Định kiến là gì? nguyên nhân & tác hại về những định kiến trong xã hội

Trước một vấn đề khó xác định nào đó trong cuộc sống thì con người thường bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân của mình. Tuy nhiên, một số ý kiến được đưa ra lại rất chủ quan, không chính xác và thiếu tính căn cứ. Và những ý kiến như vậy sẽ được gọi là định kiến. Vậy khái niệm định kiến là gì? Nguyên nhân và tác hại của định kiến trong xã hội ngày nay được thể thiện ra sao? Mời bạn đọc tìm hiểu sâu hơn trong bài viết này của muahangdambao.com nhé!

Tìm hiểu định kiến là gì?

Nếu hiểu theo một cách tổng quát nhất thì định kiến chính là những ý kiến, quan điểm của 1 hoặc là 1 nhóm đối tượng nào đó. Và dễ dàng nhận thấy những ý kiến, quan điểm này được hình thành trước khi có các nhận thức chính xác về 1 vấn đề nào đó. Hay nói cách khác thì định kiến có phần tương đối chủ quan, xa rời vời với thực tế và có độ chính xác không cao.

Như thế nào là định kiến?
Hiểu rõ hơn định kiến là gì?

Hầu như trong bất cứ 1 vấn đề nào hiện nay cũng sẽ tồn tại định kiến. Chẳng hạn, đã có không ít định kiến về giới tính như hủ tục trọng nam khinh nữ, phẩm chất, phẩm hạnh của phụ nữ hay việc kỳ thị giới tính thứ 3 cũng dần được hình thành. Những định kiến đó mặc dù vẫn có sự thay đổi theo thời gian nhưng điều đáng buồn là chúng vẫn còn phổ biến ở rất nhiều nơi.

Những dạng thức tồn tại khác nhau của định kiến

Có thể dễ dàng thấy rằng định kiến rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Định kiến có thể dựa trên nhiều yếu tố bao gồm giới tính, chủng tộc, tuổi tác, quốc tịch, khuynh hướng tình dục, địa vị kinh tế xã hội và tôn giáo…. Một số dạng định kiến mà chúng ta thường gặp nhất bao gồm:

+ Sự phân biệt chủng tộc, sắc tộc.

+ Phân biệt đối xử về phương diện giới tính.

+ Phân biệt giai cấp, tầng lớp xã hội.

+ Hội chứng ghê sợ, khinh thường đồng tính.

+ Chủ nghĩa tự tôn dân tộc.

 + Định kiến sâu sắc về tôn giáo.

+ Chủ nghĩa phân biệt tuổi tác giữa người với người.

+ Hội chứng bài ngoại hoặc sính ngoại.

+ Định kiến về những khuôn mẫu có sẵn.

Sự khác nhau giữa định kiến và thành kiến là gì?

Định kiến: Chính là những quan điểm của cộng đồng nơi mà bạn đang sinh sống và nó có trước khi bạn sinh ra rồi bạn là người thừa hưởng trong quá trình sống và học tập ở đó. Vì vậy nên cụm từ “định kiến xã hội” là chúng đã có sẵn trong xã hội này rồi.

Thành kiến: Trong khi đó, thành kiến lại là những quan điểm, ý kiến cá nhân do chính bạn tự xây dựng nên cho mình chứ nó không hề có sẵn trong cộng đồng. Ví dụ bạn xảy ra va chạm với một người đồng nghiệp nên có ấn tượng vô cùng tiêu cực với anh ta. Và cũng chính từ đó, bạn có những thành kiến với anh ta, rằng đây là một kẻ vô cùng xấu tính, ích kỷ, lúc nào cũng muốn hãm hại người khác.

Lấy các ví dụ về định kiến xã hội

Sau đây là một số định kiến trong xã hội ngày nay ở nhiều quốc gia để bạn có thể hiểu được định kiến có tác hại như thế nào.

  • Cho đến thế kỷ 20, phụ nữ không có quyền được tham bỏ phiếu ở bất kỳ quốc gia nào vì họ bị coi là có vai trò “thấp kém” hơn đàn ông. Mặc dù, thế giới đã có nhiều thay đổi nhưng ngày nay vẫn còn những quốc gia không chấp thuận quyền bầu cử của phụ nữ như là Ả Rập Saudi.
  • Cũng tại Ả Rập Saudi, phụ nữ không có quyền được lái xe. Khi họ đi ra đường mà có đàn ông đi cùng thì họ phải đi phía sau người đàn ông.
  • Thế chiến thứ hai xảy ra là do định kiến ​​đối với người Do Thái, người da đen.
  • Ở Afghanistan, khi phong trào Taliban bùng nổ và đứng lên thống lĩnh đất nước thì người phụ nữ không được đi học. Ngoài ra, họ cũng không thể ra khỏi nhà mà không có khăn che mặt.
  • Ở Hoa Kỳ, cho tới những năm 1960, người da đen tuyệt đối không được ngồi trên ghế đầu tiên của xe buýt. Đồng thời họ cũng không thể sử dụng nhà vệ sinh công cộng giống như người da trắng. Người da đen cũng bị cấm uống nước từ các nguồn nước được sử dụng bởi người da trắng.
  • Khi gặp một người xăm trổ đầy mình thì bản thân cá nhân nhiều người sẽ có định kiến rằng họ là dân anh chị, tính cách hổ báo, dân xã hội đen chuyên đ.â.m thuê, c.h.é.m m.ư.ớ.n. Đây chính là định kiến về con người, chỉ thông qua vẻ bề ngoài đã đưa ra đánh giá mà không cần biết tính cách họ ra sao.
  • Còn đối với những người thuộc thế giới thứ 3 thì định kiến xã hội với họ còn nặng nề hơn cả. Định kiến xã hội thường cho rằng những người này có vấn đề về mặt tâm lý, nam không ra nam mà nữ cũng không ra nữ.
Hành động kỳ thị cộng đồng LGBT đáng lên án
Hành động kỳ thị cộng đồng LGBT đáng lên án
  • Sau vụ tấn công khủng bố vào ngày 11 tháng 9 nhắm vào nước Mỹ, những người dân ở Trung Đông hoặc có những đặc điểm tương tự đều bị xem thường với thái độ khinh miệt. Họ bị buộc tội về bất cứ cuộc tấn công nào có liên quan đến chất nổ nhưng thực tế họ chính là nạn nhân của định kiến vì không phải ai cũng đồng tình với bạo lực.
  • Còn rất nhiều công ty tuyển nhân viên là nữ nhưng lại không trao cho họ cơ hội để phát triển và thăng tiến trong công việc như dành cho nam giới.

Xem thêm: Tiềm thức là gì? Phân biệt tiềm thức, ý thức & vô thức

Nguồn gốc của định kiến bắt đầu từ đâu?

Như đã nói ở trên thì định kiến đã được hình thành trong một khoảng thời gian dài và có thể được truyền lại cho những thế hệ sau thông qua các tập tục thời xưa của cộng đồng.

Ban đầu có thể là vì muốn giữ vị thế có lợi nhất cho bản thân mình nên người ta đã đặt ra những luật lệ, quy tắc hà khắc và có phần cảnh giác với một nhóm hoặc một cộng đồng khác.

Ví dụ, những người đàn ông luôn muốn được giữ vị thế thống trị trong gia đình của mình và xã hội nên đặt ra các quy tắc khắt khe hơn cho người phụ nữ và tạo thành thái độ không tôn trọng phụ nữ.

Chính từ đó đã hình thành nên định kiến giới và cứ thế định kiến giới tồn tại cho đến tận ngày nay thông qua các tục lệ và các quy tắc xã hội khác. Có đôi khi, người ta cũng cảm thấy nó rất vô lý nhưng do nó đã tồn tại quá lâu đời nên ăn sâu vào tiềm thức con người. Thậm chí ăn sâu vào tiềm thức của chính người bị gán cho định kiến ấy. Thế nên, muốn xóa bỏ đi định kiến này thì cần phải có thời gian rất dài.

Quan niệm không chính xác về một vấn đề xã hội hoặc về một nhóm người nào đó cũng chính là nguồn gốc để dẫn đến định kiến xã hội. Ví dụ, người ta vẫn quan niệm rằng: “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” nên không thể hi vọng rằng con dâu sẽ thương bố mẹ chồng hay con rể thương bố mẹ vợ. Do có quan niệm như vậy nên đã dẫn đến những định kiến với con dâu, con rể (những người được cho là khác máu tanh lòng).

Họ thường cho rằng con dâu, con rể sẽ không bao giờ yêu thương mình như con ruột nên cũng không dại gì mà thương lại họ cả. Nhưng thực tế lại khác, ó rất nhiều cô con dâu sống có tình cảm và trách nhiệm với bố mẹ chồng. Tuy nhiên, do những câu ca dao, tục ngữ, những câu chuyện được truyền miệng từ xa xưa làm cho người đời hiểu sai lệch đi và dần dần hình thành nên những quan niệm không đúng dẫn đến định kiến về người làm dâu, làm rể.

Nguyên nhân của định kiến được hình thành như thế nào?

Những những định kiến trong xã hội thường được hình thành từ những phương diện như sau:

Sự cạnh tranh trong xã hội

Dựa theo quan điểm này thì định kiến được ra đời từ các cuộc cạnh tranh giữa những nhóm xã hội khác nhau về những tiện nghi giá trị cũng như cơ hội. Thành viên của những nhóm liên quan sẽ tiếp tục nhìn nhận ngày càng tiêu cực về nhau. Họ “dán nhãn” cho nhau là kẻ thù, coi nhóm mình là nhóm có đạo đức tối thượng chuẩn mực. Từ đó dựng lên rào cản ở giữa 2 bên và sự thù địch giữa họ ngày càng trở nên sâu sắc hơn.

Và kết quả tất yếu là từ những cuộc cạnh tranh vô cùng đơn giản chẳng liên quan gì tới oán hận và thù ghét thì đã dần phát triển thành những định kiến gay gắt hơn. Thậm chí những cuộc cạnh tranh kiểu như này thường dẫn tới mâu thuẫn trực tiếp, công khai và xuất hiện những hành vi có tính xâm khích, bạo lực.

Những “cuộc đua” trong cuộc sống cũng hình thành định kiến
Những “cuộc đua” trong cuộc sống cũng hình thành định kiến

Sự bất bình đẳng trong xã hội

Trong bất cứ 1 xã hội nào cũng sẽ tồn tại những địa vị xã hội không ngang bằng nhau. Các cá nhân thường không có sự bình đẳng với nhau về mặt cơ hội, lợi ích, về các giá trị… và chính sự không ngang bằng này sẽ dễ dàng làm phát sinh những định kiến.

Những người có định kiến thường tự đánh giá vị trí của mình cao hơn hẳn so với người khác và bằng thái độ cực kỳ kiêu ngạo và kẻ cả, họ thường khá yên tâm về giá trị của bản thân mình.

Họ cũng tự cho mình cái quyền được đi phán xét người khác, họ cho mình là tốt nhất, cao quý hơn còn những người thuộc vào những nhóm xã hội khác thì bị gán cho những đặc điểm tiêu cực và bị đối xử không công bằng và không ưu ái.

Theo một số nhà nghiên cứu thì lúc này định kiến là sự hợp lý hóa bất bình đẳng trong xã hội và nó đa được sử dụng như một công cụ để chứng minh cho tính đúng đắn của nhóm người có thế lực lẫn tiền bạc vì sở hữu nhiều giá trị cao hơn.

Tính xã hội hóa

Định kiến trong xã hội cũng được hình thành thông qua quá trình xã hội hóa ngay từ khi những đứa trẻ bắt đầu được sinh ra. Môi trường trong gia đình, đặc biệt là những khuôn mẫu do bố mẹ đặt ra là nguồn hiểu biết quan trọng nhất đối với trẻ em.

Thông qua bố mẹ, đứa trẻ có thể hiểu và tiếp xúc với thế giới bên ngoài, từ đó hình thành nên xu hướng lặp lại những gì mà bố mẹ hay người lớn đã dạy dỗ nó. Vì vậy những kinh nghiệm đầu tiên trong cuộc đời có thể có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất định đến sự hình thành định kiến.

Những khuôn mẫu cứng nhắc trong nhận thức

Trong hoàn cảnh bị thiếu hụt thông tin thì kinh nghiệm sống hạn chế sẽ khiến chúng ta thường lựa chọn giải pháp dễ dàng nhất để giải các bài toán về người khác.

Chúng ta sẽ có xu hướng xếp những con người rất đa dạng vào những nhóm đơn giản và đưa ra những kết luận sai lầm về họ. Chúng ta cũng thường có xu hướng dựa vào những khuôn mẫu nhận thức đã có sẵn để đánh giá hơn là tìm hiểu về chúng để có một sự phản ánh chính xác hơn.

Hình tượng trong xã hội

Trong xã hội hiện nay thường tồn tại những biểu tượng  xã hội điển hình. Chẳng hạn trong xã hội Mỹ thì người da trắng sẽ có quan niệm như những người có lòng tốt, trong sạch và cực kỳ thông minh. Trong khi đó những người da đen lại bị liên tưởng là những kẻ bệnh hoạn, ác độc, ngu dốt và không có tinh thần trách nhiệm. Những biểu tượng xã hội tiêu cực này đã khiến cho nhóm thiểu số không chỉ là nạn nhân của sự phân biệt đối xử mà còn khiến họ đánh mất niềm tin vào những giá trị của bản thân mình.

Tại trường học

Trường học thường được đánh giá là một trong những nguồn gốc hình thành nên định kiến vì nhiều định kiến đã được ra đời từ chính những ảnh hưởng của trường học.

Sách giáo khoa được dùng trong nhà trường chính là một sự chuyển tiếp hàng đầu trong việc tập luyện các định kiến. Việc học trong nhà trường chính là là một trong những hình thức phổ biến để phát triển và duy trì định kiến thông qua sự hấp thụ nhập tâm những khuôn mẫu xuất phát từ sách vở.

Định kiến cũng được xây dựng từ môi trường giáo dục
Định kiến cũng được xây dựng từ môi trường giáo dục

Kiểu hình của thần kinh

Quan điểm này cũng cho rằng những người thuộc vào kiểu hình thần kinh yếu (trong đó quá trình ức chế thường mạnh mẽ hơn quá trình hưng phấn) sẽ là những người có yếu tố thuận lợi để phát triển các định kiến.

Những người có kiểu hình thần kinh như thế này thường không quá linh hoạt, tương đối rụt rè và tự ti. Khi gặp phải những tình huống không thuận lợi họ thường suy nghĩ một cách vô cùng tiêu cực, thậm chí có phần bệnh hoạn.

Họ rất ngại giao du và nếu buộc phải tiếp xúc trực tiếp với người khác thì thái độ của họ cũng rất thiếu cởi mở và không thể lường trước được. Họ là những người rất khó khăn trong việc có thể chấp nhận những giá trị mới và ít có sự thích nghi với những biến động thường xuyên của môi trường.

Xem thêm: Lòng tự trọng là gì? Ý nghĩa và biểu hiện lòng tự trọng trong tình yêu

Tác hại của định kiến đối với xã hội hiện nay

Tác giả của cuốn tiểu thuyết trinh thám vô cùng nổi tiếng của Nhật Bản là Higashino Keigo đã từng nói rằng: “Trên thế giới này chỉ có duy nhất hai thứ chúng ta không thể nhìn thấy trực tiếp: “Một là mặt trời và hai chínhlà nhân tâm.”

Không muốn nhìn thấy người khác sống tốt hơn mình, khác biệt với mình chính là một trong những tội ác lớn nhất đến từ bản chất con người. Từ đó, con mắt của chúng ta sẽ bị che mờ bởi những định kiến về bề ngoài mà quên mất rằng chỉ có tính cách bên trong mới là giá trị cốt lõi quan trọng nhất làm nên một con người.

Ví dụ như trường hợp của Mạc Văn Úy, đây là một nữ ca sĩ, diễn viên vô cùng nổi tiếng người Hồng Kông, người đẹp mang nét quyến rũ lai giữa 4 dòng máu Trung Quốc, xứ Wales, Đức và Iran từng khiến cả “vua hài” Châu Tinh Trì phải say đắm.

Mặc dù đã bước sang tuổi trung niên nhưng Mạc Văn Úy vẫn giữ được cho mình vẻ ngoài xinh đẹp, gợi cảm của mình khi mặc những mẫu trang phục diễn khoe lưng trần gợi cảm và đôi chân thon dài trong những tour diễn vòng quanh thế giới kỉ niệm 25 năm hoạt động nghệ thuật của mình.

Sau khi những bức ảnh ấn tượng này được đăng lên mạng Internet thì cư dân mạng đã vô cùng kinh ngạc và không tiếc lời khen ngợi cũng như tò mò về bí quyết ăn uống cũng như phương pháp tập thể dục giữ dáng đẹp của cô.

Tuy những lời tán dương ấy không thuộc số ít nhưng lại có một bộ phận đông đảo không kém liên tục tỏ vẻ khó chịu và bình luận ác ý: “Tại sao đã có chồng rồi mà cô ấy vẫn còn ăn mặc kiểu này nhỉ?”, “Gần 50 tuổi rồi mà vẫn ăn mặc hở hang vậy không thấy xấu hổ với người khác hay sao?” hoặc “Biết là dáng cô đẹp rồi nhưng có cần thiết phải cố tình khoe ra như vậy không?”…

Mạc Văn Uý bị tấn công bởi những định kiến cổ hủ, lạc hậu
Mạc Văn Uý bị tấn công bởi những định kiến cổ hủ, lạc hậu

Nói trong nói ngoài thì đều là tỏ ý: Cô đã lớn tuổi như vậy rồi thì đừng có ăn mặc hở hang gợi cảm thế nữa. Nhưng ai là người đã đưa ra quy định độ tuổi giới hạn cho phép người phụ nữ được thể hiện vẻ đẹp và sự gợi cảm của mình vậy nhỉ? Cứ quá độ tuổi đó thì nhất định phải biến bản thân trở thành con người xấu xí hay sao?

Và điều đáng sợ nhất của bộ phận số đông đang duy trì cái nhìn định kiến này chính là ở chỗ họ luôn coi định kiến của bản thân mình là sự thường thức, là suy nghĩ có tính phổ thông, phổ biến với tất cả mọi người xung quanh. Sau đó, họ sẽ tự cho mình cái quyền được đánh giá, phán xét, chỉ trỏ về hành động của người khác một cách dĩ nhiên.

Những người mang trong mình những tư tưởng định kiến thường chỉ sống trong vốn kinh nghiệm và nhận thức hạn hẹp của chính bản thân mình. Họ chỉ nhìn một khía cạnh của sự vật nhưng lại nghĩ rằng bản thân mình đã nhìn thấu tất cả toàn bộ bản chất của nó.

Trong xã hội, nếu chỉ đánh giá người khác thông qua định kiến, như định kiến về hình xăm thì hệ quả đầu tiên mà chúng ta đánh giá không đúng về họ, từ đó sẽ dẫn đến những hành xử hoặc quyết định sai lầm, gây nên những tổn hại đến lợi ích vật chất cũng như tinh thần của người khác, của chính mình và cũng có thể của tất cả mọi người xung quanh.

Người bị hiểu nhầm nặng nề thì bị ức chế tâm lý và dần thui chột tài năng… Còn đối với người đánh giá sai về người khác cũng không thể nào giao tiếp tốt với những người khác được nữa, từ đó các mối quan hệ xã hội sẽ dần có nguy cơ bị rạn nứt hoặc đổ vỡ không thể cứu vãn.

Mong rằng những thông tin mà chúng tôi mới đề cập trên đây đã giúp bạn đọc nắm được khái niệm định kiến là gì, nguyên nhân cũng như những tác hại tiêu cực mà nó đem lại cho xã hội ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *