Khủng hoảng kinh tế là gì? Nguyên nhân, hậu quả của suy thoái kinh tế

Khủng hoảng kinh tế là một trong những vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đối với đời sống của con người. Nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra đã để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với con người. Vậy khủng hoảng kinh tế là gì? Hãy cùng tìm hiểu về khủng hoảng kinh tế qua bài viết sau nhé.

Tìm hiểu khái niệm khủng hoảng kinh tế là gì?

Khủng hoảng kinh tế là cuộc khủng hoảng sản xuất thừa nổ ra theo chu kỳ trong quá trình sản xuất của chủ nghĩa tư bản. Loại sản xuất thừa này không phải là sản xuất thừa tuyệt đối mà là sản xuất thừa tương đối, tức là sản xuất thừa so với nhu cầu của nhân dân lao động có khả năng chi trả và nhu cầu đánh giá giá trị tư bản.

Khủng hoảng kinh tế liên quan đến các vấn đề suy giảm kinh tế
Khủng hoảng kinh tế liên quan đến các vấn đề suy giảm kinh tế

Biểu hiện chung của khủng hoảng kinh tế là: tồn đọng nhiều hàng hóa, sản xuất giảm mạnh, nhiều nhà máy đóng cửa, công nhân thất nghiệp nhiều, quan hệ tín dụng bị tổn hại nghiêm trọng, toàn bộ nền kinh tế xã hội rơi vào tình trạng hỗn loạn và tê liệt.

Mặc dù khả năng xảy ra khủng hoảng đã có từ khi tiền ra đời, nhưng nó chỉ hiện thực dưới phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Điều này là do mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, đó là mâu thuẫn giữa tính xã hội của sản xuất và sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa.

Nguyên nhân của các cuộc khủng hoảng kinh tế là gì?

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến các cuộc khủng hoảng kinh tế.

Do khủng hoảng tài chính

Khủng hoảng tài chính xảy ra khi giá trị tài sản giảm mạnh, khiến người tiêu dùng và doanh nghiệp giảm hoặc mất khả năng chi trả, thanh toán. Khủng hoảng tài chính dẫn đến khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng, sụp đổ thị trường chứng khoán và các lĩnh vực tài chính khác. 

Một ví dụ điển hình là cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2007-2008. Hiện tượng bong bóng bất động sản và sự không hoàn hảo của hệ thống giám sát tài chính Mỹ đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ. Mối quan hệ tài chính và kinh tế chặt chẽ của Hoa Kỳ với nhiều quốc gia khác đã góp phần mở rộng cuộc khủng hoảng. 

Khi khủng hoảng xảy ra, các hệ thống ngân hàng sụp đỏ, giá cổ phiếu sụt giảm nghiêm trọng, tín dụng thiếu hụt, đồng tiền bị mất giá ở Hoa Kỳ và nhiều nước châu Âu. Điều này dẫn đến sự trì trệ kinh tế, tài chính không phát triển ở nhiều quốc gia và gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Do lạm phát

Lạm phát được định nghĩa là sự gia tăng liên tục của giá cả hàng hóa và dịch vụ theo thời gian, làm sụt giảm sức mua của đồng tiền. Do đó có thể hình dung, lạm phát là hiện tượng người tiêu dùng dùng cùng một lượng tiền nhưng mua được ít hàng hóa hơn trước.

Lạm phát làm đảo lộn cuộc sống của người dân, làm suy giảm các hoạt động đầu tư và tiết kiệm, gây ra thiếu hụt hàng hóa. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp và lạm phát cao, khủng hoảng kinh tế chắc chắn sẽ xảy ra.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế khác nhau
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế khác nhau

Do giảm phát

Giảm phát là hiện tượng trái ngược với lạm phát, khi mức giá chung của các sản phẩm và tài sản trên thị trường không ngừng giảm xuống. Người tiêu dùng sẽ có xu hướng chờ để mua hàng hóa với giá thấp hơn nữa. Hành vi này gây ra một vòng xoáy đi xuống liên tục, khiến hoạt động kinh tế chậm lại, lợi nhuận doanh nghiệp giảm và từ đó thất nghiệp gia tăng.

Giảm phát buộc các nhà sản xuất phải thanh lý hàng tồn kho với giá rẻ. Giảm phát cũng khiến người tiêu dùng cũng như các nhà đầu tư sẽ tích trữ tiền mặt để phòng ngừa những tổn thất tài chính tiếp theo.  Xu hướng tiết kiệm càng cao thì tiền dành cho chi tiêu càng ít, khiến tổng cầu giảm và gây ra suy thoái.

Do bong bóng kinh tế

Bong bóng kinh tế là một thuật ngữ dùng để chỉ một hiện tượng trong đó giá trị của một hàng hóa hoặc tài sản trên thị trường tăng vọt đến mức phi lý và không ổn định.

Một ví dụ điển hình nhất của hiện tượng này là vụ đầu cơ hoa tulip vào năm 1637. Thời điểm này, hoa tulip trở thành một mặt hàng xa xỉ và thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư Hà Lan. Đỉnh điểm là khi giá trị lúc đó của một số củ hoa tulip đạt mốc 100.000 USD.

Những bong bóng kinh tế này kéo một lượng tiền khổng lồ vào các khoản đầu tư ảo, gây ra sự biến động lớn trên thị trường. Một khi vỡ, bong bóng sẽ cuốn sạch lợi nhuận ảo trên giấy tờ, làm thất thoát tài sản của nhiều cá nhân, tổ chức, gây nợ xấu và ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Hậu quả của khủng hoảng kinh tế là gì?

Hậu quả đầu tiên của khủng hoảng kinh tế là sự phá sản của các doanh nghiệp do không trả được nợ. Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp đi xuống, sản xuất bị đình trệ, từ đó họ phải sa thải nhân công để tiết kiệm chi phí. Điều này dẫn đến hiện tượng thất nghiệp tăng cao. Từ đó, đời sống người lao động bị ảnh hưởng về cả vật chất và tinh thần.

Khủng hoảng kinh tế cũng dẫn đến tình trạng bất ổn xã hội và lạm phát gia tăng, tạo ra một vòng luẩn quẩn mà những quốc gia gặp khủng hoảng có thể mất nhiều năm mới thoát ra được.

Khủng hoảng kinh tế gây ra nhiều thiệt hại lớn
Khủng hoảng kinh tế gây ra nhiều thiệt hại lớn

Khi một quốc gia rơi vào khủng hoảng kinh tế, các quốc gia có mối quan hệ ngoại giao chặt chẽ với nó cũng sẽ bị ảnh hưởng. Với những quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh, có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới như Mỹ, các nước Châu Âu hay Trung Quốc nếu nền gặp khủng hoảng sẽ tác động mạnh đến hoạt động của toàn bộ nền kinh tế thế giới.

Có thể bạn quan tâm:

CFS là gì? Tổng hợp kiến thức liên quan tới CFS

Thương hiệu OEM là gì? Sự khác biệt giữa OEM, OBM và ODM là gì?

Trên đây là khái niệm về khủng hoảng kinh tế là gì cũng như nguyên nhân, hậu quả của hiện tượng này. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã có thêm kiến thức bổ ích về các vấn đề này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *