Liêm khiết là gì? Biểu hiện và cách rèn luyện đức tính liêm khiết

Liêm khiết là một trong những phẩm chất cao quý của con người và không phải ai cũng có được. Vậy bạn hiểu liêm khiết là gì? Biểu hiện và rèn luyện liêm khiết như thế nào? Mời bạn đọc cùng với chúng tôi tìm hiểu nhé!

Liêm khiết là gì?

Theo như từ điển mở rộng thì “liêm khiết” là một thuật ngữ có nguồn gốc từ chữ Hán, là một tính từ chỉ người có phẩm chất trong sạch, không tơ tưởng tiền của công quỹ hay của hối lộ. Cụm từ này thường được dùng để nói về những người có chức trách và quyền hạn.

Hiểu một cách đơn giản thì liêm khiết là một đức tính, phẩm chất tốt đẹp của một con người, luôn sống thật thà, trung thực, trong sáng và không có dính líu đến bất kỳ hành vi hay hành động không đúng đắn nào như gian lận, lừa đảo hay tham ô… 

Liêm khiết - đức tính cao đẹp của con người
Liêm khiết – đức tính cao đẹp của con người

Ví dụ: Bác Hồ kính yêu của chúng ta chính là minh chứng rõ nhất cho tính liêm khiết. Người đã dành trọn cả một đời để hy sinh cho nền độc lập của dân tộc mà không hề màng tới một chút lợi ích gì cho bản thân hay gia đình.

Trái với liêm khiết là gì? Trái nghĩa với liêm khiết chính là tham lam, tham ô, tham nhũng, tham danh, tham lợi… Tất cả những từ này đều có nghĩa chung là ám chỉ những người có thể làm giàu bất chính bằng cách sử dụng tiền hoặc là tài sản công để tư lợi cá nhân.

Biểu hiện của người sống liêm khiết là gì?

Người sống liêm khiết thường có một số biểu hiện chính như sau:

  • Luôn cố gắng vươn lên và đạt được thành công bằng chính sức lực của bản thân mình. Không tham lam hay không lợi dụng chức quyền, vị thể để chiếm đoạt tài sản, tiền bạc hoặc vật chất của người khác.
  • Tuyệt đối không hối lộ và không nhận hối lộ, luôn tuân thủ quy tắc đạo đức và pháp luật, không tham gia vào hành vi hối lộ, che giấu lỗi sai hoặc gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Người liêm khiết không hối lộ và nhận hối lộ
Người liêm khiết không hối lộ và nhận hối lộ
  •  Không lợi dụng chức quyền, chức vụ cũng như sự tín nhiệm để trục lợi cá nhân. Sử dụng quyền lực của bản thân một cách công bằng và trung thực nhất.
  •  Luôn trung thực trong mọi tình huống, không nói dối vì lợi ích của bản thân. Nếu như nhặt được đồ của người khác sẽ tìm cách trả lại cho người mất một cách trung thực.
  • Tôn trọng công lao cũng như sư đóng góp của người khác. Không lợi dụng, bác bỏ hoặc xâm phạm công sức cũng như thành tựu của người khác.
  • Xử lý công việc một cách chính trực, làm việc theo đúng quy trình. Không gian lận và không làm những việc sai trái hoặc gian lận để đạt được lợi ích cá nhân.
  • Sẵn sàng nhận trách nhiệm cho hành động cũng như quyết định của mình, không trốn tránh hoặc đổ lỗi cho người khác.

Tại sao phải sống liêm khiết?

  • Sống liêm khiết thể hiện bản thân là một con người trong sạch, không tham ô tư lợi cho riêng mình. Từ đó sẽ không phải lo lắng về những hậu quả do việc làm sai trái mà bản thân gây ra. Giúp chúng ta tự tin, vô tư, thanh thản và hạnh phúc hơn khi được sống đúng với giá trị của bản thân mình.
Sống liêm khiết được mọi người yêu quý
Sống liêm khiết được mọi người yêu quý
  • Sống liêm khiết thì sẽ nhận được sự tin tưởng, quý trọng và yêu thương từ mọi người xung quanh. Từ đó tạo nên một cộng đồng trong sạch, xã hội văn minh, ngày càng phát triển cả về kinh tế và tinh thần.
  • Lý do cuối cùng là nói về các mối quan hệ tình dục bên ngoài hôn nhân. Nếu như chúng ta sống liêm khiết trong mối quan hệ này thì sẽ tránh được sự lây lan bệnh tật qua đường tình dục. Từ đó giúp bảo vệ sức khỏe cho chính mình cũng như vợ/chồng của mình.

Nói tóm lại, đức tính liêm khiết sẽ mang tới cho cá nhân cũng như cộng đồng, xã hội một cuộc sống tốt đẹp, công bằng, văn minh và hạnh phúc hơn.

Cách rèn luyện tính liêm khiết là gì?

Để rèn luyện được tính liêm khiết thì mỗi cá nhân cần phải có:

  • Biết nhận trách nhiệm cho những hành động của bản thân: Điều này đòi hỏi chúng ta phải có khả năng nhận ra cũng như chấp nhận sai lầm của mình. Đồng thời phải biết cách khắc phục và học hỏi từ chúng. Chúng ta cần phải tránh xa những hành động trốn tránh và luôn chịu trách nhiệm với những hành động của bản thân.
Nhận trách nhiệm cho những hành động của mình
Nhận trách nhiệm cho những hành động của mình
  • Rèn luyện tính cẩn trọng và tôn trọng những giá trị đạo đức trong cuộc sống: Chúng ta cần phải biết cách đánh giá cũng như chọn lựa những hành động phù hợp với giá trị đạo đức của mình. Đồng thời phải tránh xa những hành động vi phạm đạo đức và pháp luật. Tính cẩn trọng và tôn trọng giá trị đạo đức không chỉ giúp cho bản thân trở thành người liêm khiết mà còn giúp xây dựng một xã hội tốt đẹp và hòa bình hơn.
  • Tính nhân văn và tình cảm: Rèn luyện tính liêm khiết bằng cách đối xử tốt với mọi người xung quanh. Đồng thời phải biết cách chia sẻ cũng như giúp đỡ những người khác khi cần thiết. Tính nhân văn và tình cảm sẽ giúp bản thân trở nên thấu hiểu, đồng cảm với mọi người. Từ đó giúp chúng ta xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và chặt chẽ hơn.
  • Tính kỷ luật và kiên nhẫn: Mỗi cá nhân cần phải có khả năng làm việc với tính kỷ luật cao, biết cách kiên trì để đạt được các mục tiêu của mình. Tính kỷ luật và kiên nhẫn cũng sẽ giúp bản thân tránh xa những hành động thiếu suy nghĩ. Từ đó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, có trách nhiệm.

Có thể bạn quan tâm:

Chính trực là gì? Biểu hiện của người có tính cách chính trực

Trực giác là gì? Dấu hiệu và cách phát triển trực giác của bản thân

Liêm khiết là giá trị cốt lõi trong cuộc sống, cần được bảo vệ và phát huy. Vậy nên hãy giữ tính liêm khiết trong từng hành động và quyết định của mình để tâm hồn luôn nhẹ nhàng và vui vẻ hơn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *