Kẽm Zinc là gì? Uống kẽm có tác dụng như thế nào đối với cơ thể

Kẽm Zinc là một trong những vi chất quan trọng không thể thiếu đối với sức khỏe con người. Vậy thì kẽm Zinc là gì? Có tác dụng thế nào đối với cơ thể của chúng ta? Hãy cùng muahangdambao.com “vén màn bí mật” về kẽm Zinc ngay trong bài viết sau nhé!

Tìm hiểu về kẽm Zinc là gì?

Thuốc Zinc là nguyên tố vi lượng vô cùng hữu ích và không thể thiếu đối với cơ thể con người. Kẽm thường được đưa vào cơ thể thông qua đường tiêu hóa, sau đó sẽ tiếp tục được hấp thụ ở khu vực ruột non. 

Kẽm Zinc là vi chất rất cần thiết cho cơ thể của chúng ta
Kẽm Zinc là vi chất rất cần thiết cho cơ thể của chúng ta

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng nếu cơ thể thiếu hụt kẽm có thể dẫn tới nhiều triệu chứng bệnh khác nhau, gây rối loạn thần kinh, thường xuyên cáu kỉnh. Còn việc thừa kẽm cũng sẽ khiến cơ thể cảm thấy buồn nôn, biếng ăn, đắng miệng, đau bụng tiêu chảy, có những bệnh về da.

Kẽm có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe của chúng ta?

Zinc giúp tăng cường thêm cho hệ thống miễn dịch

Cơ thể con người nói chung và trẻ nhỏ nói riêng rất cần đến kẽm để kích hoạt được các tế bào lympho T (tế bào T) – tế bào tham gia vào quá trình bảo vệ cơ thể.

Chính vì thế, thật dễ hiểu khi cơ thể thiếu kẽm thì hệ miễn dịch cũng dần suy yếu theo. Lúc này, người lớn hay trẻ em thiếu kẽm đều không có đầy đủ sức đề kháng để chống chọi lại với các mầm bệnh.

Chữa lành các vết thương nhanh chóng hơn

Một trong những tác dụng của kẽm mà có thể bạn chưa biết đó chính là chữa lành vết thương nhanh chóng. Bởi loại vi chất này gần như sẽ tham gia vào hầu hết quá trình chữa và làm lành các tổn thương trên da như sửa chữa các màng tế bào, tăng sinh tế bào, tăng cường chức năng hệ miễn dịch,…

Cải thiện sức khỏe cho não bộ

Não bộ hoạt động ổn định hơn nhờ kẽm
Não bộ hoạt động ổn định hơn nhờ kẽm

Kẽm cũng được xác định là khoáng chất cần thiết và quan trọng đối với não bộ vì nó giúp các chất dẫn truyền thần kinh hoạt động hiệu quả hơn. Do đó, nếu bạn muốn chăm sóc sức khỏe não bộ thì đừng quên bổ sung kẽm cho cơ thể nhé.

Giúp hệ thống xương thêm phần chắc khỏe

Kẽm còn tham gia vào quá trình hình thành nên xương, giúp xương luôn chắc khỏe. Đồng thời Zinc cũng giúp quá trình chuyển hóa canxi bên trong cơ thể diễn ra tốt hơn tránh hiện tượng lắng đọng.

Giúp mái tóc của bạn được chắc khỏe hơn

Một chế độ ăn uống giàu kẽm Zinc còn có tác dụng cải thiện tình trạng tóc gãy rụng, kích thích mọc tóc và giúp tóc thêm chắc khỏe. Do kẽm có thể ức chế sự hình thành các gốc tự do bên trong cơ thể, kích thích các tế bào sản sinh ra collagen tự nhiên bảo vệ da đầu, nang tóc khỏi những tác động tiêu cực của phân tử có hại, tia cực tím…

Kẽm zinc rất tốt cho mắt

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng kẽm có liên quan tới quá trình hình thành các sắc tố thị giác ở võng mạc. Hơn nữa, bổ sung kẽm đầy đủ cho cơ thể còn làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng ở người cao tuổi.

Kẽm Zinc rất tốt cho sức khỏe đôi mắt
Kẽm Zinc rất tốt cho sức khỏe đôi mắt

Giúp cơ bắp thêm mạnh mẽ

Nếu bạn có hệ cơ bắp chắc khỏe thì chắc chắn một điều rằng bạn đã được cung cấp đầy đủ lượng kẽm cần thiết cho cơ thể. Kẽm giúp phục hồi cơ bắp trong quá trình lao động hoặc luyện tập thể dục thể thao.

Kẽm Zinc giúp duy trì sự toàn vẹn và cấu trúc da

Kẽm thường được dùng trong các loại kem bôi da để điều trị chứng hăm tã, kích ứng da, duy trì tính toàn vẹn cho da. Ngoài ra, không thể không thể kể đến tác dụng của kẽm với da mụn bởi đặc tính chống viêm tốt. Sử dụng các loại thuốc có chứa kẽm trị mụn sẽ khiến da giảm viêm và ngừa các vết thâm, sẹo mụn.

