Ethernet là một phần quan trọng không thể thiếu trong hệ thống Internet ngày nay nhưng nếu bạn không phải dân công nghệ thì chưa chắc đã biết đến bộ phận này. Vậy Ethernet là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm những thông tin liên quan đến nó nhé!
Ethernet là gì?
Ethernet là công nghệ truyền thống để kết nối các mạng LAN cục bộ, cho phép các loại thiết bị có thể giao tiếp với nhau một cách dễ dàng thông qua một giao thức – một bộ quy tắc hay ngôn ngữ mạng chung.
Đây là một lớp giao thức dạng data-link (dữ liệu – liên kết) trong tầng TCP/IP. Ethernet sẽ cho thấy các thiết bị mạng định dạng và truyền các gói dữ liệu ra như thế nào, sao cho các thiết bị hoạt động trên cùng phân khúc mạng cục bộ có thể phát hiện, nhận cũng như xử lý các gói dữ liệu đó. Cáp Ethernet là hệ thống dây vật lý có nhiệm vụ truyền dữ liệu qua.
Đối tượng sử dụng Ethernet vô cùng đa dạng như các doanh nghiệp, game thủ,… So với mạng LAN không dây thì Ethernet ít bị gián đoạn hơn kể cả là do nhiễu sóng vô tuyến, trở ngại vật lý hay đường truyền băng thông. Ethernet cũng cung cấp mức độ bảo mật, kiểm soát mạng tốt hơn so với những công nghệ không dây khác.
Cổng Ethernet là gì?
Cổng Ethernet là một ổ nhỏ để cắm cáp mạng Ethernet trên các thiết bị mạng máy tính. Vai trò của chúng chính là kết nối phần cứng mạng có dây trong các mạng Ethernet LAN, mạng MAN hay mạng WAN. Cổng Ethernet còn được gọi với tên khác như cổng LAN, cổng kết nối Ethernet, giắc cắm Ethernet, ổ cắm LAN với cổng mạng.
Mạng Ethernet vận hành như thế nào?
Giao thức Ethernet được xác định hoạt động trên cả Layer 1 – lớp vật lý và Layer 2 – lớp liên kết dữ liệu – trên mô hình giao thức mạng có tên OSI. Ethernet sẽ xác định hai đơn vị truyền là packet và framework. Framework không chỉ mang theo nội dung của dữ liệu được truyền mà còn bao gồm những dữ liệu sau:
- Địa chỉ truy cập vật lý hay MAC của cả người gửi cũng như người nhận.
- Gắn thẻ Vlan cùng những thông tin có liên quan khác.
- Thông tin sửa lỗi nhằm phát hiện kịp thời các sự cố đường truyền.
- Mỗi frame đều nằm trong một gói chứa một vài byte thông tin nhằm thiết lập kết nối và đánh dấu vị trí framework khi bắt đầu.
Những thông tin tổng quan về Ethernet
Ethernet cable là gì?
Ethernet cable hay cáp Ethernet có ngoại hình gần giống như một dây cáp điện thoại nhưng kích thước lớn hơn, nhiều màu hơn và có nhiều dây hơn. Cả hai loại cáp này đều có hình dáng và phích cắm giống nhau nhưng cáp Ethernet có tới tám dây và một ổ cắm lớn hơn so với các loại dây cáp điện thoại bốn dây khác. Cáp Ethernet sẽ được cắm vào các cổng mạng Ethernet, một cổng Ethernet trên máy tính có thể truy cập thông qua card Ethernet được cài đặt trên bo mạch chủ.
Fast Ethernet là gì?
Fast Ethernet (FE) mô tả việc truyền tải lưu lượng với tốc độ 100Mbps. Fast Ethernet được tung ra thị trường trong năm 1995 với tiêu chuẩn IEEE 802.3u và phiên bản gốc với tốc độ 10Mbps. Fast Ethernet gồm 100BASE-FX, 100BASE-TX và 100Base-T4,…
“100” ở đây là để đề cập đến tốc độ truyền đạt 100Mbps, trong khi “BASE” là nhắc đến tín hiệu baseband (băng tần cơ sở). Chữ cái đằng sau dấu gạch ngang (thường là “T” hoặc “F”) đề cập đến phương tiện vật lý (cặp xoắn, sợi quang, tương ứng) mang tín hiệu, còn ký tự cuối cùng (X, 4,…) đề cập đến phương pháp mã dòng đang được sử dụng
Gigabit Ethernet là gì?
Gigabit Ethernet (GE) là một thuật ngữ riêng của Ethernet trong thuật toán. Nó cung cấp tốc độ lên đến 1000 Mbps trong mạng điện toán nên nó còn có tên là Gigabit.
Gigabit Ethernet được ra mắt vào năm 1999, chỉ vài năm sau khi Fast Ethernet ra đời, nhưng phải mãi đến năm 2010 thì nó mới được sử dụng một cách rộng rãi khi nhu cầu sử dụng Internet ngày càng tăng cao.
Gigabit Ethernet sử dụng frame format (định dạng frame) 803.2 và chạy trên các chế độ bán song công cũng như song công. GE có cùng các loại cáp và thiết bị giống với Fast Ethernet nhưng được đánh giá là phổ biến và kinh tế hơn nhiều. Với sự phát triển không ngừng nghỉ của công nghệ Gigabit Ethernet, nhiều phiên bản cao cấp hơn của GE đã liên tục được ra đời, chẳng hạn như 40G Ethernet hay 100G Ethernet.
Cổng Gigabit Ethernet là gì?
Đây là cổng kết nối riêng biệt dành cho Gigabit Ethernet. Ngày nay một vài mainboard đã tích hợp sẵn cổng Gigabit Ethernet để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng lớn của người dùng.
Ethernet controller là gì?
Chúng ta thường thấy Ethernet Controller xuất hiện khi thiếu mất driver mạng. Hiện nay có khá nhiều loại phần mềm khác nhau như DriverPack Solution, SnailDriver hay Ethernet Controller.
Để tối ưu hóa cũng như đơn giản hóa được quá trình cài đặt Driver thì bạn nên chọn phần mềm Ethernet Controller. Đây là ứng dụng cài đặt driver được ưa chuộng nhất hiện nay. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy phiên bản download và hướng dẫn cài đặt vô cùng nhanh chóng.
Ethernet switch là gì?
Ethernet Switch là một thiết bị chuyên nhận các gói dữ liệu đến rồi chuyển hướng chúng đến đích trong hệ thống mạng cục bộ. Một bộ chuyển mạch LAN hoạt động ở tầng liên kết dữ liệu hoặc lớp mạng của mô hình OSI do vậy nó có thể hỗ trợ mọi loại giao thức gói.
Về cơ bản thì thiết bị chuyển mạch Ethernet Switch giống như người cảnh sát giao thông của một mạng lưới cục bộ đơn giản. Một Switch bên trong mạng LAN sẽ dựa trên Ethernet và đọc các gói dữ liệu TCP/IP đến chứa thông tin đích khi chúng được truyền vào một hay nhiều cổng đầu vào. Thông tin đích trong các gói này sẽ được sử dụng để xác định cổng đầu ra nào sẽ được chọn để gửi dữ liệu đến đích như dự định của nó.
Power over ethernet là gì?
Power over Ethernet hay POE cho phép bạn cấp nguồn điện thông qua dây cáp mạng RJ45. Tức là bạn sẽ dùng cáp RJ45 để nối vào cổng này thì nó sẽ có khả năng cung cấp điện năng cho các thiết bị nối ở đầu kia. Thường thì nó sẽ được dùng cho máy ảnh. Cáp mạng gồm 8 lõi và chỉ cần đến 4 lõi để truyền tải mạng, 4 lõi còn lại sẽ được dùng để truyền tải những nguồn điện đi theo.
Ethernet IP là gì?
Ethernet/IP thực chất bao gồm cả Ethernet và IP (tức Industrial Protocol). Không giống như những giải pháp Ethernet công nghiệp khác, Ethernet/IP hoàn toàn khác biệt và sử dụng những giao thức mở sẵn có đã được chấp nhận rộng rãi như CIP.
Bạn có thể hiểu đơn giản rằng Ethernet/IP chính là hiện thân của CIP bên trong mạng Ethernet TCP/IP. Nó cũng giống như Devicenet chính là hiện thân của CIP trong hệ thống mạng CAN (Controller Area Network).
Cổng Ethernet không kết nối được vì sao?
Vấn đề cổng ethernet không hoạt động và làm gián đoạn việc truy cập vào Internet có thể liên quan đến rất nhiều lý do khác nhau. Vì vậy chúng ta không thể nói về một thông báo lỗi cụ thể do có rất nhiều thứ có thể gây ra sự cố này. Nó có thể do một dây có vấn đề, kết nối với ổ lỏng lẻo, card mạng trục trặc, trình điều khiển đã quá lạc hậu. Vấn đề cũng có thể ở phần cứng và phần mềm xung đột gây ra. Tóm lại có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc cổng mạng này không thể kết nối được.
Hy vọng rằng thông qua bài viết đầy đủ này của chúng tôi thì bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích liên quan đến mạng Ethernet cũng như cách thức hoạt động của chúng trong cuộc sống hàng ngày. Nếu bạn còn thắc mắc gì thì hãy để lại bình luận ngay bên dưới bài viết này để được chúng tôi giải đáp tận tình nhé!