Leader là gì? Làm sao để trở thành một Leader giỏi?

Trở thành một leader vừa là cơ hội cũng là thách thức vô cùng lớn. Muốn trở thành một leader được cấp dưới ngưỡng mộ, được đồng nghiệp nể phục, bạn cần học rất nhiều kỹ năng. Bài viết dưới dưới đây sẽ chỉ ra cho bạn cách để trở thành một leader ưu tú, nêu ra các hạn chế mà các leader thường mắc phải khiến họ khó thăng tiến trong sự nghiệp cũng như các thuật ngữ về leader liên quan như vice leader là gì, technical leader là gì, sale leader là gì?,…

Leader là gì?

Leader là gì?
Leader là gì?

Leader nghĩa là người đứng đầu, lãnh đạo, quản lý, lên kế hoạch về hướng đi cho tập thể, tổ chức hay công ty

Team leader là gì?

Team là đội, nhóm, có ít nhất từ 2 người trở lên cùng làm việc với nhau vì mục đích chung. Các thành viên trong team có vai trò, nhiệm vụ hỗ trợ nhau để hoàn thành mục tiêu của cả team.

Team leader nghĩa là người trực tiếp lãnh đạo điều hành một tập thể, đội nhóm. Đây là vị trí quan trọng quyết định tập thể đó có phát triển được hay không.

Team leader ngoài việc đưa ra kế hoạch, mục tiêu còn là người chỉ đạo thực hiện, đưa ra kết quả. Tập hợp ý kiến của cả team. Giải quyết các mâu thuẫn trong team và là người gắn kết các thành viên trong team với nhau để đi đến mục đích cuối cùng là hoàn thành mục tiêu công việc đề ra.

Team leader là gì?
Team leader là gì?

Công việc của team leader là gì?

  • Tìm và tập hợp các cá nhân xuất sắc để tạo thành một team
  • Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong team
  • Thực hiện kết nối các thành viên trong team
  • Đảm bảo sự cân bằng cho team
  • Kiểm soát được các hoạt động của team

Vai trò của leader

  • Người quản lý và bao quát tất cả các cấp – Leader là một bộ phận quan trọng ở tất cả các cấp quản lý. Ở cấp cao nhất, leader là phải có sự hợp tác trong việc xây dựng các kế hoạch và chính sách. Ở cấp trung gian và các cấp thấp hơn, phải giải thích và thực hiện các kế hoạch và chương trình do lãnh đạo cao nhất lên kế hoạch. Leader có thể thực hiện thông qua sự hướng dẫn và tư vấn của cấp dưới khi thực hiện kế hoạch.
  • Người đại diện của tổ chức – Người lãnh đạo, đại diện cho doanh nghiệp. Leader phải là người đại diện trong các cuộc hội thảo, hội nghị, các cuộc họp chung,… Vai trò của leader là truyền đạt sự hợp lý của doanh nghiệp với đối tác bên ngoài. Leader cũng là đại diện của chính bộ phận mà anh ta lãnh đạo.
  • Tích hợp và dung hòa mục tiêu cá nhân với các mục tiêu của tổ chức – Một leader thông qua các kỹ năng lãnh đạo sẽ giúp hòa hợp mục tiêu cá nhân của nhân viên với các mục tiêu của tổ chức, cố gắng phối hợp những nỗ lực của mọi người hướng tới một mục đích chung và đạt được các mục tiêu chung đã đề ra. Điều này chỉ có thể được thực hiện nếu leader có sức ảnh hưởng và sẵn sàng hợp tác, thúc giục để hoàn thành các mục tiêu.
  • Là người có khả năng kêu gọi hỗ trợ – Leader là một nhà quản lý và là người huy động sự hỗ trợ và hợp tác của cấp dưới. Điều này có thể làm được bằng nhân cách, trí thông minh, sự trưởng thành và kinh nghiệm, những điều này có thể mang lại cho người leader kết quả tích cực. Về vấn đề này, leader phải lấy ý kiến  đề xuất của các thành viên team và triển khai thành các kế hoạch, chương trình của doanh nghiệp. Bằng cách này, leader có thể thu hút sự hỗ trợ đầy đủ của nhân viên, từ đó dẫn đến sự nhiệt huyết trong công việc và do đó hiệu quả trong việc giải quyết mối quan tâm.
  • Là một người bạn hiểu biết và là một người hướng dẫn – Một Leader phải gần như toàn tri. Anh ta có thể là một người bạn chia sẻ cảm xúc, ý kiến ​​và mong muốn với nhân viên. Cũng có thể là một người có hiểu biết toàn tri, bằng trí thông minh và kinh nghiệm của mình hướng dẫn các nhân viên. Leader là người hướng dẫn bằng cách giám sát và truyền đạt cho nhân viên các kế hoạch, chính sách của lãnh đạo và đảm bảo có được sự hợp tác của nhân viên. Leader có thể lắng nghe những vấn đề, ý kiến, nguyện vọng của nhân viên và cố gắng giải quyết chúng.
Vai trò quan trọng của leader trong doanh nghiệp
Vai trò quan trọng của leader trong doanh nghiệp

Các yếu tố cần để trở thành một Leader giỏi

Liên tục học hỏi và làm mới mình

Kiến thức sinh ra từ trải nghiệm, sự học là vinh quang, học từ bạn bè, đồng nghiệp hay từ chính những đối thủ của bạn. Từ những thành tựu và cả những sai lầm của họ.

Kiến thức trên thế gian này là sa mạc còn kiến thức bạn có chỉ là hạt cát. Không mong sở hữu toàn sa mạc, chỉ mong trong thời gian ngắn nhất, bạn có thể thu về cho mình lượng cát lớn nhất.

Đừng để thời gian chết. Thay vì giết thời gian bằng việc lướt facebook, chém gió,…các bạn nên dành thời gian đọc các kỹ năng lãnh đạo, các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ trên sách báo, mạng xã hội. Bạn sẽ tiến bộ mỗi ngày.

Giao tiếp chính là chìa khóa

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp hữu hiệu trong mọi trường hợp. Có rất nhiều vấn đề bạn không nói thì không ai có thể hiểu được bạn đang nghĩ gì, muốn gì. Bởi vậy nếu có khó khăn gì thì leader và team nên ngồi lại trao đổi trực tiếp với nhau để hiểu nhau hơn. Trong trường hợp team gặp phải vấn đề phát sinh, người leader nên trực tiếp trao đổi với team để tìm cách giải quyết khó khăn và khắc phục vấn đề, tránh để cho cả team rơi vào tình trạng rối bời không lối thoát.

Hãy luôn cởi mở và giao tiếp các thành viên trong team của mình. Thông qua các hình thức như chat, gửi email và vào bất cứ lúc nào. Đơn giản hơn, cùng nhau tham gia các hoạt động với team, cùng nhau tạo ra ý tưởng và thực hiện nó. Chỉ từ những điều đơn giản vậy thôi cũng khiến bạn trở nên gần gũi hơn với team của mình và có được sự tin tưởng của họ.

Kỹ năng giao tiếp không thể thiếu đối với leader
Kỹ năng giao tiếp không thể thiếu đối với leader

Chú trọng vào tổng thể

Ôm đồm quá nhiều việc chưa bao giờ là ý tưởng khả dĩ, nó khiến bạn trở nên stress. Đừng tham việc, hay trao quyền và tin tưởng vào nhân viên của bạn, chia nhỏ các dự án, phân việc đúng với điểm mạnh của mỗi các nhân để họ phát huy tối đa năng lực, tâm lý thoải mái khi làm việc. Leader sẽ giám sát và đánh giá, để họ tự sửa trên chính cái sai của mình. Có như vậy, mỗi thành viên mới tiến bộ, tập thể mới vững mạnh.

Lắng nghe và chấp nhận phê bình

Cái tôi quá cao, đặc biệt khi bạn đứng ở vị trí “trên nhiều người” cái tôi bản thân cũng lớn dần theo. Bạn cần biết đặt cái tôi đúng chỗ, đừng để nó cản trở quá trình học hỏi của bạn. Là leader rồi thì sao? Bạn vẫn cần phải học hỏi, kiến thức là vô tận, thế giới luôn không ngừng thay đổi, dừng học hỏi 1 ngày bạn đã thấy mình lạc hậu rất nhiều rồi. Hãy cởi mở, lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của mọi người xung quanh để hoàn thiện bản thân mình hơn.

Leader dễ để nói ra những điều mình nghĩ và hướng các thành viên trong team theo ý mình. Leader thường là người nhận xét đánh giá các thành viên, vậy tại sao bạn không thử 1 lần lắng nghe xem nhân viên đánh giá gì về bạn? Lắng nghe trước khi nói sẽ cho bạn nhiều thông tin hữu ích về những gì sẽ nói. Nhiều leader có thói quen nói liên tục, không cho nhân viên của mình được đưa ra ý kiến, hãy tôn trọng quyền ngôn luận, nếu không, mọi người sẽ nghĩ rằng bạn thiếu tôn trọng họ vì chẳng quan tâm đến những gì họ muốn nói

Điều quan trọng hơn nữa là hãy biết chấp nhận lời phê bình. Làm leader không có nghĩa là bạn sẽ không mắc lỗi. Chẳng ai sống mà không mắc lỗi cả. Hãy gạt bỏ cái tôi của mình sang một bên và phân tích những lời phê bình đó rồi đánh giá lại bản thân.Với những lời phê bình đúng và giúp ích cho bạn thì nên tiếp thu. Còn với những lời phê bình là ném đá bởi họ không thích bạn. Hãy xem nó được dựa trên cơ sở nào. Lựa chọn các ý kiến đóng góp tích cực để thay đổi bản thân theo hướng tích cực.

Biết lắng nghe và chấp nhận phê bình để tiến bộ
Biết lắng nghe và chấp nhận phê bình để tiến bộ

Thích nghi với mọi thay đổi

Cuộc sống là thay đổi, người leader cũng phải không ngừng làm mới bản thân, học cách thích nghi với sự thay đổi ấy, với con người mới, cách làm mới, kiến thức mới. Là leader, bạn không thể nói không với những khó khăn, với những thay đổi bộ máy nhân sự, nhiệm vụ mới được giao. Bạn phải là người mạnh mẽ nhất, có đủ tài trí để đương đầu với mọi thay đổi dù cho bạn đã từng hay chưa hề có kinh nghiệm với trọng trách mới này.Bạn cần học cách thay đổi và thích nghi. Trau dồi liên tục thêm nhiều kiến thức và kỹ năng chưa bao giờ thừa.

Phát triển nhân viên của mình

Liên tục đào tạo và phát triển cho các thành viên trong team để nâng cao hiệu suất công việc và giúp mọi người gắn kết hơn. Thế giới kiến thức là vô tận, bạn nên tích cực cập nhật những kiến thức mới cho cả team cùng nhau thảo luận. Nếu đó là những kỹ năng mới, hãy dạy họ cách để sử dụng và giải thích để họ hiểu những kỹ năng đó sẽ góp phần phát triển bản thân họ như thế nào và sẽ phát triển ra sao cho công ty.

Ngoài ra việc đặt mục tiêu phấn đấu rõ ràng là không thể thiếu được. Hãy làm cho các thành viên trong team có mục tiêu phấn đấu để họ cảm thấy mình sẽ có cơ hội phát triển nhiều hơn nữa nếu họ cố gắng hết sức mình. Chắc chắn bạn sẽ trở thành một leader ưu tú trong tương lai thôi.

Là người có trách nhiệm

Khi trở thành leader, trong trách của bạn sẽ nặng hơn, bạn phải chịu trách nhiệm cho cả team chứ không phải cho riêng mình nữa. Nếu 1 thành viên trong team bạn mắc lỗi hoặc thất bại, bạn phải là người đứng ra chịu trách nhiệm và giải quyết vấn đề đó. Hoặc trong trường hợp team bạn nhân kết quả không tốt, vấn đề nằm ở bạn chứ không phải họ.

Leader là người có trách nhiệm
Leader là người có trách nhiệm

Khi bạn chưa lãnh đạo nhân viên một cách tốt nhất thì làm sao họ có thể phát huy năng lực tối đa được. Bởi vậy, khi team xảy ra vấn đề, trách nhiệm thuộc về bạn, đừng đổ lên team. Hãy nhanh chóng xử lý vấn đề vì càng để lâu, vấn đề đó càng trở nên rắc rối, hậu quả nặng nề. Khi trở thành leader, bạn là hình mẫu mà nhiều nhân viên đang cố gắng noi theo, đừng để sự hèn nhát đạp đổ hình mẫu bạn gây dựng bấy lâu.

Là người dám quyết định

Một thách thức mà các leader phải đối mặt đó là đưa ra lựa chọn trong những tình huống khó. Bạn không có nhiều thời gian để suy nghĩ vì như vậy là lãng phí thời gian và nguồn lực, cả team đang đợi quyết định đến từ phía bạn. Vậy trong các trường hợp 50:50 buộc bạn phải đưa ra lựa chọn, bạn nên thu thập thông tin từ các nguồn, càng nhiều càng tốt để có thể đánh giá ưu nhược của chúng.

Chọn phương bạn bạn thấy tự tin nhất hoặc nếu còn đắn đo, hay tham khảo ý kiến cả team hoặc cấp trên – những người có kinh nghiệm hơn bạn. Và nên nhớ rằng, dù phương án bạn chọn là đúng hay sai thì bạn nên biết chấp nhận và học hỏi từ những sai lầm đã mắc phải, để không còn lần sai lầm về sau.

Dám đưa ra những quyết định quan trọng
Dám đưa ra những quyết định quan trọng

Một số thuật ngữ liên quan đến leader bạn cần biết

Market leader là gì?

Market leader là người hoặc công ty dẫn đầu thị trường. Đây là tổ chức có doanh thu, số lượng sản phẩm tiêu thụ cao nhất thị trường. Với thị phần lớn nhất trong một lĩnh vực mà thường có thể sử dụng sự thống trị của nó ảnh hưởng đến tình hình cạnh tranh và định hướng thị trường mất.

Market leader là người dẫn đầu thị trường
Market leader là người dẫn đầu thị trường

Co-leader là gì?

Co-leader là đồng lãnh đạo, nghĩa là bạn có hai hoặc nhiều người cùng chia sẻ quyền lực và ảnh hưởng đối với một công ty hoặc dự án, thay vì một nhà lãnh đạo duy nhất. Có rất nhiều công ty thành công đã sử dụng mô hình đồng lãnh đạo để điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của họ. Có thể kể đến như Whole Foods, Oracle và Atlassian.

Technical leader là gì?

Technical leader là một kỹ sư phần mềm, chịu trách nhiệm dẫn dắt một nhóm và điều chỉnh hướng kỹ thuật. Họ là người trực tiếp giám sát và đưa ra các định hướng kỹ thuật tối ưu nhất, công việc chính của Tech Lead là xây dựng tầm nhìn, giải quyết các bất đồng và quản lý chất lượng kỹ thuật.

Sale leader là gì?

Sale Leader là những người trưởng nhóm kinh doanh. Làm việc chủ yếu tại các cửa hàng, chi nhánh của những công ty có quy mô lớn. Chịu trách nhiệm về các hoạt động tiêu thụ sản phẩm và chăm sóc khách hàng, quản lý, đào tạo đội ngũ sale. Có thể nói, hiệu quả công việc của Sale Leader tác động trực tiếp tới doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Sale leader là gì?
Sale leader là gì?

Loss leader là gì?

Loss leader là một món hàng hay dịch vụ được bán với mức giá rẻ để quảng cáo với người tiêu dùng.

Sub leader là gì?

Sub leader là đội phó, phó phòng, phó chủ tịch,….Họ có vai trò, chức vụ thấp hơn Leader và cao hơn các thành viên khác trong tập thể.

Shift leader là gì?

Shift leader là những vị trí Trưởng ca, Tổ trưởng trong các nhà hàng, khách sạn. Họ là người có quyền quản lý và điều hành một nhóm nhân viên thuộc khu vực được phân công trong khung thời gian nhất định. Các công việc mà Shift Leader phải làm có thể kể đến như theo dõi chấm công, giải quyết khiếu nại, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên ngành, …

Project leader là gì?

Project Leader là người chỉ dẫn các thành viên của team mình trong suốt quá trình thực hiện dự án, chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động của team

Project Leader có nhiệm vụ truyền tải những thông tin cơ bản về dự án đến cho các thành viên team. Đồng thời trong lúc triển khai dự án có vấn đề xảy ra họ phải có trách nhiệm hướng các thành viên team đi đúng hướng

Thế nào là project leader
Thế nào là project leader

Những bạn đang đảm đương vị trí leader và những bạn mong muốn trong tương lai gần trở thành một leader, hãy đọc sách nhiều hơn, hãy làm hết mình với công việc bạn phụ trách, thành công sẽ theo đuổi bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *