Tết đoan ngọ 2021 vào ngày nào? Nguồn gốc, ý nghĩa ngày tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ (còn được gọi là tết Đoan Dương) là dịp lễ lớn và khá quan trọng của người Việt. Vậy tết Đoan Ngọ là ngày gì? Tết Đoan Ngọ 2021 là ngày bao nhiêu? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày tết này như thế nào? Để giải đáp những thắc mắc trên, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây!

Tết Đoan Ngọ là gì? Tết Đoan Ngọ 2021 vào ngày nào?

Tết Đoan Ngọ tiếng anh được viết là Mid-year Festival; thường được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm. Đây là ngày lễ truyền thống được tổ chức tại nhiều quốc gia Châu Á như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam, Nhật Bản,…

Như vậy, tết Đoan Ngọ 2021 được tổ chức vào ngày mùng 5/5  âm lịch, tức là ngày 14/6/2021 (theo lịch Dương). Lễ cúng ngày tết này thường bắt đầu từ vào lúc giữa trưa, khoảng từ 11 giờ đến 13 giờ chiều là chuẩn nhất. Tuy nhiên hiện nay, có nhiều gia đình chuẩn bị lễ vật và cúng vào buổi sáng sớm.

Tết Đoan Ngọ 2021 ngày bao nhiêu?
Tết Đoan Ngọ 2021 ngày bao nhiêu?

Ngày tết Đoan Ngọ của một số quốc gia

Tại Trung Quốc

Tết Đoan Ngọ tiếng Trung được viết là 端午节 (Phiên âm: Duānwǔ jié). Đây là một lễ hội truyền thống của Trung Quốc có lịch sử khá lâu đời. Vậy tết Đoan Ngọ Trung Quốc bắt nguồn từ đâu?

Theo nhiều tài liệu ghi chép, ở thời Chiến Quốc có một đại thần nước Sở tên là Khuất Nguyên. Ông là một trung thần và là nhà văn hóa nổi tiếng. Tương truyền, Khuất Nguyên là đã viết bài thơ “Lý Dao” để thể hiện tâm trạng đau buồn khi đất nước bị suy vong, vua quan trong triều đình không màng đến dân chúng.

Vì không khuyên nhủ được vua Hoài Vương, lại bị gian thần hãm hại, Khuất Nguyên đã ôm một tảng đá và nhảy xuống sông Tịch La vào ngày mùng 5/5. Nhận được tin này, người dân vô cùng đau buồn và hò nhau chèo thuyền xuống sông để vớt xác ông lên nhưng không thấy. Vì vậy, họ liền đổ gạo xuống sông để cá và các sinh vật dưới sông không động đến thân xác của ông.

Từ đó trở đi, cứ đến ngày 5/5, người dân địa phương lại chèo thuyền ra sông và mang theo gạo để tế Khuất Nguyên. Mãi về sau này, người ta mời thay thuyền rồng bằng thuyền con, dùng bánh tro thay cho gạo để tế lễ. Sau đó, lễ tế Khuất Nguyên được đổi thành ngày tết Đoan Ngọ.

Khám phá tết đoan ngọ ở Trung Quốc
Khám phá tết đoan ngọ ở Trung Quốc

Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam

Tương truyền, cứ vào khoảng đầu tháng 5, thời tiết chuyển mùa, sâu bệnh kéo đến khiến nông sản bị hư hỏng, thất thoát rất nhiều. Trong khi người dân còn đang hoang mang không biết làm thế nào để diệt sâu bọ thì có một ông lão từ phương xa đi đến, tự xưng là Đôi Truân. Ông đã bảo dân chúng lập đàn cúng gồm bánh tro và trái cây có vị chua rồi ra trước nhà vận động thể dục sẽ giải quyết được vấn nạn này.

Người dân làm theo chỉ dẫn của ông và chỉ một lúc sau, lũ sâu bọ ngã ra rũ rượi. Dân chúng rất biết ơn, định cảm tạ thì ông lão đã biến mất. Trước lúc đi, ông lão còn dặn thêm hàng năm vào ngày này, cứ làm theo những gì ông nói sẽ giải quyết được lũ sâu bọ.

Từ đó trở đi, cứ vào ngày này, dân ta lại chuẩn bị mâm lễ cúng để xua đuổi sâu bọ, cầu mong một mùa màng bội thu. Đồng thời, dân ta còn gọi ngày tết Đoan Ngọ với cái tên dân dã, tết diệt sâu bọ.

Thực tế, trong văn hóa của người Việt, ngày mùng 5/5 âm lịch còn là ngày giỗ Quốc Mẫu  u Cơ. Bên cạnh đó, ngày mùng 5 tháng 5 ở một số vùng đồng bằng Nam Bộ còn gọi là ngày “Vía Bà” thuộc tín ngưỡng thờ Linh Sơn Thánh Mẫu trên núi Bà Đen,…

Tại Nhật Bản

Tết Đoan Ngọ tiếng Nhật được viết là 端午の節句. Đây là một ngày lễ dành riêng cho các bé trai.

Vào dịp lễ này, người dân Nhật sẽ treo cờ cá chép (tượng trưng cho những bé trai khỏe mạnh) với ý nghĩa cá vượt vũ môn và trang trí thêm bộ áo giáp Kabuto thể hiện ước nguyện của bậc cha mẹ mong muốn con mình được thành đạt trong cuộc sống.

Thông thường, mỗi nhà sẽ treo khoảng từ 3 – 5 cờ với nhiều màu sắc như: xanh tím, xanh lam, xanh lá, đen và đỏ. Bên cạnh đó, họ trưng bày trong nhà tượng chú bé Kintaro đang cưỡi cá koi và mang áo giáp hoặc nón giáp Samurai.

Hình ảnh cờ cá chép trong ngày tết Đoan ngọ của Nhật
Hình ảnh cờ cá chép trong ngày tết Đoan ngọ của Nhật

Ý nghĩa của tết Đoan Ngọ

Ở Việt Nam, tết Đoan Ngọ là thời gian chuyển mùa, tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển gây hại cho mùa màng và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì vậy vào ngày tết này, dân chúng thường chuẩn bị mâm lễ cúng để “xua đuổi sâu bọ”,  đón thời tiết mới và cầu mong mùa màng bội thu.

Không chỉ vậy, đây còn là dịp để các thành viên trong gia đình sum vầy bên nhau. Trong ngày tết này, nhiều người con làm ăn xa quê cũng cố gắng thu xếp công việc để trở về bên gia đình.

Tết Đoan Ngọ cúng những gì?

Theo truyền thống, mâm cúng vào ngày Đoan Ngọ gồm có:

  • Hương, hoa tươi, vàng mã, nước trắng
  • Rượu cẩm, rượu nếp: Theo quan niệm dân gian, vào ngày mùng 5/5 các ký sinh trùng nằm sâu trong bụng ngoi lên, chúng ta sẽ tận dụng thời gian đó để loại bỏ bằng cách ăn những thức ăn có vị chua, chát, cay; trong đó nổi bật nhất là rượu cẩm, rượu nếp. Hơn nữa, nếu thưởng thức món rượu này vào buổi sáng sớm sau khi thức dậy thì lại càng hiệu quả.
  • Bánh tro: Đây cũng là món ăn không thể thiếu được trong lễ cúng tết Đoan Ngọ của người dân Nam Bộ, Nam Trung Bộ và một số khu vực của miền Bắc Việt Nam. Bánh có màu vàng sẫm, được gói thuôn dài hoặc hình chóp tam giác tùy từng khu vực. Bánh được làm với 3 loại nhân là: nhân mặn, nhân ngọt và không có nhân.
  • Trái cây: Với mục đích “tiêu diệt sâu bọ trong người” nên trong lễ cúng không thể thiếu các loại quả có vị chua như xoài, đào, vải, mận,…. Theo quan niệm dân gian, vị chua trong các loại quả này sẽ giúp tiêu diệt các “mầm mống” của các loại ký sinh.

Ngoài ra, một số khu vực còn chuẩn bị thêm chè trôi nước, thịt vịt, chè kê trong mâm cúng tết Đoan Ngọ.

Mâm lễ cúng ngày tết Đoan Ngọ
Mâm lễ cúng ngày tết Đoan Ngọ

Tham khảo văn khấn mùng 5 tháng 5 tết Đoan Ngọ 2021

Bài văn khấn mùng 5 tháng 5 chuẩn
Bài văn khấn mùng 5 tháng 5 chuẩn

Các phong tục trong ngày lễ Đoan Ngọ ở Việt Nam

Ở Việt Nam, ngoài tục giết sâu bọ, một số khu vực còn có các tục lễ khác như:

  • Hái thuốc: Theo lệ, cứ vào khoảng 12 giờ trưa, người dân lại rủ nhau đi hái lá thuốc như: ngải cứu, đinh lăng, lá mùi,… Bởi theo quan niệm, những vị thuốc được hái vào ngày lễ này đều rất tốt, có khả năng chữa bệnh.
  • Tắm lá mùi: Ở một số khu vực, vào ngày tết Đoan Ngọ, người ta thường hái những cây mùi già về đun nước để tắm với mong muốn có thể giải trừ được vận xui và khí độc ra khỏi cơ thể.

Một số lưu ý cần biết trong ngày tết Đoan Ngọ

Theo quan niệm dân gian, vào ngày tết Đoan Ngọ, chúng ta cần tránh KHÔNG làm những điều sau:

  • Vứt giày dép, đồ dùng lộn xộn bởi theo quan niệm dân gian, giày dép có cách phát âm gần giống với từ “tà”. Vì vậy, nếu để giày dép không đúng trong ngày tết Đoan Ngọ sẽ rất dễ chiêu dụ tà khí.
  • Làm rơi tiền: Rơi ví hay tiền vào ngày tết này sẽ khiến bạn mất tài lộc, tài vận đi xuống.
  • Mua các vật phẩm có hình kỳ quái: Những vật phẩm có hình kỳ quái hoặc không rõ nguồn gốc có thể rước thêm tà khí, vận xui về cho gia chủ.
  • Dừng chân ở những nơi âm u: Nếu xuất hành trong ngày này thì nên tránh những nơi có âm khí nặng, dễ chiêu tài khí như: đám ma, bệnh viện,…

Ngoài những điều cần tránh trên thì “Tết Đoan Ngọ có được nghỉ không?” cũng là câu hỏi nhận được sự quan tâm của nhiều người, nhất là những người đi học, đi làm xa quê. Theo quy định, vào ngày tết này, tất cả người lao động vẫn làm việc bình thường, không được nghỉ. Tuy nhiên, nếu có thể, hãy cố gắng sắp xếp thời gian, công việc để trở về bên gia đình.

Mong rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc tết Đoan Ngọ 2021 là ngày bao nhiêu cũng như nguồn gốc, ý nghĩa của ngày tết này.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *