Mật mía là gì? Cách sử dụng mật mía trong nấu ăn

Mật mía đã không còn quá xa lạ đối với chúng ta nhưng vẫn có nhiều người không biết mật mía là gì, nó có công dụng ra sao cũng như cách sử dụng trong nấu ăn như thế nào? Vậy hãy để muahangdambao.com bật mí đến bạn trong bài viết cụ thể ngay sau đây nhé!

Mật mía là gì?

Mật mía là một loại chất lỏng, có dạng siro, màu vàng óng ánh với vị thanh ngọt và được sản xuất từ nước mía sau khi đã chưng cất. Nó còn được gọi là kéo tre hoặc kéo mật.

Bạn có biết mật mía là gì không?
Bạn có biết mật mía là gì không?

Mật mía có thể thay thế cho đường bởi chúng có vị ngọt hơn so với đường trắng thông thường. Ngoài ra, mật mía cũng là một loại thực phẩm giàu chất sắt cũng như một số khoáng chất khác gồm: Đồng, phốt pho và canxi nên vô cùng có lợi đối với sức khỏe của con người.

Nghề sản xuất mật mía hiện nay đã trở thành một nét văn hoá truyền thống tại nhiều vùng nông thôn ở Việt Nam, đặc biệt là ở các khu vực trung du của phía Bắc, các tỉnh Nghệ An và cả Thanh Hóa.

Trong chế biến món ăn hằng ngày mật mía cũng có thể được sử dụng thay cho đường tinh luyện như làm kẹo, làm kẹo, nấu chè,…. Và theo Đông y, mật mía còn có công dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp với hệ tiêu hóa.

Mật mía có tác dụng gì?

Có khả năng chống oxy hóa

Trong mật mía chứa một lượng lớn các chất chống oxy hóa nên có tác dụng bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi quá trình oxy hóa đồng thời chống lại các gốc tự do gây ra một số bệnh về thoái hóa.

Giảm những cơn đau kinh nguyệt

Mật mía là nguồn cung cấp chất sắt dồi dào cho phụ nữ, nhất là với những người có nguy cơ bị thiếu sắt do mất máu, không có chất béo và cực kỳ ít calo. Sắt còn có tác dụng giúp cho cơ thể ngăn ngừa lại các chứng rối loạn khác nhau diễn ra trong chu kỳ kinh nguyệt cũng như tăng lưu lượng máu trong thời gian dài. Ngoài ra, các khoáng chất như magie và canxi có trong mật mía còn có khả năng ngăn ngừa các cục máu đông làm giảm co thắt kinh nguyệt và duy trì cổ tử cung luôn khỏe mạnh.

Ngăn ngừa căn bệnh béo phì

Lượng polyphenol cao trong mật mía có khả năng chống oxy hóa làm giảm tình trạng béo phì và hạn chế tăng cân. Bên cạnh đó, mật mía còn có tác dụng làm giảm trọng lượng cũng như hàm lượng chất béo bên trong cơ thể bằng cách giảm hấp thu calo.

Cải thiện sức khỏe t.ì.n.h d.ụ.c

Với hàm lượng lớn mangan, mật mía sẽ giúp cơ thể tăng sản xuất hormone t.ì.n.h d.ụ.c bởi vì mangan đóng vai trò quan trọng trong công việc của hệ thần kinh, phòng tránh cục máu đông và sản xuất thêm năng lượng từ carbohydrate. Nếu cơ thể bị thiếu mangan thì sẽ dẫn đến vô sinh, thường xuyên mệt mỏi và xương yếu dần.

Duy trì sức khỏe cho xương

Lượng canxi dồi dào trong mật mía có tác dụng duy trì sức khỏe xương và răng, sản xuất ra enzym nhằm hỗ trợ trong các chức năng màng của tế bào.

Sức khoẻ xương được đảm bảo hơn
Sức khoẻ xương được đảm bảo hơn

Có khả năng chống viêm

Trong mật mía có chứa các đặc tính chống viêm tự nhiên với tác dụng là làm giảm chứng rối loạn. Bên cạnh đó, mật mía cũng được sử dụng trong một số loại dược phẩm để điều trị các bệnh như thấp khớp hay đau dây thần kinh.

Hỗ trợ kiểm soát được lượng đường có trong máu

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy mật mía có khả năng duy trì lượng đường trong máu đồng thời làm chậm quá trình chuyển hóa glucose và carbohydrate. Ngoài ra nó còn sản xuất ít insulin giúp cơ thể ngăn ngừa được sự tích tụ chất béo dư thừa trong máu.

Ngăn ngừa tình trạng thiếu kali trong máu

Lượng kali có trong mật mía sẽ giúp cơ thể ngăn chặn tối đa sự co bóp của các dây thần kinh, cơ bắp và cải thiện sức khỏe cho tim. Chính vì vậy mà việc hấp thụ mật mía sẽ giúp cơ thể phòng tránh được một số chứng rối loạn liên quan đến thiếu kali trong máu.

Giảm triệu chứng mụn trứng cá

Bên trong mật mía chứa các axit lactic có tác dụng làm giảm tình trạng mụn trứng cá. Lượng axit lactic được tạo ra bởi vi khuẩn axit lactic nên đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa các carbohydrate.

Gia tăng tốc độ chữa lành vết thương và vết bỏng

Mật mía có chứa một số khoáng chất thiết yếu quan trọng nên có thể thúc đẩy sự phát triển của các mô bên trong da. Vì vậy, mật mía rất hiệu quả trong việc điều trị vết thương và vết bỏng da.

Gia tăng sản xuất tế bào hồng cầu khỏe mạnh

Mật mía còn kích thích sự hấp thụ sắt, hình thành nên các tế bào hồng cầu và tăng cường sức khỏe hệ thống miễn dịch của cơ thể. Mật mía cũng giàu chất đồng nên làm giảm số lượng gốc tự do bên trong cơ thể.

Duy trì các nồng độ huyết sắc tố có trong máu

Bên trong mật mía còn có chất sắt nên nó sẽ giúp cơ thể duy trì được 1 nồng độ hemoglobin khỏe mạnh, lý tưởng làm cho các hemoglobin vận chuyển oxy từ phổi rồi đến toàn bộ các bộ phận của cơ thể và tạo ra nguồn năng lượng, giúp kích thích quá trình trao đổi chất.

Duy trì sức khỏe ổn định cho hệ thống thần kinh

Nhờ mật mía có chứa nhiều magie nên giúp cơ thể làm dịu thần kinh và các mạch máu bằng hình thức cân bằng lượng canxi. Việc cơ thể bị thiếu hụt magie có thể dẫn tới bệnh tăng huyết áp, chuột rút cơ bắp và gây mệt mỏi trên toàn cơ thể.

Ngăn ngừa các cơn đau đầu và mệt mỏi

Lượng vitamin B6 cũng như axit pantothenic có trong mật mía sẽ giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa hiệu quả các triệu chứng đau đầu, hen suyễn và mệt mỏi.

Làm giảm các hiện tượng đau đầu, chóng mặt
Làm giảm các hiện tượng đau đầu, chóng mặt

Giữ cho tóc luôn khỏe

Chiết xuất mật mía có tác dụng tốt trong việc dưỡng tóc bởi nó giúp tóc khỏe mạnh, làm mượt và ngăn ngừa hiện tượng tóc bạc sớm. Bên cạnh đó, Theo Đông y thì mật mía có vị ngọt, tính mát, có khả năng thanh nhiệt cơ thể tốt. Ngoài ra nó còn có thể dùng để chữa các bệnh như ho khan ít đờm, chứng ho ra máu, lưỡi đỏ rêu ít, miệng khô khát,…

Xem thêm: Đường phèn làm từ gì? có tốt không?

Mật mía dùng để làm gì?

Mật mía có những đặc tính tương tự với mật ong nên cũng được sử dụng khá nhiều để chế biến món ăn và làm nước sốt chấm các loại bánh như:

  • Ở miền Bắc, người ta sẽ sử dụng mật mía để sản xuất ra một số loại bánh như bánh trùng (là 1 biến thể của bánh trôi tại Vĩnh Phúc), bánh chay, bánh giò, sủi dìn.
  • Người dân tại Nghệ An, Hà Tĩnh thì lại dùng mật mía để nấu các món kho như cá kho, thịt kho hay làm bánh như bánh khảo, bánh ngào hoặc nấu món chè hạt sen,… và món chấm cho xôi và sắn luộc,…
  • Ở miền Trung, mật mía lại được dùng trong bánh chưng, bánh gai và món chè lam.
  • Ở miền Nam, người dân thường dùng mật mía để thay thế cho đường, mật ong trong quá trình chế biến các món ăn.

Uống mật mía có béo không?

Mật mía không có chất béo và có rất ít calo nên không hề gây béo. Tuy nhiên cũng nên sử dụng với một liều lượng vừa phải để tránh xuất hiện những hậu quả không đáng có.

Mật mía có tốt không?

Không chỉ có màu sắc cũng như hương vị độc đáo, mật mía còn được đánh giá là loại mật tương đối bổ dưỡng, cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu như là kali, canxi, magie hay vitamin B6. Nhờ vậy mà mật mía có tác dụng cải thiện một số vấn đề của sức khỏe.

Mật mía bao nhiêu calo?

Không giống như đường tinh luyện, mật mía có chứa một số vitamin và khoáng chất rất bổ dưỡng. Một muỗng canh 20g mật mía sẽ chứa các hàm lượng chất cụ thể như sau:

  • Mangan chiếm 13%
  • Magie chiếm 12%
  • Đồng chiếm 11%
  • Vitamin B6 chiếm 8%
  • Selen chiếm 6%
  • Kali chiếm 6%
  • Sắt chiếm 5%
  • Canxi chiếm 3%

Ngoài ra một muỗng canh mật mía cũng chứa khoảng 58 calo và tất cả đều đến từ carbs chủ yếu chính là đường.

Mật mía bị sủi bọt phải làm sao?

Mật mía để trong khoảng tầm 3 đến 4 tháng nhất là vào thời tiết nắng nóng sẽ xuất hiện hiện tình trạng bị sủi bọt, lên khí ga và có mùi chua nhẹ. Đây không phải do mật bị hỏng nên đừng vội bỏ đi mà là hiện tượng hết sức bình thường của mật mía. Vậy làm thế nào để xử lý được vấn đề này?

Cách khắc phục hiện tượng mật mía bị sủi bọt như thế nào?
Cách khắc phục hiện tượng mật mía bị sủi bọt như thế nào?

Cách xử lý tình trạng mật bị sủi bọt rất đơn giản, bạn chỉ cần làm theo cách sau đây: Đun sôi mật sau đó để thật nguội rồi vớt hết bọt thì mật để cả năm cũng không bị hỏng. Bạn nên nhớ rằng mật mía nấu lại nhiều lần càng cô đặc thì sẽ càng ngon.

Cách đun: Lúc đun mật rất dễ bị trào ra ngoài khi sôi nên lúc đun bạn chỉ cần đổ mật vào 1/2 nồi, đun nhỏ lửa, vừa đun vừa khuấy đều theo 1 chiều, tránh mật trào ra.

Mật mía bị đóng đường thì phải làm sao?

Ngoài hiện tượng mật bị sủi bọt ra thì nếu mật để bên ngoài lâu ngày cũng sẽ bị đóng đường. Lượng mật còn lại sẽ chỉ loãng đi một chút chứ không bị hỏng đâu bạn nhé. Vì thế bạn có thể dùng đường này để nấu ăn hoặc là ngâm chanh đào.

Ở các xưởng nấu mật, người ta sẽ để mật trong các chum vại khoảng 6 tháng và kết tinh thành đường phèn. Đường phèn này hay được dùng để ngâm chanh đào, chưng yến…giá thị trường rơi vào khoảng 100.000 đến 170.000 đồng/kg.

Mật mía kỵ với gì nhất?

Mật mía và cả mật ong đều rất kỵ tỏi, ăn mật với tỏi cùng một lúc có thể sẽ chết vì ngộ độc. Ngoài ra, mật mía còn kỵ cua và cá diếc. Cần hết sức cẩn thận khi kết hợp mật mía với các món ăn để tránh hậu quả đáng tiếc.

Mật mía tiếng Anh là gì?

Mật mía trong tiếng Anh là “molasses”. Đây chính là chất lỏng đặc sánh còn lại sau khi đã được rút đường bằng phương pháp cô và kết tinh, một sản phẩm phụ của ngành công nghiệp chế biến đường.

Ví dụ: If she doesn’t have sugar take molasses or honey. (Dịch Việt: Nếu cô không có đường thì hãy dùng mật mía hoặc mật ong cũng được.”)

Cách làm mật mía tại nhà như thế nào?

Để có thể làm ra được một mẻ mật mía tốt chúng ta sẽ phải trải qua 3 công đoạn chính, cụ thể như sau:

  • Giai đoạn 1: Ép lấy nước mía

Sau khi hoàn thành việc thu hoạch mía ở ruộng về thì người ta sẽ chặt bỏ lá rồi sử dụng máy để ép lấy phần nước mía.

  • Giai đoạn 2: Tiến hành chưng cất nước mía

Việc chưng cất nước mía thường sẽ mất khoảng từ 10 đến 12 tiếng bằng cách đun nước mía trong một cái chảo gang lớn với mức lửa nhỏ nhất. Tùy theo từng vùng miền cũng như bí quyết riêng của họ mà người ta sẽ định lượng nước mía khác nhau và phải nhớ vớt bọt mật liên tục trong lúc chưng để có thể thu thập được mật mía có màu đẹp nhất và giữ nguyên được hương vị tự nhiên.

Bên cạnh đó, việc điều chỉnh lửa to hay nhỏ cũng là một khâu vô cùng quan trọng trong việc cho ra mật mía thành phẩm có chất lượng tốt hay không.

  • Giai đoạn 3: Lóng mật
Lóng mật cho bớt cặn bã của mía
Lóng mật cho bớt cặn bã của mía

Ở giai đoạn này người làm sẽ phải đảm bảo mật mía có độ trong nhất định và loại bỏ bớt được cặn bã. Theo người dân ở Hòn Rô của tỉnh Phú Yên đã chia sẻ thì bí quyết của họ trong giai đoạn này là dùng vải (loại vải mà lính Mỹ thường hay dùng để có thể thả pháo sáng xuống trong đêm) để lóng mật. Qua đó, ta cũng có thể thấy được việc chọn vải lọc cũng quan trọng không kém vì nó có thể loại bỏ được chất cặn của mật mía sau khi chưng cất.

Xem thêm: Đường thốt nốt là gì? Đường thốt nốt bao nhiêu calo? có tốt không?

Hướng dẫn cách sử dụng mật mía trong nấu ăn

Vậy mật mía nấu món gì ngon bạn đã biết chưa? Nếu chưa hãy tham khảo những gợi ý sau đây để thực đơn của gia đình thêm phong phú nhé!

Món sườn xào với mật mía

Sườn non mua về chặt miếng vừa ăn, rửa sạch. Bắc một nồi nước sôi bên bếp, thêm vào chút muối và dấm ăn, cho sườn non vào để chần sơ rồi vớt ra rửa sạch lại lần nữa sau đó cho vào một chiếc bát.

Ướp sườn non theo công thức 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng nước mắm, ½ muỗng hạt tiêu, 1 muỗng cà phê mì chính, 1 đến 2 muỗng mật mía rồi trộn cho thật đều tay. Ướp thịt trong khoảng 15 đến 20 phút cho thịt thấm để khi kho sẽ đậm đà hơn.

Tỏi thì bỏ vỏ đập dập, băm nhuyễn. Lúc này bạn cần bắc một chiếc chảo lên bếp, cho 1 chút dầu ăn vào rồi cho tỏi vào phi thật thơm. Khi tỏi vàng lại thì cho sườn non vào và nhanh tay đảo thật đều cho thịt sườn săn lại. Tiếp đó bạn cho vào 5 muỗng nước, đảo đều rồi đậy nắp, nấu trên lửa liu riu.

Khoảng 10 phút sau bạn mở nắp ra thấy nước kho sệt lại, miếng sườn mềm, nếm thấy vị vừa ăn là được. Bạn trút hết sườn ra đĩa, rắc thêm chút tiêu xay và vài miếng ớt trang trí lên trên là xong.

Món chè đậu xanh mật mía

Khoai lang rửa sạch gọt vỏ, thái quân cờ rồi ngâm với nước lạnh có pha thêm nước cốt chanh để khi nấu lên không bị thâm đen và khoai sẽ chắc thịt không bị nát. Bột khoai thì bạn ngâm với nước lọc.

Đỗ xanh ngâm nước khoảng 2 tiếng rồi cho vào nồi cùng với nước lọc và nấu trong khoảng 15 phút. Khi đậu đã mềm thì bạn thêm bột khoai và khoai lang vào trong nồi, nếu thấy nước đa cạn bạn có thể thêm nước rồi khuấy đều.

Khi đậu xanh và khoai đã chín mềm thì bạn thêm vào mật mía rồi khuấy thật đều, chú ý để lửa nhỏ để mật mía được ngấm đều vào khoai. Nấu thêm một lúc cho khoai lang chín mềm, bạn hãy nêm nếm lại cho vừa ăn rồi thêm vào chút nước cốt dừa cùng chút xíu muối cho chè được đậm đà hơn.  Nồi chè sôi lại thêm khoảng 1 đến 2 phút thì tắt bếp là xong. Món đậu xanh mật mía ăn nóng hay lạnh đều sẽ rất ngon và tốt cho sức khỏe.

Chè đậu xanh nấu với mật mía có màu sắc đặc trưng
Chè đậu xanh nấu với mật mía có màu sắc đặc trưng

Món cá nục kho với mật mía

Cá nục thì bạn nên lựa chọn loại cá 1 nắng, cá nướng hay cá tươi đều được. Với cá tươi thì phải cắt bỏ ruột và mang, vây. Bạn cũng nên rửa qua chúng với nước muối hoặc rượu để khử bớt mùi tanh của cá. Với những con cá có kích thước to bạn có thể cắt thành khúc nhỏ, còn với cá nhỏ có thể để nguyên con để khi kho không bị nát nhừ.

Ớt hiểm bạn để nguyên trái hoặc cắt thành từng lát mỏng. Tỏi bóc vỏ, đập thật dập rồi băm nhỏ. Gừng cạo hết vỏ, rửa sạch rồi cũng đập dập băm nhuyễn. Hành lá rửa sạch, cắt thành khúc nhỏ.

Bắc một chiếc chảo hoặc là nồi đất lên bếp, cho mỡ hoặc dầu ăn vào trong chảo rồi thả cá vào rán sơ. Cá nên rán sơ qua trước để khi kho không bị tanh và thịt cá cũng được chắc hơn. Tiếp đó bạn cho hành tỏi vào phi lên thật thơm, nêm nếm gia vị gồm có hạt nêm, nước mắm, mật mía, 1 chút mì chính, hạt tiêu rồi cho nước xâm xấp mặt cá và thả thêm vài trái ớt lên trên rồi đậy nắp lại. Mật mía cũng sẽ giúp tạo màu được đẹp và giữ cho cá được cứng, không bị nát khi phải kho trong nhiều giờ.

Bạn kho với lửa liu riu, không nên mở nắp quá thường xuyên vì sẽ khiến hơi bay ra làm cá lâu chín. Cá nên kho rệu một chút thì ăn sẽ mềm và thấm hơn. Khi cá đã chín mềm, bạn rắc 1 chút hành lá lên trên rồi tắt bếp. Cá nục kho với mật mía ăn cùng với cơm trắng và rau luộc sẽ ngon nhất. Bạn nên thưởng thức khi cá đang còn nóng nhé, khi nguội rồi sẽ kém ngon đấy.

Hy vọng những thông tin này đã giúp bạn đọc biết mật mía là gì cũng như mật mía làm món gì ngon cho gia đình vào những dịp cuối tuần để cải thiện thêm thực đơn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *