Cơ cấu kinh tế là gì? Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam

Cơ cấu kinh tế là một trong những thuộc tính của hệ thống kinh tế, phản ánh tính chất và sự phát triển hệ thống kinh tế của một quốc gia, địa phương. Vậy, cơ cấu kinh tế là gì? chuyển dịch cơ cấu kinh tế là gì? Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại Việt Nam?….Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây.

Cơ cấu kinh tế là gì?

Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành nghề, bộ phận kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau tạo thành một hệ thống hình thành nên nền kinh tế của một quốc gia. Hiểu một cách đơn giản, cơ cấu kinh tế bao gồm những ngành nghề, lĩnh vực, các thành phần kinh tế khác nhau và mối liên hệ giữa chúng.

Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành nghề, bộ phận kinh tế
Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành nghề, bộ phận kinh tế

Cơ cấu kinh tế bao gồm 3 bộ phận đó là cơ cấu ngành kinh tế, thành phần kinh tế và lãnh thổ.

Cơ cấu ngành kinh tế

Gồm có các ngành hình thành nên nền kinh tế. Cụ thể:

  • Nông – lâm – ngư nghiệp
  • Công nghiệp – xây dựng
  • Dịch vụ

Các yếu tố trong cơ cấu ngành kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tại các nước phát triển, ngành dịch vụ và công nghiệp chiếm tỉ trọng cao. Ở các nước đang phát triển, nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ lệ cao dù công nghiệp, dịch vụ đã tăng. Còn ở Việt Nam, nhóm ngành nông – lâm – ngư nghiệp giảm, công nghiệp – xây dựng tăng còn nhóm ngành dịch vụ giữ ở mức ổn định.

Cơ cấu thành phần kinh tế

Cơ cấu thành phần kinh tế bao gồm thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Cơ cấu thành phần kinh tế được hình thành dựa trên cơ sở của chế độ sở hữu gồm nhiều thành phần kinh tế và có tác động qua lại với nhau.

Cơ cấu lãnh thổ

Là kết quả của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ. Các bộ phận cấu thành nên cơ cấu lãnh thổ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cơ cấu lãnh thổ hợp lý sẽ giúp nền kinh tế tăng trưởng nhanh và có mối quan hệ chặt chẽ với cơ cấu ngành của khu vực, quốc gia, vùng.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là gì?

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự vận động và chuyển đổi của các ngành nghề, thành phần kinh tế sao cho phù hợp với năng lực, trình độ của lực lượng sản xuất tương ứng đối với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhóm ngành phát triển mạnh hơn thì tỷ trọng của nhóm ngành đó sẽ tăng. Và ngược lại, những nhóm ngành kém phát triển hơn thì tỷ trọng sẽ giảm.

Các yếu tố tác động tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đó là:

Các nhân tố địa lý – tự nhiên: Bao gồm khí hậu, đất đai, tài nguyên khoáng sản, nguồn nước, nguồn năng lượng. Đây là nguồn tư liệu sản xuất và tiêu dùng có tác động đến sự hình thành của cơ cấu kinh tế. Việt Nam là quốc gia có vị trí địa lý, chính trị – kinh tế có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Điều kiện tự nhiên là một trong những yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Điều kiện tự nhiên là một trong những yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Kinh tế – xã hội bên trong đất nước: Bao gồm quan hệ sản xuất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, cung – cầu thị trường và trình độ phát triển của nền kinh tế. Tính đến thời điểm hiện tại Việt Nam là quốc gia được đánh giá là có nguồn nhân lực tốt.

Các nhân tố bên ngoài đất nước: Đó là quan hệ kinh tế đối ngoại và sự phân công lao động quốc tế. Với các thế mạnh của Việt Nam, các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, tổ chức quốc tế đã lựa chọn Việt Nam là đối tác quan trọng khi cân nhắc các quyết định đầu tư.

Tái cơ cấu kinh tế là gì?

Tái cơ cấu kinh tế là quá trình sắp xếp, cơ cấu lại nền kinh tế với quy mô lớn lớn và tốc độ nhanh hơn để đạt mục tiêu nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả cũng như sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Tái cơ cấu kinh thế chính là đòi hỏi khách quan của quá trình vận động, phát triển. Tại một thời điểm nhất định, nền kinh tế cần phải thay đổi để chuyển sang một hình thái mới tốt hơn, trình độ cao hơn.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam được thể hiện qua 3 mặt sau:

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta diễn ra theo hướng giảm tỷ trọng ở khu vực I, tăng tỷ trọng ở khu vực II và III. Bên cạnh đó, từng khu vực cũng có sự phân hóa rõ rệt, cụ thể:

  • Khu vực I ( Nông – lâm – ngư nghiệp): Xu hướng giảm tỷ trọng của ngành lâm nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi, tăng tỷ trọng nhóm ngành khai thác, nuôi trồng thủy hải sản.
  • Khu vực II (Công nghiệp – xây dựng): Tỷ trọng của ngành công nghiệp khai thác giảm trong khi ngành công nghiệp chế biến tăng để phù hợp với yêu cầu của thị trường.
  • Khu vực II (Dịch vụ): Phát triển lĩnh vực xây dựng, kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị.
Giảm tỷ trọng ngành trồng trọt
Giảm tỷ trọng ngành trồng trọt

Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế chính là sự thay đổi về số lượng thành phần kinh tế hoặc sự thay đổi về tỷ trọng số lượng hàng hóa và dịch vụ mà thành phần kinh tế tạo ra ở trong GDP. 

Văn kiện Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định 4 thành phần kinh tế ở nước ta đó là: thành phần kinh tế nhà nước, thành phần kinh tế đoàn thể, hợp tác xã, thành phần kinh tế tư nhân, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Hiện nay, nước ta đang chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ

Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ là sự chuyển dịch các ngành kinh tế trên phạm vi lãnh thổ của quốc gia, hình thành nên các vùng chuyên canh, khu công nghiệp, khu chế xuất.

Hiện nay, trên phạm vi cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm, đó là:

  • Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
  • Vùng kinh tế trọng điểm phía Trung
  • Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có 7 tỉnh, thành phố
Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có 7 tỉnh, thành phố

Có thể bạn quan tâm:

Khủng hoảng kinh tế là gì? Nguyên nhân, hậu quả của suy thoái kinh tế

Kinh tế tri thức là gì? Có vai trò như thế nào trong sự phát triển kinh tế

Với các thông tin trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn rõ khái niệm cơ cấu kinh tế là gì. Cập nhật thêm nhiều thông tin khác bằng cách truy cập website muahangdambao.com, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *