Nhập siêu là gì? Xuất siêu là gì? Tác động như thế nào đến nền kinh tế?

Nhập siêu, xuất siêu là những thuật ngữ thường xuyên được nhắc đến trong kinh tế. Tuy nhiên, còn khá nhiều người vẫn còn mơ hồ về khái niệm này. Vậy hãy cùng muahangdambao.com chúng tôi tìm hiểu xem nhập siêu là gì, xuất siêu là gì thông qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu khái niệm xuất siêu nhập siêu là gì?

Nhập siêu và xuất siêu là gì là thắc mắc của rất nhiều người. Dưới đây là giải thích cụ thể mà bạn có thể tham khảo.

Nhập siêu là gì?

Giá trị nhập siêu là gì? Nhập siêu là khái niệm được dùng để miêu tả tình trạng cán cân thương mại có giá trị nhỏ hơn 0 (zero). 

Nhập siêu là 1 hiện tượng phổ biến trong ngành kinh tế
Nhập siêu là 1 hiện tượng phổ biến trong ngành kinh tế

Nói theo 1 cách khác thì  khi kim ngạch nhập khẩu cao hơn xuất khẩu trong một khoảng thời gian nhất định, đó chính là nhập siêu. Nhập siêu là hiện tượng tương đối phổ biến ở những nước có nền kinh tế thị trường phát triển theo hướng mở rộng.

Xuất siêu nghĩa là gì?

Xuất siêu là khái niệm chuyên biệt được dùng để mô tả tình trạng cán cân thương mại có giá trị lớn hơn 0 (zero). Tức là khi kim ngạch xuất khẩu cao hơn nhập khẩu trong một khoảng thời gian nhất định ở trong trường hợp này sẽ được gọi là xuất siêu.

Vậy xuất siêu, nhập siêu tiếng Anh là gì?

  • Nhập siêu trong tiếng Anh có nghĩa là “trade deficit”.

Ví dụ: The trade deficit in goods and services stood at 3.11 billion US dollars in 2011 (Dịch Việt: Nhập siêu hàng hóa và dịch vụ đạt mức 3.11 tỷ USD trong năm 2011).

  • Trong tiếng Anh, xuất siêu có nghĩa là “trade surplus”, chúng ta cũng có thể dịch từ này sang tiếng Việt là thặng dư mậu dịch trong một số trường hợp đặc biệt.

Ví dụ: A trade surplus is a financial term used when an economy exports more than imports (Dịch Việt: Xuất siêu là một thuật ngữ tài chính được sử dụng khi một nền kinh tế thực hiện xuất khẩu nhiều hơn so với nhập khẩu).

Xuất siêu là nền kinh tế xuất khẩu nhiều hơn là nhập khẩu
Xuất siêu là nền kinh tế xuất khẩu nhiều hơn là nhập khẩu

Nhập siêu và xuất siêu có tác động như thế nào đến nền kinh tế hiện nay?

Tác động của quá trình nhập siêu

*Tích cực:

  • Với những nước mà điều kiện của ngành sản xuất nguyên liệu cao cấp chưa phát triển, việc nhập khẩu nguyên liệu sẽ có thể giúp quốc gia đó thực hiện tốt những chiến lược trong công nghiệp hóa và hiện đại hóa dựa theo hướng xuất khẩu.
  • Khi nhập khẩu bằng nguồn vốn ODA tài trợ từ những tổ chức tài chính quốc tế cũng sẽ giúp cải thiện nhanh chóng các cơ sở hạ tầng; từ đó tạo điều kiện phát triển kinh tế mạnh mẽ hơn.
  • Khi nhập khẩu các sản phẩm thuộc lĩnh vực khoa học, hàng tiêu dùng,văn hóa cũng góp phần nâng cao mức sống cho con người và thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực.
  • Ngoài ra, khi nhập khẩu bằng nguồn vốn từ đầu tư nước ngoài trực tiếp không chỉ góp phần tạo ra thêm việc làm cho người lao động mà còn giúp đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, từ đó cải thiện đời sống xã hội.
Xuất siêu mang lại nhiều thay đổi tích cực cho nền kinh tế
Xuất siêu mang lại nhiều thay đổi tích cực cho nền kinh tế

*Tiêu cực:

  • Nhập siêu là một trong những yếu tố tạo nên hiện tượng sùng ngoại của người dân. Khi lượng hàng hóa nhập khẩu nhiều hơn so với xuất khẩu thì sẽ dẫn đến hiện tượng dư thừa, lãng phí vượt quá tầm kiểm soát của chính phủ. Như vậy có thể chắc chắn một điều là hàng nội địa sẽ càng khó tiêu thụ hơn hàng hóa ngoại địa.
  • Hiện tượng này cũng làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. Dựa vào những dữ liệu từ 25 nước có mức nhập siêu và xuất siêu lớn nhất trên thế giới (trong giai đoạn năm 2009 – 2010), cho biết tỷ lệ tác động tới thị trường việc làm của tình trạng nhập siêu đã dao động 60 đến 72%. Những nước có tỷ lệ nhập siêu cao thì hiện tượng thất nghiệp sẽ cao hơn và ngược lại.
  • Theo như một số nhà chuyên môn thì hiện tượng nhập siêu còn là một nhân tố gây ra khủng hoảng. Ví dụ điển hình chính là cuộc khủng hoảng tài chính tại khu vực Đông Á năm 1997 – 1998.

Tác động của quá trình xuất siêu

Đối với các nền kinh tế mới nổi thì xuất siêu sẽ góp phần cải thiện được cán cân thanh toán, góp phần tăng dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá từ đó khả năng can thiệp của cơ quan , tổ chức cũng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Xuất siêu kích thích mạnh mẽ khả năng sản xuất trong nước
Xuất siêu kích thích mạnh mẽ khả năng sản xuất trong nước

Thông qua con số xuất siêu trong một giai đoạn mà chúng ta có thể đánh giá được mức cạnh tranh hàng hoá quốc gia đó với những quốc gia khác trên thị trường quốc tế.

Xuất siêu còn phần nào giúp kích thích sản xuất trong nước nhằm xuất khẩu. Đó cũng là điều kiện tích lũy tài sản và tiêu dùng cuối cùng ở trong nước vẫn còn yếu thì việc tăng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu sẽ tác động “kích – cung” tức làm gia tăng sản xuất trong nước.

Giải đáp 1 số câu hỏi có liên quan 

Việt Nam là quốc gia xuất siêu hay nhập siêu?

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong 7 tháng đầu năm 2022 thì do xuất khẩu tăng cao hơn với nhập khẩu, cán cân thương mại hàng hóa tiếp tục duy trì ở mức xuất siêu 764 triệu USD. Do đó, Việt Nam hiện nay đang là nước xuất siêu. Cụ thể, trong tháng 7/2022, các hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tiếp tục có bước tăng trưởng khá. Trong đó, xuất khẩu ước tính đạt con số 30.32 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái, nhập khẩu ước tính đạt 30.3 tỷ USD, tăng khoảng 3.4%.

Vậy thì cán cân thương mại có nghĩa là gì?

Cán cân thương mại là một mục quan trọng trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại có nhiệm vụ ghi lại những thay đổi diễn ra trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một mốc thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như là mức chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu).

Cán cân thương mại có vai trò vô cùng quan trọng trong kinh tế
Cán cân thương mại có vai trò vô cùng quan trọng trong kinh tế

Có thể bạn quan tâm:

Invoice là gì? Được sử dụng như nào trong xuất nhập khẩu

ETA là gì? ETD là gì? trong xuất nhập khẩu – Cách phân biệt chúng

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết giới thiệu nhập siêu là gì, xuất siêu là gì cũng như tác động của chúng tới nền kinh tế. Hy vọng đã giúp được bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *