Trong công nghệ phần mềm và máy tính, backdoor là một thuật ngữ thường hay được nhắc đến. Vậy backdoor là gì, backdoor có những đặc điểm gì? Cùng tìm hiểu về backdoor thông qua bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu backdoor là gì?
Backdoor là thuật ngữ chỉ việc truy cập vào phần mềm hoặc phần cứng của hệ thống máy tính mà không bị phát hiện. Backdoor có thể do nhà phát triển tự tạo ra để thực hiện các thay đổi đối với các loại code một cách nhanh chóng và dễ dàng mà không cần phải đăng nhập vào hệ thống.
Các phần mềm thường đi kèm với backdoor được tích hợp trong code của chúng để các kỹ sư và nhà phát triển có thể vượt qua hệ thống phòng thủ và khắc phục sự cố cho người dùng.
Do đó, chúng ta còn có thể định nghĩa backdoor là bất kỳ con đường nào mà ai đó có thể vượt qua các biện pháp bảo mật thông thường để truy cập hệ thống của máy tính và phần mềm máy tính.

Các cuộc tấn công backdoor thường liên quan đến tội phạm mạng (hackers) sử dụng các điểm vào này để giành quyền truy cập trái phép vào dữ liệu và hệ thống.
Những sự cố này thường không bị phát hiện trong một khoảng thời gian nhất định, vì hacker không cần phải phá vỡ bất kỳ hệ thống an ninh mạng nào. Sau khi có quyền truy cập từ xa vào mạng hoặc thiết bị, hacker có thể cài đặt phần mềm độc hại, trộm cắp dữ liệu và theo dõi hoạt động của người dùng.
Các loại backdoor phổ biến hiện nay
Backdoor vô hại
Nhiều nhà phát triển phần mềm cài đặt backdoor trong chương trình của họ để cung cấp cho họ quyền truy cập quản trị vào các khu vực khác nhau trong hệ thống.
Điều này giúp họ khắc phục sự cố của người dùng và khắc phục các lỗi phần mềm một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu những backdoor này bị các hacker phát hiện, chúng có thể trở thành các backdoor có hại giúp xâm nhập bất hợp pháp các hệ thống, phần mềm máy tính..
Backdoor có hại
Backdoor có hại là những backdoor được tạo ra với mục đích xấu. Hacker sẽ cài đặt phần mềm độc hại chứa backdoor thông qua email lừa đảo được nhắm mục tiêu.
Ví dụ: một kẻ xấu có thể cài đặt phần mềm backdoor vào thiết bị của nhân viên chính phủ, sau đó thông qua thiết bị đó, chúng bắt đầu xâm nhập vào bất kỳ hệ thống nào mà nhân viên đó có quyền truy cập. Nếu hacker có thể truy cập vào code của một hệ điều hành, chúng có thể thêm các backdoor vào hệ thống để việc truy cập dễ dàng hơn trong tương lai.

Backdoor lỗi
Nhiều backdoor đôi khi được tạo ra do một sự cố nào đó. Khi một nhà phát triển phần mềm gây ra lỗi, tạo ra điểm yếu trong hệ thống bảo mật internet của họ, nó cũng có thể trở thành backdoor. Nếu những kẻ xấu tìm thấy lỗ hổng này trước, chúng có thể sử dụng lỗ hổng đó làm backdoor xâm nhập hệ điều hành hoặc ứng dụng.
Backdoor phần cứng
Đa số các cuộc tấn công backdoor đều là do hacker giành được quyền truy cập từ xa vào mạng và thiết bị thông qua lỗi phần mềm. Nhưng ngoài ra nó cũng có thể do phần cứng trong cấu trúc vật lý của thiết bị có lỗ hổng tạo ra backdoor. Tuy nhiên để sử dụng backdoor phần cứng thì phải tiếp xúc trực tiếp với thiết bị cần truy cập.
Một số loại phần mềm backdoor phổ biến
Trojan backdoor
Trojan là một phần mềm độc hại được cài đặt dưới dạng các tệp hợp pháp để có quyền truy cập vào thiết bị của bạn. Khi bạn tải những phần mềm không rõ nguồn gốc trên mạng, đôi khi những phần mềm này có kèm theo các tệp bắt buộc cài đặt. Khi bạn ấn vào đồng ý tải, Trojan có thể tự cài đặt trên thiết bị của bạn.
Trojan backdoor có thể cho phép người dùng chúng truy cập các tệp và chương trình của bạn hoặc cài đặt các tệp phần mềm độc hại nghiêm trọng hơn trên thiết bị bạn đang sử dụng.

Rootkit
Rootkit là các phần mềm độc hại nâng cao có khả năng ẩn các hoạt động của chúng khỏi hệ điều hành, hệ điều hành sẽ cấp các đặc quyền bảo mật cho rootkit (quyền truy cập root).
Rootkit có thể cho phép hacker truy cập từ xa vào thiết bị của bạn, cấp quyền thay đổi tệp, quan sát các hoạt động cá nhân và phá hủy hệ thống của bạn. Rootkit có thể ở dạng phần mềm hoặc chip máy tính đã được sửa đổi về mặt vật lý.
Cryptographic backdoors
Cryptographic backdoors về cơ bản là một loại phần mềm có thể mở khóa mọi dữ liệu được mã hóa bằng một giao thức mã hóa cụ thể. Các phần mềm này sẽ mở khóa hệ thống và xâm nhập vào dữ liệu của bạn.
Ví dụ về tấn công backdoor là gì?
Một trường hợp đầu tiên được ghi nhận về backdoor độc hại trên thế giới là vào năm 1998, khi một nhóm hacker (Cult of the Dead Cow) đã tạo ra một dạng phần mềm độc hại để khai thác các điểm yếu trong hệ điều hành Windows. Chương trình này có thể được cài đặt thông qua trojan mà không thông báo cho người dùng hệ thống. Sau đó, nó cho phép hacker điều khiển thiết bị từ xa.
Cách phòng ngừa việc tấn công backdoor
Sử dụng phần mềm diệt virus
Phần mềm chống vi-rút phát hiện vi-rút backdoor và loại bỏ chúng trước khi chúng có thể xâm nhập vào máy tính của bạn. Phần mềm này sẽ bao gồm các công cụ như giám sát Wifi, tường lửa nâng cao, bảo vệ web cũng như giám sát quyền riêng tư của micro và webcam để đảm bảo việc truy cập trực tuyến của bạn an toàn nhất có thể.
Cập nhật phần mềm thường xuyên
Các nhà phát triển phần mềm thường xuyên phát hành các bản nâng cấp để sửa lỗi trong phần mềm của họ và việc cài đặt các bản cập nhật này không khó. Nhiều phần mềm còn có chế độ cập nhật tự động.
Nếu bạn là người dùng macOS hoặc Windows, hãy điều hướng đến cài đặt của bạn và bật “Cập nhật tự động” . Việc luôn cập nhật hệ điều hành máy tính rất quan trọng, vì backdoor thường sẽ dựa vào các lỗ hổng và lỗi trong phần mềm và xâm nhập vào thiết bị.

Sử dụng VPN để kết nối mạng khi làm việc ở nơi xa lạ
Hiện nay, nhiều người cần kết nối mạng để làm việc ở nhiều nơi khác nhau bên ngoài nhà hoặc công ty của mình. Nhưng việc kết nối với Wifi công cộng trong quán cà phê, trên tàu hoặc trong khách sạn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Những điểm wifi này thường là nơi săn lùng mục tiêu của hacker. Vì vậy, bạn nên sử dụng VPN trên thiết bị làm việc để giữ an toàn cho hệ thống dữ liệu của mình.
Sử dụng tường lửa
Tường lửa rất cần thiết để bảo vệ thiết bị của bạn khỏi backdoor. Tường lửa có vai trò giám sát tất cả lưu lượng truy cập vào và ra trên thiết bị của bạn.
Nếu ai đó bên ngoài mạng cố truy cập vào thiết bị của bạn thì tường lửa sẽ chặn họ. Tường lửa cũng chặn các ứng dụng trên thiết bị nếu chúng gửi dữ liệu đến các vị trí mạng không xác định.
Hãy cẩn thận khi tải xuống thiết bị
Khi tải xuống bất kỳ tệp nào từ Internet, hãy kiểm tra xem chúng có tải kèm theo một số tệp không xác định hay không. Ngoài ra bạn cũng cần đảm bảo luôn tải các phần mềm từ các trang chính thức và tránh việc vi phạm bản quyền.
Bạn có thể cài đặt phần mềm chống vi-rút có tính năng bảo vệ theo thời gian thực để cảnh bảo về tệp phần mềm độc hại trước khi chúng được tải xuống hệ thống của bạn.
Có thể bạn quan tâm:
Benchmark là gì? Benchmark trong máy tính và lĩnh vực đầu tư, kinh doanh
#16 cách sửa lỗi máy tính, laptop bị mất tiếng, mất âm thanh trên Window
Trên đây là những thông tin về backdoor là gì cùng cách phòng chống việc hệ thống máy tính xuất hiện backdoor. Hy vọng với bài viết trên, bạn đã có thêm nhiều kiến thức để bảo vệ an toàn thông tin cho bản thân mình.