Giúp cân bằng lại nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ

Uống kẽm có tác dụng gì? Ngoài các tác dụng kể trên, Zinc còn giúp điều hòa nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ. Cụ thể, đó là chức năng nội tiết tố của tuyến sinh dục, tuyến giáp, tuyến yên, tuyến thượng thận,…giúp cơ thể cải thiện và tăng cường sức khỏe.

Kẽm còn hỗ trợ hệ sinh sản của nam giới

Nam giới được bổ sung kẽm đầy đủ sẽ giúp duy trì nồng độ testosteron (nội tiết tố nam) ổn định. Nhờ đó tăng chất và số lượng tinh trùng cũng như khả năng di động của chúng, giúp quá trình thụ tinh được hiệu quả hơn.

Giảm thiểu nguy cơ mắc các căn bệnh mãn tính nguy hiểm

Zinc làm giảm nguy cơ mắc những căn bệnh nguy hiểm
Zinc làm giảm nguy cơ mắc những căn bệnh nguy hiểm

Bổ sung kẽm Zinc thông qua chế độ ăn uống và thực phẩm chức năng có thể sẽ làm giảm nguy cơ mắc một số căn bệnh liên quan đến tuổi tác, các bệnh viêm nhiễm, bệnh mạn tính.

Vậy tác dụng phụ của kẽm Zinc là gì?

Hàm lượng kẽm tối đa mà bạn nên bổ sung hàng ngày cho cơ thể là khoảng 40 mg. Liều lượng này là rất phù hợp để mọi người có thể cung cấp kẽm cho cơ thể mà không lo gặp phải những tác dụng phụ như là: tiêu chảy, buồn nôn, suy giảm khả năng miễn dịch,…

Chính vì vậy, khi tiến hành bổ sung kẽm cho cơ thể, mọi người cần tuân thủ theo đúng khuyến nghị của các chuyên gia y tế, không nên tự ý tăng liều lượng khi chưa có chỉ dẫn, tránh gặp phải những dấu hiệu thừa kẽm không mong muốn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người sử dụng.

Những loại thực phẩm nào có chứa kẽm tốt cho sức khỏe?

Dưới đây là một số loại thực phẩm giàu Zinc mà bạn có thể sử dụng trong bữa ăn hàng ngày để bổ sung kẽm cho cơ thể và phòng tránh thiếu kẽm cho gia đình.

Các loại thịt đỏ

Thịt là nguồn cung cấp kẽm vô cùng tuyệt vời, đặc biệt là các loại thịt có màu đỏ. Kẽm có thể được tìm thấy với lượng lớn trong đa phần các loại thịt đỏ khác nhau, gồm có thịt cừu, thịt bò và thịt lợn.

Các loại thịt có màu đỏ chứa rất nhiều Zinc
Các loại thịt có màu đỏ chứa rất nhiều Zinc

Những loài động vật có vỏ

Động vật có vỏ là nguồn kẽm Zinc tự nhiên lành mạnh và chứa ít calo. Ví dụ, hàu chứa lượng kẽm khá cao. Khẩu phần ăn với 6 con hàu trung bình sẽ cung cấp khoảng 32mg kẽm Zinc, tương đương với 291% giá trị hàng ngày. Các loại động vật có vỏ khác như sò, trai, ngao… chứa ít kẽm hơn hàu nhưng vẫn là một nguồn kẽm tự nhiên rất tốt.

Các loại hạt đậu

Một số đậu như đậu xanh, đậu lăng, đậu nành, đậu gà,… đều có chứa một định lượng kẽm đáng kể. Một lạng (100 gram) đậu nành có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 34% giá trị kẽm khuyến nghị trong 1 ngày.

Tuy nhiên, các loại cây họ đậu cũng thường chứa các chất phytates – một loại chất gây ức chế sự hấp thụ kẽm trong cơ thể. Do đó, bổ sung thêm kẽm có nguồn gốc từ thực vật sẽ không thể đạt hiệu quả hấp thụ cao như kẽm có trong các loại thịt của động vật.

Sữa và những loại thực phẩm được làm từ sữa

Sữa và các thực phẩm từ sữa như yaourt, phô mai có thể cung cấp cho cơ thể bạn rất nhiều kẽm. Trung bình trong 200ml sữa bò tươi sẽ có chứa 0.8 đến 1 mg kẽm.

Sữa và các thực phẩm từ sữa cũng cung cấp 1 lượng kẽm ổn định
Sữa và các thực phẩm từ sữa cũng cung cấp 1 lượng kẽm ổn định

Bên cạnh kẽm, sữa cũng là nguồn cung cấp hơn 13 loại vitamin và 14 khoáng chất thiết yếu khác như vitamin A, C, E, D, canxi, magie, sắt,… giúp cơ thể phát triển toàn diện cùng 1 hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Có thể bạn quan tâm:

Nước đậu đen rang có tác dụng gì với cơ thể con người?

Hạt sachi có tác dụng gì đối với cơ thể con người? Cách sử dụng sachi hiệu quả

Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến kẽm Zinc là gì mà bạn cần quan tâm. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thể biết rõ kẽm có tác dụng gì và cách dùng sao cho phù hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *