng tự nhiên, nhân tạo vượt quá mức gây khó chịu, bị chói, sáng lộn xộn làm giảm tầm nhìn và gây lãng phí nguồn năng lượng.
  • Ô nhiễm sóng điện từ: Khi các loại sóng điện từ phát ra từ điện thoại, máy tính,…có mật độ sử dụng quá lớn sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm cục bộ hoặc trên phạm vi toàn cầu.

Nguyên nhân ô nhiễm môi trường hiện nay

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là gì? Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, cụ thể:

Ô nhiễm môi trường do tác động từ yếu tố tự nhiên

  • Sạt lở đất núi, bờ sông vào dòng nước làm giảm chất lượng của nguồn nước.
  • Khói bụi từ hoạt động phun trào núi lửa theo nước mưa rơi xuống.
  • Sự hòa toàn của các chất muối khoáng, có nồng độ quá cao như kim loại nặng, asen, fluor,…gây ô nhiễm nước.
  • Sự phân hủy các xác sinh vật thành các chất hữu có bị ngấm xuống đất, lâu dần ngấm tới mạch nước ngầm hoặc xác của động thực vật trôi trên nguồn nước gây ô nhiễm trực tiếp. Với hệ thống kênh rạch chằng chịt, nối liền nhau khi các thảm họa về thiên tai, lũ lụt, mưa bão dễ dàng bị cuốn trôi nên rất khó để khống chế.

Ô nhiễm môi trường do tác nhân của con người

Từ hoạt động sinh hoạt:

  • Con người sử dụng nước cho nhiều mục đích khác nhau từ nhà hàng, bệnh viện, nhà hàng,…
  • Nước từ hoạt động này chứa nhiều chất thải như dầu mỡ, chất rắn, vi khuẩn,…không được xử lý mà thải trực tiếp ra ao hồ, sông, suối,…gây ô nhiễm nguồn nước

Từ hoạt động nông nghiệp:

  • Chất thải từ phân, nước tiểu của gia súc, gia cầm,…không được thu gom xử lý.
  • Hoạt động phun thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại,…làm ô nhiễm nguồn nước trên bề mặt và nước ngầm.
Phun thuốc trừ sâu quá liều lượng gây ô nhiễm môi trường nước, đất
Phun thuốc trừ sâu quá liều lượng gây ô nhiễm môi trường nước, đất

Từ hoạt động công nghiệp:

Hoạt động công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra mạnh mẽ, trở thành xu hướng của tất cả các quốc gia hiện nay, trong đó có Việt Nam. Lượng chất thải từ hoạt động này vô cùng lớn có thể là chất khí, chất rắn,…và có sự khác biệt giữa các ngành nghề với nhau. Mức độ ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp chiếm % lớn lớn nhất.

Chất thải từ phương tiện giao thông:

Trong tổng lượng chất gây ô nhiễm môi trường hiện nay, khí thải từ phương tiện giao thông đường bộ đang giữ vị trí hàng đầu hiện nay. Ô tô và xe máy là nguồn chất thải gây ô nhiễm lớn nhất hiện nay. Theo ý kiến của chuyên gia các loại phương tiện sử dụng xăng, dầu diesel đều phát sinh nhiều loại khí độc hại như VOC, Benzen,…

Sử dụng nhiên liệu hóa thạch đun nấu:

CO2 là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiệu ứng nhà kính, được coi là ô nhiễm không khí tồi tệ nhất. Hàng năm có hàng tỷ khí CO2 thải ra ngoài môi trường từ hoạt động đốt các nhiên liệu hóa thạch

Ô nhiễm từ chất phóng xạ

Chất phóng xạ cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Chúng được hình thành từ các vụ nổ hạt nhân hoặc các quá trình tự nhiên như phân rã phóng xạ của radon.

Thực trạng ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường là vấn đề “nóng” hiện nay, đòi hỏi sự vào cuộc của nhiều tổ chức cá nhân, chính quyền địa phương, các cấp, các ngành đặc biệt là sự quan tâm của tất cả của người dân. Tình trạng ô nhiễm môi trường Việt Nam hiện nay được thể hiện cụ thể qua các chỉ số sau:

  • Quá trình ô nhiễm không khí đang nhận được sự quan tâm của nhiều người, chúng được các cơ quan báo chí, truyền thông đề cập liên tục trong khung giờ vàng. Chỉ số AQI (chỉ số đo lượng về chất lượng không khí) của nước ta liên tục ở mức thấp nhất là Hà Nội và Hồ Chí Minh. Tại một số địa điểm chỉ số này liên tục tăng, ở mức nguy hiểm, cảnh báo người dân hạn chế ra đường, nhất là vào mùa đông ở miền Bắc bụi kết hợp với sương mù.
  • Phương pháp xử lý chất thải ở đô thị còn lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường. Theo số liệu thống kê có đến 183 khu công nghiệp, khu chế xuất hiện nay thì có đến hơn 60% chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
  • Quá trình trình thu gom chất thải rắn khoảng 60-70%, chất thải nguy hại chưa được quan tâm đúng mức. Phương pháp xử lý chất rắn đến 95% theo phương pháp chôn lấp.
  • Bên cạnh đó, quá trình ô nhiễm này cũng bắt nguồn từ ý thức của con người. Các hành vi như vứt rác bừa bãi, không phân loại rác tại nguồn, sử dụng chất thải nhựa  quá nhiều.
  • Hoa màu, cây xanh qua quá trình phát triển sử dụng nguồn nước ô nhiễm sẽ làm thay đổi tính chất hoặc chết. Đất đai ngày càng bạc màu, không thể canh tác, hạn hán kéo dài làm giảm năng xuất.
  • Xuất hiện nhiều dịch A H5N1, cúm A H1N1, các SAR CoV 1, SARCoV 2,…
  • Hiện tượng cháy rừng, sạt lở xảy ra thường xuyên và quy mô lớn, ảnh hưởng đến hệ sinh thái, làm thay đổi tính chất của đất, hệ sinh thái nghiêm trọng.
Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay
Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay

Hậu quả của ô nhiễm môi trường

Hậu quả của ô nhiễm môi trường là gì? Ô nhiễm môi trường để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng không chỉ đối với môi trường không khí, nguồn nước mà còn đối với chính sức khỏe của con người, phải kể đến như:

  • Ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp của tất cả con người. Khí thải từ các phương tiện giao thông gây hại cho phổi. Trong các loại bụi thì bụi mịn là yếu tố nguy hiểm nhất, nó có thể tồn tại trong không khí và phát tán rất xa. Ô nhiễm không khí còn làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim, nhất là ở phụ nữ mang thai, người cao tuổi và trẻ em dưới 15 tuổi.
  • Việc sử dụng hóa chất trong sản xuất là điều không thể tránh khỏi. Khi sử dụng với liều lượng lớn sẽ làm dưa thừa và ngấm trong đất. Điều này không những làm mất cân bằng sinh học trong đất, cây trồng mà còn đối với sức khỏe con người. Một số bệnh lý gặp phải khi sử dụng nông sản bị nhiễm độc đó chính là gan to, giảm chỉ số thông minh ở trẻ,…
  • Con người, động thực vật khi sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm rất dễ gặp phải một số bệnh như tiêu chảy, dịch tả, thương hàn hay viêm gan, viêm não,…

Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường

Để kiểm soát tốt tình trạng ô nhiễm môi trường, người dùng có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục sau đây:

  • Tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân như vứt rác đúng nơi quy định, xử lý, phân loại rác thải, hạn chế sử dụng rác thải làm từ nhựa,…giao dục trẻ nhỏ qua nhiều các cấp, tổ chức các chương trình ngoại khóa,…
  • Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, có chế tài xử phạt đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất thải hóa học, thay thế bằng hóa chất tẩy rửa vi sinh.
  • Thường xuyên kiểm tra, thanh tra các nhà máy sản xuất công nghiệp.
  • Đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại trong hoạt động xử lý rác thải, chôn lấp rác một cách khoa học.
  • Nâng cao nhận thức, kiến thức chuyên môn của đội ngũ nhân viên phụ trách công tác môi trường.
  • Sử dụng nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường như mặt trời, gió,…Tăng cường công tác trồng cây, phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
Trồng nhiều cây xanh
Trồng nhiều cây xanh

Với các thông tin trong bài viết “Ô nhiễm môi trường là gì? Nguyên nhân – Thực trạng – tác hại và biện pháp khắc phục”, hy vọng sẽ giúp ích bạn. Các tổ chức, cá nhân hãy chung tay bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp để đảm bảo chất lượng môi trường sống và sức khỏe của chúng ta.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *