Nhân văn là gì? Tư tưởng & lối sống nhân văn được biểu hiện thế nào?

Chúng ta thường dễ dàng bắt gặp từ “nhân văn” trong cuộc sống hàng ngày nhưng liệu bạn đã biết nhân văn là gì hay chưa? Tư tưởng và lối sống nhân văn được biểu hiện như thế nào cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Để có được câu trả lời cho vấn đề này, muahangdambao.com mời bạn cùng theo dõi bài viết ngay dưới đây nhé.

Nhân văn là gì?

Nhân văn trong tiếng Anh là “humanities” có thể được hiểu 1 cách đơn giản đó chính là những tư tưởng, quan điểm, tình cảm, thái độ liên quan tới giá trị sống của một con người nào đó. Và nó thường gắn liền với phẩm hạnh, tình cảm, trí tuệ, vẻ đẹp cũng như sức mạnh trong cuộc sống.

Thế nào được coi là nhân văn?
Thế nào được coi là nhân văn?

Khi người ta thường nhắc đến chủ nghĩa nhân văn tức là họ không chỉ đơn thuần đề cập đến khái niệm đạo đức. Mà chúng còn được coi là những đánh giá, nhìn nhận về mỗi con người ở các góc độ khác nhau. Những góc độ này có thể vừa có thể là môi trường, đời sống xã hội, đời sống tự nhiên,…

Còn nhân văn theo cách giải thích của từ điển Hán Nôm thì đây là từ được dùng nhằm ám chỉ những lễ nhạc giáo hóa. Nhân văn cũng có đôi khi được dùng để phiếm chỉ các hiện tượng văn hóa xảy ra trong xã hội loài người và việc đời, nhân sự.

Theo cách chiết tự nghĩa thì chúng ta có thể hiểu nhân văn theo cách giải đáp sau: “Nhân” là chỉ người, hiểu rộng ra thì đó là những đặc trưng của con người, bản chất của con người. Còn “Văn” ở đây có thể là văn hóa, văn minh hoặc văn học. Do đó, nhân văn là những nét đặc trưng thuộc về bản chất của con người kết hợp với những tri thức văn hóa, văn minh, thể hiện thông qua cách suy nghĩ, giao tiếp, lịch sử, tính truyền thống, tôn giáo, tâm linh.

Tính nhân văn là gì?

Tính nhân văn là để chỉ những tư tưởng, hành động đẹp của một người nào đó trong xã hội hiện nay. Ví dụ như vào giữa năm 2021 vừa qua, các tỉnh ở miền Nam mà đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh vừa bị càn quét bởi đợt dịch COVID-19 lớn, trong nghịch cảnh vẫn có nhiều hành động đầy ý nghĩa được tổ chức như bộ đội giúp dân đi chợ, các bác sĩ, sinh viên từ các tỉnh xung phong tiến vào tâm dịch, các bữa cơm miễn phí hỗ trợ người lao động bị mất việc,…  Nhờ vào những hành động đẹp, đầy tính nhân văn này mà biết bao con người đã cứu giúp.

Khoa học nhân văn là gì?

Khoa học nhân vân hay khoa học xã hội và nhân văn là một lĩnh có phạm vi tương đối rộng lớn, bao gồm toàn bộ những môn khoa học nghiên cứu về các vấn đề, phương diện liên quan đến con người trên thế giới. “Nhân văn” còn được gọi là “nhân văn học” – chỉ các ngành chủ yếu nghiên cứu về văn hóa của con người thông qua các phương pháp như phân tích, suy luận và có những yếu tố lịch sử trong đó. Điều này sẽ có sự khác biệt với các cách tiếp cận dựa trên nghiên cứu thực nghiệm của các ngành khoa học thuộc khối tự nhiên.

Tư tưởng nhân văn là gì theo chủ tịch Hồ Chí Minh?

Những tư tưởng nhân văn của chủ tịch Hồ Chí Minh là vô cùng phong phú, đa dạng, rất cô đọng, khái quát, rất cụ thể mà lại không hề  quá trừu tượng vì chúng tương đối gần gũi với cuộc sống con người và ai cũng có thể áp dụng được nó để tự hoàn thiện tính người, hoàn thiện nhân cách làm người của mình.

Đó là toàn bộ tất cả những quan điểm, đạo đức và chính trị bắt nguồn từ con người chúng ta với nhu cầu được giải phóng thống nhất đất nước, được độc lập toàn vẹn lãnh thổ, con người được tự do, hạnh phúc sinh sống.

Bác Hồ là người có tư tưởng nhân văn cao đẹp
Bác Hồ là người có tư tưởng nhân văn cao đẹp

Suốt cả 1 cuộc đời đấu tranh cách mạng vì sự nghiệp cao cả giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng cho con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn dành sự quan tâm đến luân lý cách mạng và đạo đức làm người.

Người nêu lên những tiêu chuẩn cần có về đạo đức cách mạng, và chính Người cũng là một kiểu mẫu sáng đáng noi theo về đạo đức cách mạng. Tư tưởng nhân văn của Hồ Chí Minh còn được thể hiện ở tấm lòng nhân ái cao cả. Lòng nhân ái của Người chính là sự kết tinh giữa truyền thống nhân ái tiến bộ của dân tộc Việt Nam từ xa xưa với chủ nghĩa nhân văn cộng sản.

Lòng nhân ái của Người không chỉ đơn giản là lòng thương người siêu giai cấp, trừu tượng mà còn là tình thương yêu giai cấp đối với những giai cấp vô sản và nhân dân lao động, những lớp người đang bị áp bức bởi sự bóc lột thống trị phi lý.

Lòng nhân ái của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng được thể hiện bằng hành động cách mạng, quá trình đấu tranh xóa bỏ ách thống trị của đế quốc, thực dân, giải phóng dân tộc và giải phóng con người.

Lý tưởng cũng như mục tiêu phấn đấu của Người là lập lại nền hòa bình, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho mọi người dân trên đất nuowcs Việt Nam và nhân dân lao động toàn thế giới. Cùng hướng tới giải phóng nhân loại cần lao và bởi sự áp bức. Do vậy, có thể nói, cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn thắm đượm tư tưởng vì nhân dân và vì nhân loại, mang tính nhân văn sâu sắc.

Xem thêm: Cầu thị là gì? Biểu hiện của người có tinh thần cầu thị

Xã hội nhân văn là gì?

Xã hội nhân văn là từ được dùng để chỉ một xã hội, một cộng đồng rộng lớn luôn lấy những giá trị nhân văn làm mục tiêu sống. Ở trong xã hội này bạn sẽ luôn cảm thấy được sự hạnh phúc và an toàn.

Ý nghĩa sâu sắc của nhân văn

Trong cuộc sống hàng ngày, con người sẽ không tồn tại theo kiểu riêng lẻ độc lập mà còn có những mối quan hệ khác với xã hội, cộng đồng. Có thể thấy nhân văn là giá trị vô cùng quan trọng và mang nhiều ý nghĩa sâu sắc đối với con người nói riêng và toàn xã hội nói chung.

Nhân văn được thể hiện ở mọi mặt đời sống khi nó là giá trị đạo đức tốt đẹp của con người muôn đời muốn hướng tới. Nhân văn sẽ giúp con người dễ dàng hoàn thiện được nhân cách cho bản thân và giúp phần người của con người được hoàn chỉnh nhất, luôn “sống là cho, đâu chỉ nhận về riêng mình”.

Nhân văn sẽ làm cho cuộc sống có ý nghĩa, tốt đẹp và phần nào tử tế hơn. Những giá trị nhân văn sâu sắc cũng luôn được xã hội đề cao và mong muốn được nhân lên, mở rộng và phát huy càng ngàng càng rộng hơn nữa. Từ xưa đến nay chủ nghĩa nhân văn cũng là một bản sắc chủ đạo của truyền thống văn hoá người Việt Nam. Chủ nghĩa nhân văn truyền thống của Việt Nam đã được sản sinh và nuôi dưỡng trong xuyên suốt lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm cho tới tận ngày nay.

Hành động đẹp của người cảnh sát giao thông
Hành động đẹp của người cảnh sát giao thông

Tư tưởng và lối sống nhân văn được biểu hiện thế nào?

Khi một con người có cho mình lối sống nhân văn thì họ sẽ có những biểu hiện nổi bật như sau:

  • Luôn sống vô cùng chân thật với những cảm xúc của mình

Một con người có lối sống nhân văn thì họ sẽ luôn biết cách để thể hiện tình cảm chân thật của mình đối với mọi sự vật, hiện tượng xung quanh. Họ sẽ không biết thế nào là sự giả tạo, không bao giờ thể hiện một thái độ tình cảm sai lệch hoàn toàn với những gì họ đang suy nghĩ.

Một người sống nhân văn cũng sẽ không tồn tại sự ganh ghét, đố kỵ, không có tính tham sân si hay thể hiện quá rõ cái “tôi” của mình trong các mối quan hệ. Thay vào đó, họ sẽ biết đồng cảm sâu sắc hơn trước những đau đớn, khó khăn của người khác, đồng thời họ cũng biết cảm thấy vui mừng cho sự vui mừng của người khác.

  • Sống với tinh thần độ lượng, vị tha, khoan dung

Lối sống nhân văn còn được thể hiện rất rõ ràng khi bạn biết cách buông bỏ đúng lúc. Đặc biệt, bạn sẽ biết cách bỏ qua tất cả những sai lầm của người khách, độ lượng, vị tha hơn trong mọi vấn đề để tâm hồn luôn cảm thấy an yên, thoải mái nhất.

  • Yêu thích cái đẹp, yêu thiên nhiên và luôn mong muốn được khắc phục, giải thích thiên nhiên

Một lối sống nhân văn còn được thể hiện vô cùng rõ ràng thông qua sự cảm nhận cái đẹp ở mỗi người, họ luôn trân trọng, dành tình cảm tuyệt đối cho cái đẹp. Lối sống nhân văn cũng được thể hiện qua tình yêu với thiên nhiên, mong muốn được khám phá, chinh phục và giải thích những hiện tượng thiên nhiên kỳ bí chưa có lời giải đáp.

  • Luôn có 1 tinh thần độc lập tự cường trong mọi tình huống

Dân tộc Việt Nam của chúng ta từ xưa tới nay đã luôn có khát vọng cháy bỏng về 1 cuộc sống độc lập tự cường. Và đó cũng chính là giá trị to lớn mà mỗi người trong chúng ta đều đang hướng đến. Lối sống nhân văn sẽ dần trở nên vô nghĩa hơn nếu chúng ta không thể dành tình cảm của mình cho đất nước, cho quê hương, cho đồng bào của mình và yêu cuộc sống hòa bình, mong muốn độc lập tự cường của dân tộc. Đồng thời, những người mang trong mình lối sống nhân văn còn luôn luôn đề cao 1 tinh thần bất khuất, bất diệt và sẵn sàng đứng lên để bảo vệ kẻ yếu, đứng về phía lẽ phải.

  • Ngợi ca những phẩm chất đáng quý của con người

Con người ai cũng tồn tại những phẩm chất tốt đẹp mang tính đặc trưng riêng biệt. Việc quan sát, đánh giá cũng như đề cao phẩm giá tốt của một người cũng chính là lối sống có nhân văn mà chúng ta đang hướng đến. Việc tìm thấy được phẩm chất tốt của một người và ca ngợi họ cũng chính là 1 cách tốt để bạn xóa bỏ những phần chưa hoàn hảo trong con người đó.

Hiến máu là 1 nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tính nhân văn sâu sắc
Hiến máu là 1 nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tính nhân văn sâu sắc
  • Khát vọng về 1 nên công lý được thực thi

Lối sống nhân văn chắc hẳn sẽ thiếu đi một phần vô cùng quan trọng nếu bạn thiếu đi khát vọng về công lý. Chính những niềm tin, khát vọng hạnh phúc cũng như mong muốn được cái thiện luôn chiến thắng chính là cách tốt nhất giúp bạn nhận định đúng đắn hơn về cuộc sống và con người. Đặc biệt, nhờ có những khát vọng công lý mà cuộc sống cũng dần trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết.

Xem thêm: Định kiến là gì? nguyên nhân & tác hại về những định kiến trong xã hội

Khái niệm chủ nghĩa nhân văn là gì ?

Với những người thường xuyên nghiên cứu về khoa học xã hội, họ đưa ra nhận định rằng chủ nghĩa nhân văn (hay chủ nghĩa nhân bản nhưng lưu ý từ nhân bản còn mang các nghĩa khác) là một nhánh triết học thiên về luân lý lớn. Đó là một thế giới quan chuyên chú vào những lợi ích, giá trị và phẩm giá của con người. Nó cổ xúy cho giáo dục nhân văn, tôn trọng giá trị con người.

Trong thời hiện đại bây giờ, các phong trào nhân văn chủ nghĩa hầu hết đều là phi tôn giáo. Nó gắn liền với chủ nghĩa thế tục và một sự nhân sinh quan phi thần. Nó đề cử việc đảm trách đi tìm ra các chân lý và đạo đức bằng những phương tiện của con người tạo nên. Nhưng cũng từ đó để có thể phục vụ các lợi ích của con người. Trong khi chú trọng tới khả năng tự quyết định của loài người thì chủ nghĩa nhân văn sẽ bác bỏ những biện hộ tiên nghiệm như là sự hệ thuộc vào tín ngưỡng, vào những cái siêu tự nhiên hoặc những văn bản được coi là thiên khải.

Tìm hiểu giá trị nhân văn trong văn học

Giá trị nhân văn chính là một trong những giá trị quan trọng được đề cập tới trong một tác phẩm văn học. Giá trị nhân văn có thể được hiểu là những giá trị đẹp đẽ của 1 con người. Một tác phẩm có giá trị nhân văn có thể là tác phẩm biểu hiện được vẻ đẹp của 1 con người thể hiện thông qua những giá trị về mặt tinh thần như: Vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp về trí tuệ, tình cảm,…

Tác phẩm có tính nhân văn luôn luôn hướng tới việc khẳng định và đề cao giá trị của con người. Nhân văn chính là thước đo chính xác của giá trị văn học, khẳng định tấm lòng cũng như sự trăn trở của tác giả đối với cuộc sống của con người. Đồng thời, nó cũng giúp kết nối những giá trị, những con người ở từng thời kỳ xã hội khác nhau. Giá trị nhân văn là gì đã được thể hiện vô cùng đậm nét qua nhiều tác phẩm văn học.

Giá trị nhân văn là một giá trị vô cùng đặc sắc, thể hiện vẻ đẹp của con người là 1 hệ tư tưởng xuyên suốt trong các câu chuyện. Giá trị nhân văn sẽ đem đến cảm xúc rất dạt dào cho tác giả và đem đến 1 sự hấp dẫn và lôi cuốn người đọc.

Thông qua bài viết này, chúng tôi mong muốn truyền tải đến mọi người 1 thông điệp và ý nghĩa sâu sắc của nhân văn là gì. Mục đích là để giúp các bạn có cái nhìn tốt hơn trong cuộc sống này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *