Root là gì? Có nên root máy không? Lợi hại của việc root

Root là một trong những thuật ngữ khá quen thuộc đối với người sử dụng điện thoại thông minh. Vậy root là gì? Có nên thực hiện việc root máy hay không? Tất cả những lời giải đáp sẽ có trong bài viết sau của muahangdambao.com bạn nhé!

Tìm hiểu root nghĩa là gì?

Root được hiểu là quá trình can thiệp trực tiếp vào hệ thống để giành được “root access” (quyền truy cập gốc). Thực hiện các tùy chỉnh và thay đổi so với tập tin gốc ban đầu, vượt qua mọi rào cản bảo mật cấp cao của nhà sản xuất. Khi root điện thoại thành công, đồng nghĩa với việc bạn đã làm chủ và hoàn toàn có thể cài đặt thiết bị theo ý muốn của riêng mình.

Root tiềm ẩn những hậu quả mà bạn không thể lường trước
Root tiềm ẩn những hậu quả mà bạn không thể lường trước

Có nên thực hiện việc root điện thoại hay không?

Việc root máy hay không còn phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của bạn. Nếu bạn chỉ là một người dùng đơn thuần, những gì nhà sản xuất cung cấp đã đủ để đáp ứng các nhu cầu hàng ngày của bạn thì việc root máy là không cần thiết.

Nhưng nếu bạn là người yêu sự khám phá, thích mày mò, bạn muốn làm chủ thiết bị của mình thì root máy là phương án tối ưu nhất. Tuy nhiên, việc root máy này không được các hãng sản xuất điện thoại khuyến khích, do đó hãy root máy nếu như bạn thật sự cần và bạn hiểu rõ về nó.

Ngoài ra, thay vì root máy thì bạn hoàn toàn có thể chọn cài đặt một số phần mềm từ bên thứ 3 như là phần mềm Launcher, GBoard,… để giúp bạn có thể tùy chỉnh được nhiều nội dung hơn như: giao diện hình nền, giao diện bàn phím, âm thanh,…

Lợi ích và hậu quả mà việc root điện thoại đem lại

  • Lợi ích

+ Giúp cải thiện tốc độ và gia tăng bộ nhớ: Có những ứng dụng mà nhà sản xuất cài sẵn vào trong máy nhưng bạn không dùng đến, cũng không thể xóa đi được. Việc root máy sẽ giúp bạn xóa đi những ứng dụng không cần thiết, tải những ứng dụng khác hữu ích hơn, cải thiện tốc độ và tăng thêm bộ nhớ cho điện thoại.

Root giúp giải phóng bộ nhớ cho điện thoại
Root giúp giải phóng bộ nhớ cho điện thoại

+ Thay đổi giao diện: Việc thay đổi giao diện, biểu tượng hay font chữ theo ý muốn là điều hoàn toàn có thể nếu bạn root điện thoại thành công.

+ Chặn quảng cáo: Sau khi đã root máy xong, các quảng cáo gây phiền nhiễu sẽ không còn xuất hiện trên chiếc điện thoại của bạn nữa.

+ Giúp tiết kiệm pin đáng kể: Từ việc xóa các ứng dụng không cần thiết cho phép những thiết lập xung nhịp bộ xử lý, không chỉ làm tăng hiệu năng của máy mà còn giúp tiết kiệm pin.

  • Hậu quả

+ Mất quyền lợi bảo hành: Vì đã can thiệp vào hệ thống được thiết lập sẵn từ phía nhà sản xuất nên điện thoại của bạn khi root xong sẽ bị mất bảo hành.

+ Dễ bị kẻ xấu tấn công: Việc root máy có thể làm khả năng bảo mật thông tin của bạn bị ảnh hưởng khá nhiều, các tài khoản quan trọng sẽ dễ bị tấn công và lấy cắp.

+ Điện thoại có thể bị chậm lại hoặc đơ nếu bản ROM mà bạn cài không chất lượng.

+ Nếu root máy không thành công thì có thể khiến điện thoại của bạn thành cục gạch, không thể sử dụng các tiện ích cũng như là các tính năng cơ bản như nghe, gọi.

Hướng dẫn chi tiết cách root điện thoại Android thành công

Làm sao để root máy thành công là điều mà nhiều người quan tâm. Theo đó, root máy chỉ có thể thực hiện với hệ điều hành Android, do vậy bạn cần hết sức lưu ý khi thực hiện root máy. Sau đây là cách root Android 11 cho các bạn tham khảo thêm:

Bạn có thể tải Kingroot về máy rồi root điện thoại theo các bước dưới đây
Bạn có thể tải Kingroot về máy rồi root điện thoại theo các bước dưới đây

Root Android 11 bằng máy tính

Bước 1: Bạn tải phần mềm Kingroot về máy tính của mình.

Bước 2: Giải nén file phần mềm Kingroot đã tải ở bước 1. Để cài đặt được Kingroot, bạn chỉ cần nhấn vào file có đuôi là “exe” rồi tiếp tục nhấn vào mục “next” là được.

Bước 3: Tiếp tục nhấn chuột vào mục “Accept” để có thể hoàn thành cài đặt phần mềm. Quá trình máy tính cài đặt phần mềm sẽ mất khoảng 2 đến 5 phút tùy vào tốc độ đường truyền mạng cũng như cấu hình máy tính của bạn.

Bước 4: Tiến hành kết nối máy tính với điện thoại Android và click chuột vào mục “Root” hiển thị trên phần mềm.

Kết nối điện thoại của bạn với máy tính để tiến hành root máy
Kết nối điện thoại của bạn với máy tính để tiến hành root máy

Bước 5: Quá trình root bắt đầu được diễn ra và điện thoại sẽ hiện chỉ số 100% sau khi quá trình root máy hoàn thành.

Bước 6: Bạn có thể truy cập vào ứng dụng Root Checker để kiểm tra xem máy của mình đã root được hay chưa.

Root Android bằng điện thoại

Bước 1: Đầu tiên bạn cần check máy xem đã root hay chưa. Sử dụng ứng dụng Root Checker để kiểm tra xem máy đã root chưa. 

Bước 2: Tiếp tục tải ứng dụng Root master về điện thoại Android của bạn để tiến hành quá trình root máy (Lưu ý chỉ tải file Root Master APK)

Bước 3: Sau khi ứng dụng Root Master đã được cài đặt thành công trên điện thoại Android của bạn thì giao diện của ứng dụng sẽ hiển thị 3 mục chính là mục “Start” là bắt đầu, “There is not root permission” nghĩa là thông báo cho bạn là điện thoại của bạn chưa được root, tên của điện thoại, phiên bản hệ điều hành Android đang sử dụng. 

Bước 4: Bạn bắt đầu tiến hành root máy bằng việc bấm vào nút “Start”

Bước 5: Sau khi quá trình root máy hoàn tất thì giao diện của ứng dụng mới xuất hiện.

Máy root thành công sẽ có thông báo như hình bên trái
Máy root thành công sẽ có thông báo như hình bên trái

Lưu ý quan trọng trước khi root điện thoại

  • Bảo hành: Việc root điện thoại nên được thực hiện với những máy đã qua thời gian bảo hành chính hãng để tránh bị mất quyền lợi từ nhà sản xuất.
  • Bảo mật: Cũng giống như đối với các ứng dụng khác, Google Wallet (ví điện tử thanh toán trực tuyến thông qua điện thoại) rất dễ bị đánh cắp mã PIN và thông tin quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ tới người dùng.
  • Hiện tượng “Brick: Hiện tượng này có thể đơn giản là làm cho điện thoại Android mất hết các tính năng từ cơ bản đến các tiện ích thông minh khi việc root không thành công. Vì thế, bạn cần phải tìm hiểu cẩn thận, nhất là từ những người đã root thành công trên cùng một thiết bị tương tự.

Hướng dẫn cách kiểm tra máy Android đã root hay chưa

Dùng ứng dụng Root Checker để kiểm tra

Bạn có thể thực hiện việc kiểm tra điện thoại Android đã được root hay chưa bằng ứng dụng Root Checker. Các bước kiểm tra diễn ra như sau:

Bước 1: Đầu tiên, bạn cần tải ứng dụng Root Checker về điện thoại của bạn.

Bước 2: Khởi chạy ứng dụng và bấm AGREE để đồng ý sau đó chọn GET STARTED để bắt đầu sử dụng ứng dụng.

   Tải phần mềm kiểm tra Root về điện thoại

Tải phần mềm kiểm tra Root về điện thoại

Bước 3: Click chuột vào tùy chọn KIỂM TRA ROOT (VERIFY ROOT) để kiểm tra xem điện thoại của bạn đã được root hay chưa.

Bước 4: Nếu như ứng dụng hiển thị thông báo màu vàng kèm với dòng “Rất tiếc! Quyền truy cập root không được cài đặt hợp lệ trên thiết bị này” thì có nghĩa là điện thoại của bạn vẫn chưa được root. 

Ngược lại nếu xuất hiện thông báo có dòng chữ màu xanh lá là “Chúc mừng! Quyền truy cập root đã được cài đặt hợp lệ trên thiết bị này” thì tức là điện thoại của bạn đã được root thành công rồi.

Kiểm tra thông qua mục Cài đặt

Để thực hiện kiểm tra root trên điện thoại thông qua cài đặt thì bạn cần thực hiện như các bước sau:

Bước 1: Mở Cài đặt (Settings) trên điện thoại của bạn.

Bước 2: Cuộn xuống và nhấn vào chọn phần “Giới thiệu về điện thoại” ( About your Phone).

Bước 3: Tiếp theo, bạn nhấn tiếp vào chọn Trạng thái (Status information).

Bước 4: Trong mục Status information, bạn sẽ nhìn thấy mục Phone Status, nếu như mục này có trạng thái Official thì có nghĩa là điện thoại của bạn chưa bị can thiệp và chưa được root. Ngược lại, nếu bạn thấy thẻ Custom ở trong trạng thái thiết bị thường thì có nghĩa là điện thoại của bạn đã được root.

Root thông qua mục cài đặt của điện thoại
Root thông qua mục cài đặt của điện thoại

Cách để khôi phục máy đã root như thế nào?

Nhiều người sau khi root máy xong lại cảm thấy không ưng ý và muốn hủy root. Vậy làm thế nào để có thể khôi phục máy đã root? Việc unroot (khôi phục máy đã root) là một trong những thao tác vô cùng phức tạp mà bạn không thể thực hiện ngay tại nhà được bởi vì muốn unroot một thiết bị không phải là một điều đơn giản. Chưa kể việc khôi phục lại máy đã root có thể làm hại điện thoại của bạn.

Ngoài ra còn phải tùy vào mỗi dòng điện thoại của từng hãng mà việc khôi phục máy đã root sẽ có sự khác nhau. Vì vậy, cách tốt nhất là bạn nên mang máy đến các trung tâm sửa chữa có uy tín để được tư vấn và hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm:

Benchmark là gì? Benchmark trong máy tính và lĩnh vực đầu tư, kinh doanh

Backdoor là gì? Cách phòng tránh backdoor cho hệ thống máy tính

Đến đây, hẳn các bạn đã hiểu root là gì và có nên thực hiện root điện thoại Android của mình hay không. Hy vọng với bài viết trên đã giúp ích cho các bạn trong việc tìm hiểu thông tin tham khảo trước khi đưa ra quyết định root máy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *