Đặc điểm cấu tạo cây rêu và hình thức sinh sản đặc biệt của rêu

Rêu – loài thực vật nhỏ bé nhưng có mặt ở khắp mọi nơi trên hành tinh. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cây rêu là cây gì. Rêu có những đặc điểm nào? Hình thức sinh sản của cây rêu là sinh sản gì?. Hãy cùng với muahangdambao.com tìm hiểu chi tiết ngay sau đây. 

Cây rêu là cây gì?

Rêu là gì?

Cây rêu có tên khoa học là Bryophyte. Đây là tên gọi chung cho một nhóm trong thực vật có phôi (Embryophyta) mà không phải là thực vật có mạch. Cây rêu là loại cây thân thảo, cây cành lá, thích hợp trồng trong bóng râm.

Hình ảnh cây rêu
Hình ảnh cây rêu

Rêu có chứa các mô và hệ thống sinh sản. Đặc biệt, rêu không có hoa, không sinh sản ra hạt mà chúng sinh sản nhờ vào các bào tử. Rêu có cấu trúc nhỏ, bên ngoài nhìn giống như rễ cây nên nó còn được gọi là thân rễ.

Rêu không lấy đi chất dinh dưỡng hoặc làm xáo trộn sinh lý của rễ cây. Ngược lại, nó còn có vai trò quan trọng trong việc giữ đất luôn ẩm ướt.

Cây rêu có rất nhiều chủng loại và màu sắc khác nhau, từ hơi vàng cho đến màu xanh lục tươi.

Đặc điểm của cây rêu là gì?

  • Rêu là một loài thực vật trên cạn, thường sống ở những nơi ẩm ướt. Cấu tạo của loài thực vật này đã được chia ra thành rễ, thân, lá (mặc dù cấu tạo của các bộ phận này còn đơn giản).
Đặc điểm cấu tạo của rêu
Đặc điểm cấu tạo của rêu
  • Rêu có lá rất nhỏ và mỏng, thân cây khá ngắn và không có sự phân nhánh. Đặc biệt, cả lá và thân cây đều chưa có mạch dẫn. Rễ của rêu vẫn chưa có chức năng hút nước và rêu không có hoa.
  • Rêu là loài cây có cấu tạo đa bào, sinh sản bằng bào tử và thụ tinh nhờ vào nước.

Các loại rêu là gì?

Hiện nay, trên thế giới có khoảng hơn 12.500 loài rêu đã được ghi nhận. Các loại cây rêu được sử dụng phổ biến để làm cảnh như:

  • Rêu Flame: Loại rêu này còn có tên tiếng Việt là rêu lửa. Hình dáng bên ngoài của nó giống như một ngọn lửa đang bùng cháy. Rêu lửa được ưa chuộng trồng làm cảnh, phổ biến là trong những môi trường có nhiều nắng. 
  • Rêu Us Fiss: Nguồn gốc từ Singapore và Mỹ, thuộc nhóm thực vật Fissidens. Loại rêu này có kích thước tán lá khá nhỏ, lá có hình dạng móc xòe và xếp tầng rất đẹp mắt. Lá rêu không quá dài và các cành thường mọc xoắn vào cùng với nhau. Rêu Us Fiss dễ trồng, có tốc độ phát triển khá chậm, độ pH phù hợp khi trồng là 6,0 – 7,5.
Rêu Us Fiss
Rêu Us Fiss
  • Rêu Weeping: Có tên khoa học là vesicularia ferriei, là một trong những loại rêu được trồng phổ biến nhất hiện nay. Hình dáng bên ngoài của loại rêu này trông giống như thác đổ. Rêu Weeping có nguồn gốc từ châu Á, độ pH phù hợp là 5.0 – 8.0, cần ít công chăm sóc và mức độ sinh trưởng ở mức trung bình. 
  • Rêu MiniFiss: Đây là giống cây rêu thủy sinh, được sử dụng chủ yếu trong các bể cá thủy sinh. Cây có nguồn gốc từ châu Á, dễ trồng và tốc độ sinh trưởng khá chậm. Độ pH phù hợp là từ 6.0 – 7.5.
  • Rêu Mini Taiwan: Được đánh giá là loại rêu đẹp, lá xanh mướt, dễ trồng và có thể sinh trưởng ở bất kỳ môi trường nào. Đây cũng chính là loại rêu được trồng nhiều nhất tại Việt Nam và cũng là loại khó chăm sóc nhất. 

Hình thức sinh sản của cây rêu là gì?

Sinh sản sinh dưỡng bằng chén truyền thể và tách nhánh tản

Trên phiến mỏng màu lục có hình dạng chén của rêu xuất hiện một tản nhô lên và trong tản nhô lên đó có chứa rất nhiều mẩu nhỏ màu lục được gọi là thể truyền giống. Những thể truyền giống này rơi xuống giá thể và chúng sẽ phát triển để thành những cây rêu mới khi gặp được điều kiện thuận lợi.

Sinh sản vô tính bằng bào tử

Một trong những hình thức sinh sản của cây rêu là sinh sản bằng bào tử. Cụ thể như sau:

Cây rêu hình thành nên một thể đặc biệt, được gọi là túi bào tử. Trong túi bào tử có chứa những bào tử (1n). Khi chín, những bảo tử này sẽ rơi xuống giá thể và nảy mầm để tạo thành sợi nguyên (nguyên ty) khi gặp điều kiện thuận lợi và phát triển thành những cây rêu mới.

Rêu sinh sản vô tính
Rêu sinh sản vô tính

Ở sinh sản vô tính thì rêu không hình thành túi giao tử và chúng cũng không có sự phân biệt giữa cây rêu đực và cây rêu cái. Đặc biệt, giai đoạn thể giao tử thì sẽ không hiện hữu ở kiểu sinh sản vô tính bằng bào tử.

Sinh sản hữu tính bằng noãn giao

Rêu sẽ sinh ra những túi giao tử ở giai đoạn trưởng thành, bao gồm có túi tinh (ở rêu đực) và túi noãn (ở rêu cái). 

Rêu sinh sản hữu tính
Rêu sinh sản hữu tính

Túi noãn sẽ sinh ra những noãn cầu ở đáy của túi noãn hình chai. Còn túi tinh sẽ chứa những tinh trùng 2 roi. Tinh trùng này nhờ vào nước để bơi tới túi noãn và kết hợp với noãn cầu để tạo thành hợp tử (2n). Hợp tử này sau đó sẽ phát triển thành phôi và hình thành nên túi bào tử nằm ở trên đỉnh của cây rêu cái. Đồng thời, ở túi bào tử cũng xảy ra quá trình nguyên phân tạo thành những bào tử (1n).

Túi bào tử mở nắp khi chín và phát tán những bào tử (1n) ra môi trường. Những bào tử này sẽ nảy mầm thành những cây rêu mới. Thể giao tử của rêu sẽ bắt đầu kể từ khi tinh trùng 2 roi thụ tinh cho noãn ở túi noãn, chúng kéo dài cho đến hết quá trình giảm phân ở giao tử để tạo ra được các bào tử. Tiếp đến trải qua quá trình nảy mầm để phát triển tạo ra tinh trùng, noãn tử cho tới khi cây rêu chết đi.

Chính bởi sự xen kẽ thế hệ mang tính đặc biệt ở rêu mà thể bào tử sẽ chiếm ưu thế hơn so với thể giao tử. Đặc biệt, thể giao tử phải sống ký sinh trên thể bào tử trong trường hợp mà rêu không có chứa diệp lục.

Vai trò của cây rêu là gì?

  • Rêu là một nguồn nước uống

Rêu rất xốp và giữ được rất nhiều nước. Do đó khi ở trong tình trạng không có nước uống thì bạn có thể vắt rêu ra và uống nước. Đặc biệt, do có tính axit nên trong rêu không chứa vi khuẩn. 

Rêu trở thành nước uống khi cần
Rêu trở thành nước uống khi cần
  • Rêu là thức ăn của con người

Một số loại có thể được dùng làm thức ăn của con người như:

Rêu tuần lộc: Đây một loại địa y màu sáng, cao vài cm và không có hoa. Loại rêu này được tìm thấy nhiều nhất ở Mỹ.

Rêu sồi: Được tìm thấy ở các vùng miền núi của Mỹ, phát triển ở trên cây sồi. Rêu sồi trông gần giống như một mảnh san hô và có màu xanh nhạt; phát triển dài khoảng 3 – 8 cm.

– Rêu Tây Ban Nha: Có màu sáng gần như trắng, phát triển thành từng chuỗi. Loài rêu này không những ăn được mà nó còn được dùng làm dược liệu để chữa bệnh thấp khớp, tiểu đường, động kinh và kháng khuẩn.

  • Rêu là thức ăn của nhiều loài động vật

Rêu còn là một phần trong chuỗi thức ăn trên cạn bởi chúng là nguồn thức ăn của một số loại cá hoặc những động vật khác. Nói đến đây chắc nhiều người sẽ thắc mắc tại sao trong các bể cá lại thường có rêu?

Rêu là thức ăn của nhiều sinh vật
Rêu là thức ăn của nhiều sinh vật

Trong các bể cá, rêu xuất hiện một cách tự nhiên hoặc cũng có thể là được con người nuôi trồng nhằm mục đích là cung cấp thức ăn cho các loại cá cảnh. Vì vậy mà trong hệ thống sinh thái tự nhiên, rêu xuất hiện đóng một vai trò quan trọng và chúng mang tới nhiều ý nghĩa.

  • Rêu tạo than đá và than bùn

Rêu là loài thực vật có khả năng tạo ra nhiều chất mùn để làm thành than đá, than bùn hoặc là phân bón. Theo đó, rêu có thể cung cấp cho con người những chất đốt cũng như phân tươi để trồng cây.

  • Rêu để băng bó vết thương

Nhiều loại rêu được sử dụng để băng vết thương do rêu có tính vô trùng. Ngoài ra, rêu còn có tính kháng khuẩn giúp chữa lành các chứng phát ban nhẹ.

  • Rêu có khả năng cách điện tốt

Bạn cũng có thể sử dụng rêu để cách nhiệt nhà hoặc nơi ở của mình để tránh gió, giữ ấm cho ngôi nhà.

Cách trồng cây rêu tường

Dưới đây là các bước để trồng cây rêu tường cho sân vườn hiệu quả:

Bước 1: Đầu tiên bạn nên lựa chọn nơi trồng đã có sẵn một vài cây rêu sinh sống.

Hãy lựa chọn khu vực ẩm ở trong sân vườn và phải có khả năng thoát nước nhanh. Đặc biệt, bạn cần lựa chọn khu vực có bóng râm, độ pH trong đất khoảng 5.0 và 6.0

Rêu tường
Rêu tường

Bước 2: Dọn sạch tạp chất, rác trên tường rồi sau đó ấn mạnh các mảng rêu xuống mặt đất.

Bước 3: Tưới nước liên tục trong vòng 2 – 3 tuần, không để rêu tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời. Lưu ý: Bạn không cần bón phân cho rêu mà chỉ cần cùng cấp độ ẩm là được.

Có thể bạn quan tâm:

Đa dạng sinh học là gì? Tìm hiểu sự đa dạng sinh học ở Việt Nam

Phân vi sinh là gì? Có tác dụng như thế nào và sử dụng ra sao

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến đặc điểm cấu tạo, hình thức sinh sản, vai trò và cách trồng cây rêu. Hy vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về loài thực vật này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết này. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *