Chỉ số Ebit là gì? Cách tính và ứng dụng trong đầu tư chứng khoán

Ebit là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong các hoạt động kinh doanh. Nhờ có chỉ số này mà các nhà đầu tư sẽ đánh giá được tình hình tài chính một cách khách quan nhất. Hãy cùng với muahangdambao.com tìm hiểu rõ hơn ebit là gì và cách tính ebit như thế nào là đúng nhé!

Tìm hiểu thêm thuật ngữ ebit là gì?

Chỉ số ebit là gì? Ebit là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Earnings Before Interest and Taxes” có nghĩa là chỉ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp. 

Ebit là khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực kinh doanh, tài chính
Ebit là khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực kinh doanh, tài chính

Đây là một chỉ số tài chính được sử dụng rất nhiều để đánh giá khả năng sinh lời của một doanh nghiệp trước khi tính đến các chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp. 

Ebit sẽ giúp phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty bằng cách loại bỏ những ảnh hưởng của cấu trúc tài chính (nợ) và các yếu tố thuế.

Vậy thì debit là gì?

Nhiều người thường nhầm lẫn debit và ebit nhưng thực tế đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Debit (ghi nợ) là bút toán bên tay trái của bảng cân đối. Giao dịch của bên nợ sẽ làm tăng một tài khoản tài sản hoặc chi phí đồng thời làm giảm một tài khoản nợ phải trả, vốn cổ phần hoặc tài khoản của thu nhập.

Ý nghĩa của ebit là gì trong tài chính?

Chỉ số ebit sẽ mang đến cho nhà đầu tư những lợi ích vô cùng quan trọng. Cụ thể như sau:

  • Ebit được xem như 1 công cụ hỗ trợ, là thước đo giúp các nhà đầu tư nhận biết được khả năng đạt doanh thu và lợi nhuận của một doanh nghiệp cũng như việc đầu tư của họ liệu có đang đem lại hiệu quả hay không.
  • Cũng dựa vào chỉ số này mà nhà đầu tư có thể so sánh các doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng ngành với nhau, tùy vào sự biến động trên thị trường. Chẳng hạn như doanh nghiệp có lợi nhuận khi không đóng thuế, phân tích các tình huống miễn giảm thuế hoặc giảm thuế theo lợi nhuận ròng để từ đó các nhà đầu tư có thể xây dựng thêm kế hoạch đầu tư phù hợp với nhu cầu cá nhân.
  • Bên cạnh đó, chỉ số ebit còn được sử dụng để phân tích thêm khả năng thâm dụng vốn của một doanh nghiệp hay 1 công ty bất kỳ. Từ đó, họ sẽ đưa ra được một đánh giá khách quan, chính xác nhất về hiệu suất hoạt động, khả năng của các doanh nghiệp trong việc tạo ra thu nhập sau khi đã khấu trừ các phần lãi vay và khoản nợ phải trả.
Ebit giúp các doanh nghiệp nhận biết được khả năng đạt doanh thu 
Ebit giúp các doanh nghiệp nhận biết được khả năng đạt doanh thu

Cách để tính biên ebit là gì?

Khi đã hiểu ebit là gì thì chúng ta cùng xem cách tính chỉ số này như thế nào nhé! Để tính ebit rất dễ, bạn có thể thực hiện theo công thức đơn giản sau:

Chỉ số ebit = Lợi nhuận trước thuế + chi phí phần lãi vay.

Hoặc ebit = Lợi nhuận sau thuế + Thuế thu nhập doanh nghiệp + chi phí phần lãi vay.

Có 2 cách đơn giản để tính chỉ số ebit
Có 2 cách đơn giản để tính chỉ số ebit

Một ví dụ cụ thể, ở công ty A nọ có tổng doanh thu từ việc hoạt động kinh doanh là khoảng 400 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chi phí hoạt động sẽ là 100 tỷ đồng, chi phí lãi vay đạt mức 7 tỷ đồng và phần lợi nhuận trước thuế sẽ là 293 tỷ đồng. Như vậy, cách tính chỉ số ebit của công ty A đó như sau:

Ebit  = 400 – 100 = 300 tỷ đồng.

Còn theo cách tính ebit khác: Ebit = 293 + 7 = 300 tỷ đồng.

Vai trò của tỷ lệ ebit là gì?

Đối với ebit thì vai trò chủ yếu chính là khả năng đánh giá và loại bỏ những sự khác biệt giữa cấu trúc vốn và các tỷ suất thuế (%) giữa từng công ty, doanh nghiệp hay tổ chức khác nhau. Cụ thể:

  • Interest – I: Đây là phần lãi vay và ebit có sự liên quan trực tiếp đến phần nợ vay. Đồng nghĩa với việc ebit sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc vốn.
  • Taxes – T: Đây là một yếu tố quan trọng có liên quan tới thuế. Điều này cho biết khả năng doanh nghiệp đó có đang được sự ưu đãi về thuế hay không.

Với chỉ số ebit, 2 yếu tố trên cũng được loại bỏ và góp phần làm rõ thêm khả năng tạo nên lợi nhuận của một doanh nghiệp hay so sánh được các mức độ hiệu quả của các công ty cùng lĩnh vực.

Ebit có ứng dụng như thế nào trong lĩnh vực chứng khoán?

Áp dụng ebit margin

Ebit margin được định nghĩa là hệ số biên lợi nhuận trước thuế và sau lãi vay. Hệ số này sẽ thể hiện hiệu quả quản lý của tất cả các chi phí, gồm chi phí giá vốn, chi phí bán sản phẩm và chi phí quản lý của doanh nghiệp. 

Theo dõi chỉ số ebit margin để so sánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp
Theo dõi chỉ số ebit margin để so sánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp

Ebit margin được sử dụng để so sánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp qua các năm hoặc so sánh với nhiều doanh nghiệp cùng lĩnh vực với nhau.

Chỉ số này nếu giữ ở mức 15% hàng năm thì có thể đánh giá tình hình kinh doanh là đang hiệu quả.  Chỉ số này càng cao thì chứng tỏ tình hình hoạt động của doanh nghiệp ngày càng tốt. 

Còn ngược lại, nếu chỉ số ebit margin thấp, chứng tỏ công ty đang gặp phải khó khăn trong việc quản lý các khoản chi phí, làm ảnh hưởng tới hoạt động chung.

Ứng dụng ebit để đánh giá khả năng thanh toán lãi vay

Chỉ số ebit còn được sử dụng để đánh giá về khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp. Chỉ số này có giá trị càng lớn thì chứng tỏ doanh nghiệp này càng có khả năng chi trả lãi vay tốt và ngược lại.

Có thể bạn quan tâm:

EPS là gì trong chứng khoán? EPS cao hay thấp thì tốt?

Chỉ số P/E là gì trong chứng khoán? Cách tính và ý nghĩa

Với bài viết này chắc hẳn các bạn cũng đã hiểu rõ tỷ suất ebit là gì. Nhờ đó đưa ra được các quyết định đầu tư sao cho phù hợp với doanh nghiệp nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *