Biến đổi khí hậu đang là mối lo ngại hàng đầu của toàn nhân loại. Nó không chỉ gây ra những tác động tiêu cực tới cuộc sống hiện tại của con người mà còn đe dọa tới môi trường sống tương lai. Vậy biến đổi khí hậu là gì? Thực trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra như thế nào? Biến đổi khí hậu gây ra hậu quả gì? Mời các bạn cùng theo dõi những thông tin dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn nhé!
Biến đổi khí hậu là gì?
Hiểu đơn giản, biến đổi khí hậu là sự biến đổi của hệ thống khí hậu gồm có: sinh quyển, khí quyển, băng quyển, thạch quyển và thủy quyền trong hiện tại và tương lai do tác động của các tác nhân tự nhiên và tác nhân nhân tạo trong thời gian nhất định, thường được tính bằng thập kỷ hoặc hàng triệu năm. Biến đổi khí hậu gây ra những tác động tiêu cực đến con người và hệ sinh thái, làm giảm khả năng phục hồi và sản sinh của hệ sinh thái tự nhiên. Đồng thời cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động sản xuất của con người. Biến đổi khí hậu có thể giới hạn trong một khu vực nhất định hoặc xảy ra trên phạm vi toàn cầu.
Vậy biến đổi khí hậu toàn cầu là gì? Đó là sự biến đổi khí hậu diễn ra trong phạm vi toàn Địa Cầu. Hiện nay, biến đổi khí hậu đang là mối quan tâm và lo ngại hàng đầu của tất cả các quốc gia.
Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay
Tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới hiện nay
Trong những năm trở lại đây, tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu diễn ra rất khắc nghiệt và gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống con người và sự phát triển của môi trường sinh thái.
Điển hình như năm 2019 vừa qua được coi là một trong những năm “nóng” nhất của lịch sử nhân loại. Điển hình như mùa cháy rừng tại Australia diễn ra sớm và khắc nghiệt hơn mọi năm. Biến đổi khí hậu cũng là nguyên nhân khiến cho vụ cháy rừng Amazon diễn ra phức tạp và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, rừng bị tàn phá nặng nề.
Không chỉ vậy, có ít nhất hơn 74.000 vụ cháy rừng xảy ra tại Brazil trong khoảng 8 tháng của năm 2019 – đây là con số cao kỷ lục nhất từ năm 2013 trở lại đây. Hay trận “bom bão tuyết” với những đợt tuyết tan chảy nhanh khiến cho nhiều vùng đất rộng lớn tại 9 bang của Mỹ bị nhấn chìm. Hay trận bão cấp 5 Dorian với sức gió cực mạnh đã tấn công quần đảo Bahamas khiến cho nhiều người dân bị thiệt mạng và gây thiệt hại lớn về kinh tế,… Đó đều là những minh chứng rõ nét nhất về hậu quả của hiện tượng biến đổi khí hậu trên thế giới.
Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay
Tại Việt Nam, biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng diễn biến phức tạp và để lại nhiều thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Điển hình nhất trận lũ lụt miền Trung diễn ra vào khoảng tháng 10/2020 tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Nghệ An và Quảng Trị. Đây được coi là trận bão lũ lịch sử lớn nhất tại Việt Nam, được đặt mức báo động IV (cấp độ nguy hiểm nhất) gây tổn thất lớn về người và tài sản. Sau trận lũ, không chỉ là nỗi đau vì mất người thân mà người dân còn phải đối mặt với nguy cơ “trắng tay” do nhà cửa, trâu bò, lợn, gà,… tất cả mọi thứ đều cuốn trôi theo dòng nước lũ.
Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu còn khiến cho mức nhiệt độ nền tăng cao, nắng nóng kéo dài, mùa Hạ và mùa Đông không còn phân biệt rõ ràng như trước. Các hiện tượng như sấm sét, lốc xoáy, mưa đá,… xảy ra thường xuyên và xuất hiện ở nhiều khu vực. Ngoài ra, hiện tượng nước nhiễm mặn, nhiều vùng bị xâm lấn xảy ra phổ biến hơn ở các tỉnh ven biển,…
Nguyên nhân gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi khí hậu, có thể kể đến một số nguyên nhân như:
Do quỹ đạo của Trái Đất thay đổi
Trái Đất quay xung quanh Mặt Trăng và tự quay xung quanh trục của mình một góc nghiêng khoảng 23.5 độ. Vì vậy, bất kỳ sự thay đổi nào về các tham số trong quỹ đạo của Trái Đất đều có thể là nguyên nhân gây nên hiện tượng biến đổi khí hậu.
Sự thay đổi của các dòng hải lưu ở đại dương
Nước biển dâng là một biểu hiện điển hình của biến đổi khí hậu bởi đại dương là một nền tảng quan trọng trong hệ thống khí hậu; trong đó, các dòng hải lưu đóng vai trò vận chuyển một lượng nhiệt khá lớn trên khắp hành tinh. Do vậy, sự thay đổi trong lưu thông của các dòng hải lưu cũng được xem là nguyên nhân của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Sự thay đổi về quá trình phát xạ của mặt trời và hấp thụ các bức xạ của Trái Đất
Khi phát xạ Mặt Trời yếu sẽ gây nên hiện tượng băng hà. Ngược lại, nếu quá trình phát xạ diễn ra quá mãnh liệt có thể gây ra khí hậu khô, nóng trên bề mặt của Trái Đất. Bên cạnh đó, các vết đen trên mặt trời làm cho cường độ bức xạ chiếu xuống Trái Đất thay đổi; từ đó, dẫn đến những biến đổi về khí hậu.
Do hoạt động địa chất và phun trào của núi lửa
Các hoạt động phun trào núi lửa hay sự trôi dạt của các lục địa,… đều có thể khiến cho bề mặt Trái Đất bị biến dạng và dẫn đến sự thay đổi trong phân bố của lục địa và đại dương. Khi hình thái bề mặt của Trái Đất thay đổi, sự phân bố bức xạ và cân bằng nhiệt cũng sẽ biến đổi theo.
Bên cạnh đó, tro và khí được tạo ra khi núi lửa hoạt động sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến khí hậu trong nhiều năm. Đồng thời, các SOL khí do núi lửa phản chiếu lại bức xạ của mặt trời vào không gian sẽ làm giảm nhiệt độ của bề mặt Trái Đất.
Do tác động của con người
Con người là nguyên nhân chủ quan dẫn đến hiện tượng biến đổi khí hậu và gây ra hiệu ứng nhà kính. Công nghiệp ngày càng phát triển thì lượng khí thải xả ra sẽ càng nhiều và Trái Đất sẽ ngày càng nóng lên.
Bên cạnh đó, nạn chặt phá rừng đầu nguồn xảy ra phổ biến trên nhiều khu vực khiến Trái Đất mất đi “lá phổi xanh” làm cho khí hậu ngày càng biến đổi cực đoan hơn.
Tại Việt Nam, ngoài những nguyên nhân trên, biến đổi khí hậu còn xuất pháp từ các nhân tố như:
- Kỹ thuật chăn nuôi còn lạc hậu, hạn chế, chưa có biện pháp xử lý rác thải đúng đắn.
- Nông nghiệp còn canh tác lạc hậu.
- Nạn chặt phá rừng, đốt rừng để làm nương rẫy xảy ra thường xuyên.
- Thói quen đốt rơm, rạ sau mỗi mùa vụ thu hoạch hay đun nấu truyền thống bằng các nguyên liệu thô,….
- Khói thải ra từ các nhà máy, xí nghiệp và phương tiện giao thông,….
Biểu hiện của biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu đang xảy ra trên mọi quốc gia với nhiều biểu hiện như:
- Nhiệt độ trung bình trên toàn cầu tăng cao (hay còn gọi là sự nóng lên của Trái Đất).
- Hạn hạn xuất hiện và gia tăng ở nhiều khu vực trên thế giới, đe dọa sự sống của con người và các sinh vật.
- Lương mưa tăng/ giảm thất thường.
- Mức nước biển dâng cao và hiện tượng axit hóa đại dương xuất hiện do sự quá tải của khí CO2 trong tầng khí quyển.
- Liên tục xuất hiện nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như: bão, lũ lụt, lốc xoáy, sấm sét, mưa đá, hiện tượng EL nino,…
Hậu quả biến đổi khí hậu là gì?
Biến đổi khí hậu gây nên những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho nhân loại như:
Gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người
Biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ của Trái Đất tăng cao, nắng nóng kéo dài và xảy ra ở nhiều nơi. Điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người già hoặc những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch, thần kinh,…
Điển hình như đợt nắng nóng năm 2003 đã cướp đi mạng sống của hơn 70.000 người ở khu vực Châu Âu. Hay vào tháng 7/2019, thời tiết khắc nghiệt khiến cho hơn 3.000 người dân Hà Lan bị thiệt mạng.
Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu khiến cho bão lũ, mưa gió tăng mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng, muỗi và các sinh vật có hại phát triển, tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như thổ tả, viêm não Nhật bản, sốt xuất huyết,…
Gây ảnh hưởng đến kinh tế
Lũ lụt và hạn hán gia tăng đã phá hủy hàng triệu công trình, nhà cửa và nông sản của người dân, gây thiệt hại hàng tỷ USD. Trong khi đó, việc đưa ra các biện pháp hạn chế biến đổi khí hậu cũng tiêu tốn nhiều tiền bạc, khiến cho ngân sách quốc gia bị thâm hụt nặng nề,..
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nông nghiệp
Lũ lụt, nước biển dâng cao, đất bị nhiễm mặn khiến cho người dân mất đi nhiều diện tích đất canh tác nông nghiệp, năng suất suy giảm và có nguy cơ bị mất trắng. Bên cạnh đó, thời tiết quá khắc nghiệt cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng và vật nuôi,… Những điều đó khiến đời sống của người nông dân đã khó khăn lại càng thêm khó khăn, nhất là tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long và các khu vực vùng ven biển.
Gây ảnh hưởng đến tài nguyên rừng
Sự nóng lên của Trái Đất khiến cho các vụ cháy rừng tự phát ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, nạn chặt phá rừng khiến đất bị xói mòn và sạt lở. Không chỉ rừng mà nhiều loài động vật, sinh vật quý hiếm sống trong tự nhiên cũng có nguy cơ bị tuyệt chủng do hậu quả của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến môi trường sống, phá hủy thức ăn cũng như nơi cư trú của chúng.
Ảnh hưởng đến nguồn nước
Hậu quả nguy hiểm của biến đổi khí hậu là khiến cho nguồn nước sinh hoạt và nước tưới tiêu trở nên khan hiếm, nước bị nhiễm phèn, nhiễm mặn ngày càng gia tăng và mạch nước ngầm suy giảm. Nước là “cội nguồn” của sự sống, nếu không có nước, các sinh vật, hoạt động canh tác nông – lâm nghiệp và cả con người đều rơi vào bế tắc.
Ảnh hưởng đến an ninh xã hội
Đất đai ngày càng thu hẹp trong khi dân số lại không ngừng tăng lên, lương thực, nước ngọt khan hiếm,… có thể là nguyên nhân dẫn đến xung đột và tranh chấp giữa các khu vực. Bên cạnh đó, dưới tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu cũng có thể khiến cho vấn đề an ninh quốc gia rơi vào tình trạng bất ổn, khó kiểm soát, các tai tệ nạn xã hội phát triển và ngày càng gia tăng.
Giải pháp phòng chống biến đổi khí hậu
Tìm ra giải pháp để khắc phục biến đổi khí hậu là vấn đề cấp bách của mỗi quốc gia. Dưới đây là một số biện pháp giúp ngăn chặn và phòng chống biến đổi khí hậu toàn cầu được chúng tôi tổng hợp, mời các bạn cùng tham khảo nhé!
- Bảo vệ rừng và tích cực trồng nhiều cây xanh.
- Hạn chế sử dụng những nhiên liệu hóa thạch như khí đốt, dầu mỏ, than đá,… bởi chúng sẽ sản sinh ra những khí thải độc hại, gây ảnh hưởng đến môi trường.
- Khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng sạch như: năng lượng gió, năng lượng mặt trời,…
- Liên tục cập nhật các thông tin về biến đổi khí hậu và hiệu ứng nhà kính để có các biện pháp ứng phó kịp thời.
- Thực hành chính sách tiết kiệm với phương châm “Tắt khi không cần thiết”.
- Chuyển đổi mô hình chăn nuôi và trồng trọt nhằm khắc phục và phòng chống biến đổi khí hậu Việt Nam. Ví dụ, thay vì trồng các loại cây dài hạn có thể thay thế bằng cây trồng ngắn hạn để tránh bão lũ hay trồng các loại cây có khả năng chịu phèn, chịu mặn tốt. Trong chăn nuôi, cần xây dựng hệ thống xử lý chất thải tốt như hầm cầu tự hoại, hầm biogas cải tiến,… để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và phòng tránh hiện tượng biến đổi khí hậu.
- Ưu tiên lựa chọn các thiết bị có khả năng tiết kiệm điện năng.
- Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà ở thân thiện với môi trường.
- Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng nhằm hạn chế tối đa các khí thải gây ô nhiễm môi trường.
- Hạn chế sử dụng túi nilon và thay vào đó là sử dụng các sản phẩm có khả năng tái sử dụng và thân thiện với môi trường như túi vải, túi cói,…
Biến đổi khí hậu gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản. Vì vậy, chúng ta cần phải có những biện pháp khắc phục kịp thời để ứng phó, ngăn chặn và phòng chống hiện tượng này. Hy vọng qua những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về biến đổi khí hậu và tự ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường.